Tân Bề Trên Cả Dòng Tên: gần trọn cuộc đời phục vụ tại Á Châu và thương mến Việt Nam




Roma: (Thứ Bảy 19/01/2008) Dòng Tên đã có vị Tân Bề Trên Cả Dòng Tên đã đắc cử sau lầu bầu chung kết vòng 2, Linh Mục người Tây Ban Nha Adolfo Nicolas, nguyên là Bề Trên Dòng Tên tại Đông Nam Á. Đây là vị Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên lần thứ 30 và là vị thứ 29 kế nhiệm Đấng sáng lập Dòng, Thánh I Nhã thành Loyola.

Cha Nicolas làm việc tại Tokyo, một người rất khiêm nhường, sáng suốt, thông minh và rất thánh thiện, rất ít được nhiều người biết đến, cũng như ít được nhiều người đoán mò xếp vào danh sách xem ai sẽ là vị tân Bề Trên Cả Dòng Tên tương lai kế nhiệm Cha Peter- Hans Kolvenbach. Vì Cha Nicolas không có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Roma.

Thế nhưng, Deo Gratias! Với ơn Chúa quan phòng, Cha Nicolas đã được chọn, ngài từng là Bề Trên tỉnh dòng tại Nhật Bản, đã theo học 3 năm tại Đại Học Greogoriô tại Roma và suốt 3 thập niên, Cha làm giảng sư tại Đại Học Sofia ở Nhật Bản, và hẳn nhiên là không lạ gì là Cha đã nói tiếng Nhật như tiếng mẹ đẻ.

Được ca ngợi như là vị “có tấm lòng niềm nở, sáng suốt, khôn ngoan và đạo đức”, thành thạo 4 ngoại ngữ ngữ Anh, Pháp, Ý, Nhật. Cha Nicolas người Tây Ban Nha đã được 217 đại biểu trong Tổng Tu Nghị Dòng Tên lần thứ 35 tuyển chọn sau vòng bầu cử chung kết lần 2.

Cha Aldofos Nicolas, không được coi như là một người Tây Ban Nha từ Châu Âu nhưng là người đến từ Châu Á, thật vậy khi vừa tròn 24 tuổi Ngài đã đến Nhật Bản và gần trọn cuộc đời Ngài đã phục vụ tại Á Châu. Sau khi được đắc cử, vào buổi trưa tại Roma, Linh Mục Dòng Tên Fernando, chủ tịch văn phòng Công Lý Xã Hội của Dòng Tên đã chính thức tuyên bố:

“Chúng tôi vừa mới xong cuộc bầu cử cách đây một vài phút. Tôi vui mừng tuyên bố rằng chúng tôi đã có một vị Tân Bề Trên Cả Dòng Tên. Thật là niềm vui cực độ khi các thành viên trong Hội nghị đã đến chào mừng và ôm lấy vị tân Bề Trên Tổng Quyền. Cha Adolfo Nicolas SJ là một người đến từ Á Châu, một thần học gia từ Nhật Bản, nhưng sinh trưởng tại Palencia- Tây Ban Nha vào năm 1936. Ngài đại diện cho một thế hệ mới cho các vị thừa sai Tây Ban Nha tại Nhật Bản sau Cha Arrupe.”

“Ngài đã gia nhập Dòng Tên tại tập viện Aranjuez, một làng nhỏ bé gần Madrid vào năm 1953. Sau khi tốt nghiệp Triết Học tại Alcalá, Madrid vào năm 1960, rồi Ngài đã đi Nhật Bản vùi mình trong ngôn ngữ và văn hóa Nhật. Năm 1964, Ngài bắt đầu theo học Thần Học tại Đại Học Sophia, Tokyo và được thụ phong Linh Mục vào ngày 17 tháng Ba năm 1967 tại Tokyo. “

“Sau khi lấy bằng Cao Học Thần Học tại Đại Học Gregoriô, Roma, Cha trở về Nhật Bản làm Giảng Sư Thần Học Phương Pháp Luận tại Đại Học Sophia. Từ năm 1978 đến năm 1984, Cha trở thành Giám Đốc Học Viện Mục Vụ tại Manila, Phi Luật Tân và làm Giám Đốc Học Viện Thần Học cho các tu sĩ trẻ Dòng Tên tại Á Châu. Từ năm 1993 đến năm 1999 Ngài được cử làm Bề Trên Tỉnh Dòng Tên tại Nhật Bản.”

