-
Moderator
N - Năm Thánh Phaolô: Đức Kitô vũ trụ bao la
Năm Thánh Phaolô: Đức Kitô vũ trụ bao la
Vào Lể Phục sinh,những Ki-tô hữu được thôi thúc – trong một bài đọc từ lá thư của Phaolô gửi giáo hữu Colossae - từ khi họ được sống lại cùng Đức Ki-tô “để tìm kiếm những điều cao cả, nơi đức Ki-tô ngự trị.”
Toạ lạc trong Lycus Valley (Tây Nam Thổ nhĩ kỳ), Colossae ở phía Tây Ephesus 175 cây số, một thành phố Ki-tô giáo quan trọng. Vào giữa thế kỷ thứ nhất, môt cộng đồng Ki-tô giáo đã sống ở đó, có lẽ đã được Epaphras tìm ra (1: 7-8).
Nguyên nhân thúc đẩy của lá thư, được viết bởi Phaolô hoặc bởi một môn đồ của ông, là sự xuất hiện một “triết lý” đã gợi ý rằng Đức Ki-tô không đủ nhu cầu tinh thần trước những yêu cầu của tín đồ.
Dân Colossae “dị giáo” đã tranh luận rất nhiều. Đã có những liên quan với Do thái giáo như yêu cầu phép cắt bì (2: 11), việc giữ gìn những ngày lễ Sabbath, trăng non, lễ hội, hạn chế ăn uống, ngay cả những gì liên quan như “thờ cúng thần linh” (2: 16-21).
“Những linh hồn thiết yếu” thuộc tính thiên thần được tin là để điều khiển sự vận động những vì sao và những hành tinh, tác động đến số phận con người (2: 8, 20). Những ai theo những thói quen khổ hạnh của sự vận động này sẽ tìm được mối giao hoà với Thiên Chúa và những thần linh của vũ trụ cai trị. Như nhiều người ngày nay tìm kiếm để giải quyết tương lai của họ bằng lời cầu xin tới những khả năng tiên trí – bói toán, những lá bài tarot, v.v…
Để bác bỏ những quan điểm này, Phaolô đã nhấn mạnh về những ý nghĩa hợp nhất của Chúa Giêsu, và giờ đây, đã cứu vớt sự tồn tại của cộng đồng Ki-tô giáo, những người theo Chúa Giêsu không cần liên lạc hoặc bảo vệ, vì Thiên Chúa đã “đưa chúng ta ra khỏi mãnh lực của bóng tối và đã tạo cho chúng ta một nơi trong vương quốc của Con Một mà Người yêu thương.”
Hầu hết việc giảng dạy về những gì mà Thiên Chúa và Chúa Giêsu đã thành tựu, đã được liên kết trong hình thức những lời cầu nguyện và thánh ca. Thật vậy, Colossians 1: 9-14 là bài kinh cầu mở đường cho thánh ca đầu tiên đối với Đức Ki-tô người mà không chỉ lần đầu được sinh ra từ cõi chết (như trong những bài viết khác của Phaolô) mà cũng còn là sự khai sinh cho mọi sự sáng tạo (1: 15, 18). Tất cả mọi việc dưới đất cũng như trên trời: những việc trông thấy hoặc không trông thấy – Vương quyền, Thống trị, Chủ quyền, Quyền lực, tất cả sự sống thiên đàng mà dân Colosae muốn nhận lãnh bên hữu của Người - tất cả được tạo ra thông qua Đức Ki-tô và vì Đức Ki-tô.
Sự hoà giải của Chúa Giêsu đã ảnh hưởng khi mối giao hoà khởi nguyên và trật tự đã trở nên tì vết bởi tội lỗi diễn ra trên Calvery “khi Người tạo sự bình an bởi cái chết của Người trên thập giá.” Sự việc này là toàn bộ trong kế hoạch thiêng liêng “vì Thiên Chúa muốn thấy tất cả sự hoàn thiện được tìm thấy trong Chúa Giêsu Ki-tô và mọi việc được hoà giải thông qua Người và vì Người, mọi việc trên nước trời và mọi việc dưới trần thế.”
