Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Động Lực chính của Lịch Sử

by George Weigel

George Weigel, một hội viên kỳ cựu Của Trung Tâm Đạo Đức và Chính Sách Công Chúng, ông là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới “Chứng Nhân của Hy Vọng”: Cuốn Tiểu Sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, đa xuất bản bằng Anh Ngữ do nhà xuất bản Harper Collins. Bài viết này được đưa vào qua buổi thuyết trình do Templeton về Tôn Giáo và Hiện trạng của Thế Giới hôm 22 tháng Hai năm 2000

Chiều nay, chúng ta hiện diện nơi đây để thảo luận về những ảnh hưởng có tầm vóc quốc tế của một nhân vật không phải là chính trị gia, một nhà ngoại giao, hay là một lý thuyết gia về liên đới quốc tế, nhưng là một mục tử, một nhà truyền giảng Phúc âm, và là một chứng nhân cho những căn bản của quyền sống con người. Vẫn chưa hết, thật là chính đáng khi chúng ta khảo sát tỉ mỉ về “Những binh đoàn của Giáo Hoàng” dưới sự bảo trợ của Cơ quan nghiên cứu về Chính sách Ngoại Giao, cơ chế này luôn hiểu rằng việc suy diễn ấy sẽ đem đến những hậu qủa tốt hay xấu cho lịch sử.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã có ảnh hưởng đáng kể cho lịch sử đương thời. Hơn nữa, bạn rất kinh ngạc dẫu cho những ai nghĩ về sự liên đới quốc tế, có tính cách nhà nghề hay tiêu khiển, đã bắt đầu nắm vững được trong tâm trí cái ý nghĩa mà Gioan Phaolô II đã đạt được trên trường quốc tế – hoặc những thành qủa đề nghị về những diễn biến của nền chính trị thế giới trong thế kỷ thứ 21.

Do đó, kế sách của tôi tại đây là muốn phác họa ngắn gọn, những thành quả của JPII mà tôi có thể hiểu được để viết tiểu sử của Ngài, dùng ba thí dụ, rồi tôi sẽ vạch rõ, một số những bài học cách ngắn gọn từ những thành quả này cho tương lai, và sau cùng, tôi sẽ phải đề nghị những vị thế đặt ra cho những ai thiết tha với luân lý đạo đức và liên đới quốc tế.

I. Để hiểu rõ về những quan niệm của JPII về sức mạnh cũa sự liên đới quốc tế, đúng thế, sức mạnh của chính lịch sử, đòi chúng ta phải trở về một làng phố nhỏ bé ở Balan, Wadowice, vào năm 1928. Nơi đây, một thiếu niên Ba-lan tên là Karol Wojtyla đã học được bài học lịch sử to lớn về một nước Ba-lan tân tiến: Qua chính nền văn hóa của đất nước này – ngôn ngữ, văn chương, và tôn giáo – Quốc gia Ba-Lan đã tồn tại khi trải qua 123 năm bị xóa khỏi bản đồ của Âu châu. Cái nhìn lịch sử khác biệt từ châu thổ Sông Vistula; nó cùng có một tầm vóc thật khúc mắc về tinh thần. Nhìn vào vào lịch sử từ góc độ đặc biệt ấy –cái nhìn ấy đã dậy cho những quan sát viên về sức mạnh vô song của vật chất có thể cản trở được qua nguồn nhân lực về tinh thần con người – qua nền văn hóa – và nền văn hóa ấy chính là một sức mạnh vô song, nhân tố của lòng nhẫn nại và những cố gắng của con người, ít ra cũng đã trải qua thật lâu dài.

Karol Wojtyla, người mà thế giới sau này biết đến chính là Đức Thánh Cha Gioan Phao lồ đệ II, áp dụng bài học này của những ưu tiên và văn hóa trong lịch sử qua việc chống lại hai quyền lực độc tài khổng lồ đã muốn nô lệ nước Ba-Lan từ 1939 và 1989.

Ngài đã áp dụng nó (lòng nhẫn nại và những cố gắng của con người – phụ chú của người dịch) vào những cuộc chống trả khác nhau, những hoạt động chống lại sự chiếm đóng hà khắc của Phát xít Đức ở Balan từ 1939 đến 1945. nếu chiến thuật của Phát-xít Đức là tẩy xóa dòng giống Balan và Tiệp Khắc khỏi Trật tự mới ở Âu Châu, khởi đầu từ những toan tính chia cắt xã hội Balan bằng những việc làm phản văn hóa của những nhà lãnh đạo, sau đó là ý nghĩa của việc chống đối và bảo tổn là làm sinh động cho nền văn hóa ấy – Và Wojtyla này đã mỗi ngày mạo hiểm cho mạng sống mình bằng việc cộng tác với nhóm các đạo binh bảo tồn văn hóa: nhóm hầm trú của trường Đại học Jagiellonian, những cuộc diễn thuyết bí mật về văn chương, kịch nghệ, và những sinh hoạt tôn giáo, những sinh hoạt tiên phong này làm tái sinh nền cai trị dân sự được gọi là UNIA.