“Sau những năm tháng không ngừng nghỉ trong “quyền hạn” của mình, Cha đã dành thời gian 3 năm làm việc tại một giáo xứ cho những người di dân nghèo túng tại Tokyo. Công việc của Ngài thật gian truân, thế nhưng Ngài đã có thể giúp cả ngàn người Phi Luật Tân và những người di dân Á Châu và cảm nghiệm trực diện đến những nỗi thống khổ của họ. Bằng cách này, sau rất nhiều năm nó đã trở nên việc mục vụ quan trọng nhất đối với ngài, là lòng yêu thương đối với người nghèo và người bị áp bức mà Ngài đã có như hiện nay.”

“Năm 2004 một lần nữa lại điều hành những chức vụ và được bổ nhiệm chịu trách nhiệm toàn thể Dòng Tên trong vùng Đông Á bao gồm các quốc gia từ Miến Điện đến Đông Timo, bao gồm tân tỉnh dòng tại Trung Hoa. Trong những năm này Cha có thể ủng hộ nâng đỡ đến hiện tượng lớn mạnh của Dòng Tên hiện diện tại Việt Nam và tại những quốc gia khác. (Xin mở ngoặc ở đây vào năm 2005, 15 tập sinh Dòng Tên Việt Nam khấn dòng tại Tu Viện Tam Hà vào tháng 5, kể là con số khấn Dòng đáng kể từ trước tới nay).”

“Một số người có thể nói sau khi cử hành 100 năm sinh nhật của Cha Arrupe (Bề Trên Cả Dòng Tên thứ 28)), Dòng Tên đã bầu vị Bề Trên Tổng Quyền có rất nhiều gần gũi với quy tắc của Ngài (Cha Arrupe). Có lẽ đó là Dòng muốn khẳng định lại một lần nữa đặc tính truyền giáo và sự cam kết của mình tới tất cả mọi dân tộc và các nền văn hóa.”

Từ tư liệu năm 2007:

Đã được 46 năm từ khi Cha Adolfo Nicolas lần đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản với tư cách là môt nhà truyền giáo đến từ Tây Ban Nha. Đó đã là một cuộc đàm luận lâu dài, đầu tiên tại Nhật Bản, nhưng rồi cũng tại Triều Tiên và mới đây tại Phi Luật Tân. Nó đã thuyết phục Ngài rằng Phương Tây không có một độc quyền về ý nghĩa và linh đạo và có thể học được rất nhiều từ kinh nghiệm của các nền văn hóa Á Châu.

Cha Nicolas đã nói “Á Châu có rất nhiều để cống hiến cho Giáo Hội, cho toàn thể Giáo Hội, nhưng chúng ta đã chưa làm. Có lẽ chúng ta chưa có can đảm đủ, hay chúng ta chưa mạo hiểm đủ như điều chúng ta đáng nên làm”.

Có thể nói là có cả đến khối sách, để Cha Nicolas nói về Á Châu, Ngài đã dùng từ “chúng tôi”. Khi là Bề Trên Dòng Tên tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương, ngài đã có trách nhiệm để mang tu sĩ Dòng Tên trong vùng cùng nhau vượt khỏi biên giới của chính quốc gia mình, và an tâm đối đầu với toàn cầu.

Nhóm mà Ngài đại diện kéo dài từ Trung Hoa và Miến Điện về hướng Tây, đến Đại Hàn về hướng Bắc, Úc tại phía Nam và các nước trong quần đảo thuộc hướng Đông. Họ đã cùng nhau trở thành một nhóm từ các nền văn hóa và xã hội khác nhau một cách lạ thường. Từ những quốc gia mà Kitô Giáo rất mạnh mẽ trong quá khứ nhưng đang trên đường phôi pha, đến những nơi mà Kitô Giáo chỉ là một số nhỏ nhưng là một thiểu số sống động.

Nếu được hỏi con người đến từ một nền văn hóa như Nhật Bản, thì cảm nghiệm Linh Thao I Nhã có khác gì với phương Tây, Cha Nicolas nói rằng cảm nghiệm thật sự khác nhau nhưng rồi cũng đúc thành khuôn khổ.

“Tôi nghĩ đến kinh nghiệm thật sự tại Nhật Bản thì xa lạ. Và nói phải xa lạ. Nhưng khuôn khổ vẫn gần giống như khuôn khổ của Phương Tây".