Tất cả mọi người, nam cũng như nữ không cần phải rút lui ra khỏi thế giới trong một vài hình thức tôn thờ bí mật hoặc thề hiện sự từ tốn để sống hướng thiện cùng cuộc đời ngay thẳng. Bây giờ và nơi đây, họ có quyền lực ấy, từ Đức Ki-tô và thông qua phép rửa của họ để sống với một tư thế của đạo lý. Điều này là gì, nó hàm ý để được sống trong vương quốc của Con Một Thiên Chúa.
Phần thứ hai, Phaolô suy nghĩ làm cách nào sự phục sinh của Chúa Giêsu con Thiên Chúa chia sẻ sự tái tạo cuộc sống của Người với môn đồ thành tín. Ảnh hưỏng tái tạo tâm hồn bởi phép rửa mời gọi mọi người hãy tưởng lại chính mình khi bước vào trật tự mới của cuộc sống. Những phương thức quan hệ cổ xưa, được mô tả đặc trưng bởi tự tư tự lợi, phải được lột bỏ. Giờ đây họ đã được định hướng, “được tái tạo tri thức theo hình ảnh của Đấng Sáng tạo nó.”
Tất cả những phân biệt trước kia đã dẫn dắt người ta tự chia rẽ với người khác phải được gạt sang một bên. Những cặp đối chiếu Phaolô nêu ra trong những lá thư của ông bao gồm những dị biệt giữa người Hy lạp và người Do thái, cả nô lệ và tự do. Một cặp đối chiếu khác là “nữ và nam,” cũng được thấy trong Galatians 3: 28.
Sự liệt kê sóng đôi này là lần duy nhất chúng ta thấy sự đối nghịch cắt bì hay không cắt bì (sự biến dị giữa người Do thái và Hy lạp) hoặc sự thiếu hiểu biết, vô văn hoá hoặc và sự phân biệt của người Scythia. Vấn đề nhận biết sự khác nhau là gì không rõ ràng ở tình thế muộn màng. Một số người coi đó là sự phân biệt chủng tộc, sự thiếu hiểu biết có thể ám chỉ đến chủng tộc da đen, và dân Scythia đóng vai trò như đại diện chủng tộc da trắng.
Một số khác xem “sự vô văn hoá” như một cách diễn đạt làm giảm giá trị của người nào đó, người mà không tham gia đóng góp vào hệ thống giao tiếp của con người, văn hoá và đạo đức. Dân “Scythia,” sau đó, là một sự bồi thêm ý nghĩa sâu sắc, có lẽ “man rợ nhất trong những người man rợ.”
Phaolô nói rằng những thành viên của giáo hội, như cơ thể của Chúa Ki-tô, sẽ mãi mãi tự do phủ nhận những ý tưởng rập khuôn và những phân biệt. Từ nay trở đi, “chúa Ki-tô là tất cả trong mọi tất cả!” Phaolô đã nói kết quả cuối cùng của điều này phải là một sự thay đổi định kiến của môn đồ và gạt bỏ tất cả tự tư tự lợi, “những mong muốn tham lam, độc ác, nó chỉ là sự sùng bái thái quá.”
Tiếng Hy lạp đã dịch như “thói tham lam” (greed), cũng có thể được dịch một cách sinh động như “luôn luôn mong muốn để được có nhiều hơn,” giống như thực tế mà Chúa Giêsu đã khuyến cáo các môn đệ của Người đừng nên đi ngược lại với Tin mừng (Luke 12: 15). Sự tham lam không có vị trí trong đời sống của Ki-tô hữu, vì Chúa Giêsu là tất cả của họ!
Nguồn: The Catholic Register
Jos. Tú Nạc, NMS
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules