Bệnh khuẩn lợn ở Trung Quốc chưa từng xuất hiện ở VN


Những ngư?i bán thịt lợn ở chợ Ziyang chơi bài trong khi ch? khách mua và ngày 29/7/2005.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn sáng nay cho biết, trong các bệnh lây từ lợn sang ngư?i ở Việt Nam, chưa h? có loại bệnh do liên cầu khuẩn gây nên. Trong khi đó, tại Trung Quốc, dịch này đã lan sang 100 ngôi làng và làm ít nhất 34 ngư?i thiệt mạng.

Ông Huấn cho biết, từ trước đến nay, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một bệnh gây dịch lây từ lợn sang ngư?i là viêm não Nhật Bản B. Loại bệnh này đã có văcxin nên không còn là mối đe d?a lớn cho cộng đồng. Ngoài ra, lợn còn có thể gây bệnh khác cho ngư?i như nhiễm sán, nhưng không thể gây thành dịch.

Hiện Bộ Y tế chưa nhận được thông báo chính thức nào của Tổ chức Y tế Thế giới v? căn bệnh từ lợn đang hoành hành ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Quân Huấn, nếu quả thực bệnh này do liên cầu khuẩn gây ra thì sẽ khó lây lan mạnh như các bệnh do virus. Vì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn nên sẽ dễ dập dịch hơn và đi?u trị hiệu quả bằng kháng sinh. V? phòng bệnh, chỉ cần vệ sinh chuồng trại tốt, tiêu hủy lợn bệnh, tránh ăn thịt lợn ốm, chết.

Liên cầu khuẩn luôn có mặt trong môi trư?ng nhưng không gây bệnh, hoặc chỉ gây các bệnh viêm nhiễm không thành dịch như viêm h?ng, nhiễm trùng mủ, nhiễm trùng phổi. Nếu đi vào máu, vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết nặng và tử vong. Tuy nhiên, ông Huấn cho biết, vi khuẩn chỉ có thể xâm nhập cơ thể qua các vết thương hở, các vết sây sát. Vì vậy, những ngư?i làm công việc giết mổ lợn là đối tượng dễ mắc nhất.

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào v? việc bệnh khuẩn lợn có thể lây trực tiếp từ ngư?i sang ngư?i. Tuy nhiên, để đ? phòng bệnh nhập cảnh từ Trung Quốc, Bộ Y tế đã gửi công điện đến tất cả các trung tâm kiểm dịch y tế biên giới, yêu cầu duy trì việc kiểm tra sức kh?e của tất cả hành khách nhập cảnh. Những ngư?i bị sốt hoặc có biểu hiện bệnh phải được cách ly theo dõi. Hoạt động này cũng nhằm loại trừ nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác xâm nhập Việt Nam như SARS, H5N1, sốt xuất huyết do virus Ebola hoặc Marburg.

Trong khi đó, theo Reuters, ở Trung Quốc đã có 34 ngư?i thiệt mạng vì căn bệnh lạ, được giới chuyên môn g?i là cúm lợn. Bệnh lây nhiễm qua giết mổ, xử lý và ăn thịt lợn độc. Cúm lợn là bệnh phổ biến ở lợn, song rất hiếm khi lây nhiễm sang ngư?i. Cúm lợn lâu nay chưa từng tấn công ngư?i, song các nhà khoa h?c e ngại rằng tác nhân gây bệnh có thể đã đột biến. Cho tới nay, chưa có dấu hiệu lây nhiễm cúm lợn từ ngư?i sang ngư?i.

Tứ Xuyên, nơi sản xuất thịt lợn hàng đầu Trung Quốc - vừa phát động phong trào giáo dục tầng lớp nông dân nghèo và mù chữ không giết mổ hoặc ăn thịt lợn bệnh. Tỉnh này cũng vừa bắt đầu chiến dịch phân phát hơn 2 triệu t? rơi tại các vùng dịch, nhằm khuyến cáo nông dân v? tính nguy hiểm của bệnh từ lợn. Khoảng 50.000 nhân viên y tế được đi?u động v? các điểm dịch để kiểm nghiệm đàn lợn. 39 trạm kiểm dịch tạm th?i m?c lên trên các nẻo đư?ng để ngăn lợn bệnh tới chợ. Tỉnh Tứ Xuyên bắt đầu tái sản xuất một loại văcxin vốn được dùng để kiểm soát dịch cúm lợn cách đây 2 năm, t? China Daily trích l?i Phó thị trưởng thành phố Ziyang cho biết.

Bộ Y tế Trung Quốc vừa thông báo, số ngư?i nhiễm khuẩn độc từ lợn đã lên đến 174, trong đó có 28 ca nguy kịch. Trước tình hình này, Tứ Xuyên buộc phải ngừng xuất khẩu thịt lợn đông lạnh từ hai thành phố Ziyang và Neijiang. "Ở Tứ Xuyên, không ai mua thịt và giết mổ lợn nữa", một nhân viên của công ty thức ăn gia súc thuộc tập đoàn New Hope nói.

Thủ đô Bắc Kinh hôm qua đã cấm nhập thịt lợn từ Tứ Xuyên, thiết lập trạm kiểm dịch trên các tuyến đư?ng dẫn tới thành phố và cảnh báo nguy cơ tới 15 triệu dân.

Thịt lợn vốn là món ăn ưa thích của ngư?i Trung Quốc và đất nước này tiêu thụ loại thực phẩm này nhi?u hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Trong 618 triệu con lợn được giết mổ vào năm 2004, Tứ Xuyên chiếm tới 14%.

Một nạn nhân 55 tuổi sống ở làng Guashi trong một ngôi nhà đơn với 15 con lợn. 2 trong số này đã chết, số còn lại được nhốt trong cái chuồng tối tăm ẩm thấp và hôi hám ngay gần đầu giư?ng chủ nhà. Một nạn nhân khác ở làng Renli bị sốt cao và mất thính giác sau khi ăn thịt lợn bệnh. Ở nông thôn Trung Quốc, rất nhi?u điểm giết mổ quy mô nh? hoạt động bất hợp pháp và không có kiểm dịch. Thịt lợn từ đây sẽ được phân phối khắp các chợ và được xử lý ngay dưới đất.

Thanh Nhàn - Mỹ Linh