Một Linh Mục Dòng Tên Nhật Bản, Cha Katoaki, mới đây đã dịch và thêm lời bình luận đến cuốn sách Linh Thao từ bối cảnh của người Nhật đa số theo Phật Giáo. Cha Aldofo nói rằng đã có những cuộc hội thảo là cuốn sách Linh Thao có nên đưa ra trình bày cho người Kitô Giáo hay không, và nếu có thì phải trình bày như thế nào.

“Câu hỏi là làm thế nào để đưa kinh nghiệm I Nhã cho người Phật Giáo. Không thể nào đúc kết theo từ Kitô Giáo, như những gì Cha I Nhã yêu cầu, nhưng đi đến trọng tâm của linh thao. Những gì sẽ xảy ra khi một người đã trải qua nhiều lần linh thao, rồi cuối cùng trở thành một người nửa nạc nửa mỡ. Đây vẫn là một thử thách lớn đối với chúng tôi”.

Trong khi so sánh một số công việc đã được thực hành linh thao I Nhã đối với người Ấn Giáo, Cha nói không có nhiều việc để mà so sánh sự giống nhau đối với nền văn hóa Nhật, Trung Hoa và Đại Hàn. Cha nói Người Á Đông rất chậm chạp để làm điều này tại Ấn Độ, một phần vì người Á Đông có một sự tôn trọng mạnh mẽ đến truyền thống, và như thế có một sự kính trọng đối với truyền thống Kitô Giáo của Châu Âu. Tuy nhiên những sự xa xôi cách biệt trong vùng cũng tạo nên nhiều tự do hơn để sáng tạo.

Cha Nicolas nói “Thật có nhiều khoảng không để thử nghiệm, cố gắng, suy nghĩ và trao đổi”.

Cần thiết là như Cha Nicolas nói Linh Thao là để Thiên Chúa hướng dẫn con người. Đây chính là điều mà những vị hướng dẫn tĩnh tâm đã phải cẩn trọng trong quá khứ, nhưng còn có những điều quan trọng khi tiếp xúc đối với những người có quá trình từ các nền văn hóa khác nhau.

Cha Nicolas nói rằng “Sự thật là nếu Thiên Chúa hướng dẫn người Nhật thì sẽ phải là hướng dẫn theo lối người Nhật. Và cũng giống như thế đối với người Trung Hoa và với con người đến từ các tôn giáo khác”.

“Rồi vị hướng dẫn Linh Thao một cách đơn giản là phải cảm thụ được, để nhìn thấy dấu chỉ rằng ở đây Thiên Chúa đang nói cái gì đó mà tôi không hiểu, và phải khiêm nhường cho đủ để tiếp tục bao lâu mà mình phải ôn hòa và cân nhắc v.v.”.

Những người khác tại khắp Á Châu đã trực diện đến các câu hỏi cho sự khác biệt văn hoá, khi làm việc truyền giáo tại Cam Bốt và tại Miến Điện, Cha Nicola nói rằng ngài đã cảnh giác đến các vị truyền giáo đã không đi vào đời sống con người, nhưng lại giữ khuôn mẫu từ nền văn hóa của họ như Âu Châu hay Mỹ Châu La Tinh trong đầu họ. Đối với họ, đó không phải là một sự trao đổi nhưng là một sự dạy dỗ và áp đặt đạo lý.

“Đối với nhưng ai đi vào đời sống con người, họ bắt đầu đặt câu hỏi hoàn toàn triệt để đến vị thế của mình. Bởi vì họ nhìn thấy tình người thành thật nơi con người có một cuộc sống đơn giản, và rồi chính sự thành thật của con người này đang đi kiếm tìm chiều sâu của một sự đơn giản hóa, thành thật, sự tốt lành mà nó không đến từ nguồn gốc nơi chúng ta”.

Đó là một cuộc đàm luận phải được tiếp tục, nếu chúng ta học được từ Á Châu và Á Châu sẽ học được từ chúng ta”.

Cha Nicolas kết luận “Đó là một thử thách lớn lao, và tôi nghĩ thật sự đó là một thử thách mà chúng ta phải đối đầu. Chúng ta không phải có một sự áp đặt, và chúng ta phải có nhiều điều để học hỏi”.

Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên lần thứ 30, Cha Aldofo Nicolas thật sự là một chiếc cầu nối trong Giáo Hội giữa Đông và Tây để lèo lái con thuyền Dòng Tên với con số hơn 19,000 tu sĩ có mặt khắp nơi trên thế giới.
Ngọc Loan