Là một linh mục và là Giám mục của giáo phận Krakow, ngài đã áp dụng một chương trình tương tự về “văn hóa trước đã” chiến thuật kháng cự lại những cố gắng của Cộng Sản muốn viết lại lịch sử và giải thích sai về nền văn hóa Balan. Wojtyla đã không trực tiếp tham gia về chính trị từ 1948 đến 1978; ngài đã không cần phải đếm sỉa gì về những hoạt động chính trị vòng trong của Đảng Cộng Sản Balan. Nhưng ngài đã bỏ hết cố gắng vào việc nuôi dưỡng một hệ thống kiếm tin tức từ những Tông đồ Giáo dân, đã là những mẫu gương cho những thế hệ sau được gọi là “Xây dựng một xã hội tốt đẹp” – và do đó, đã đặt nền móng cho những hoạt động chống đối của các tổ chức có khuynh hướng chính trị.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã áp dụng chiến thuật thúc đẩy bởi tính cách văn hóa này lên cấp toàn cầu, từ khi ngài được bầu hồi 10/16/1978.

Vài trò lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong việc làm sụp đổ Cộng sản ở Đông Âu, nay thì đã được mọi giới công nhận, nhưng hình như nó vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo. Ngài đã không là, khẳng định bởi Tad Szulc, một nhà ngoại giao và thương thuyết đầy khinh nghiệm về việc chuyển nhượng quyền hành ra ngoài một đảng phái ở Balan. Ngài không là, khẳng định bởi Carl Bernstein and Marco Politi, một cộng tác viên âm mưu với Ronald Reagan trong “liên minh thần thánh” đã tạo nên sự cáo chung của Cộng Sản. Ngài không là, khẳng định bởi cố văn sĩ Jonathan Kwitny trong cuốn Thánh Gandhi với chiếc áo choàng trắng, điều hành một phong trào đối kháng bất bạo động ở Balan qua những liên lạc bí mật phục vụ từ Vaticăng. Hơn thế nữa, Gioan Phaolô đã uốn nắn và hình thành nên nền chính trị của miền Đông Trung tâm Âu châu hồi 1980 bằng thiên chức của một mục tử, một nhà truyền giáo và là một nhân chứng cho quyền căn bản làm người.

Tiên khởi là nguồn của các dữ kiện này đã tìm thấy từ những văn bản của Đức Thánh Cha qua cuộc hành trình về cố hương oai hùng của ngài hồi tháng Sáu 1979, chín ngày mà lịch sử của thế kỷ 20 đã xoay theo. Trong khoảng 40 bài giảng, diễn từ, thuyết trình, và những bình luận ứng khẩu, ĐTC đã nói với những con dân của tổ quốc ngài, qua rất nhiều lời: Anh em không là những gì họ nói anh em là. Tôi muốn nhắc nhớ cho anh em, anh em là ai? Bởi khôi phục lại cho dân tộc Balan, lịch sử và nền văn hoá chính hiệu của dân tộc ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã tạo lên một cuộc cách mạng của lương tâm mà mười bốn tháng sau cuộc cách mạng ấy đã sản xuất ra phong trào chống đối bất bạo động Công Đoàn Đoàn Kết, một phong trào đặc biệt gồm những công nhân và những trí thức – một “khu rừng đã được trồng bởi sự thức tỉnh của nhiều cây lương tâm,” như điều mà bạn thân của ngài, triết gia Jozef Tischner, đã có lần đề cập đến. Và bởi khôi phục lại cho dân tộc ngài một cách thế tự do và những hãi sợ cái tà thuyết Cộng sản không thể đạt được. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã khơi dậy một động lực vĩ đại mà cuối cùng đã hướng dẫn quá một thập niên, đến điều mà chúng ta đã biết được về cuộc Cách mạng của năm 1989.

Tháng Sáu năm 1979, không chỉ là một giây phút phấn khởi cho một dân tộc đã nản chí qúa lâu vì không có khả năng nói lên sự thật về họ cách công khai. Nó còn là giây phút mà trong đó những niềm tin đã kết tinh tới một điểm mà sự thầm lặng vâng phục, như Vaclav Havel đã viết, có thể làm cho ách thống trị của Cộng sản bị tan rã. Hơn thế nữa, nó không chỉ giản dị như thế, như một sử gia của Pháp Alain Besancon đã nói một cách thú vị, “người ta đã lấy lại được quyền tự chủ từ cái lưỡi của họ” trong thời của cuộc cách mạng đoàn kết. Cũng chính những cái lưỡi ấy đã nói – Niềm ước muốn của chúng nhằm giải thích điều mà Havel đã gọi Cộng sản là “nền văn hoá gian dối” – Đó chính là điều cốt yếu của những khác biệt.

Cho chắc chắn hơn, còn có những yếu tố khác đã tạo lên cuộc cách mạng 1989: Chính sách của Ronald Reagan và Margaret Thatcher; Mikhail Gorbachev; the Helsinki về hoà ước sau cùng và những thành quả của toàn Âu- châu.

(Xin được mở ngoặc ở đây, điều này không có trị giá gì khi Tây phương đã hiểu sai, bởi vì một bài xã luận của tờ Nữu Ứơc Thời Báo hôm 5/06/1979 viết: Cũng nhiều như cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị với Balan phải tăng cường và tái cảm hứng Giáo Hội Công Giáo Rôma tại Balan, cuộc viếng thăm này không đe dọa đến trật tự của thể chế chính trị trong nước hay cả Đông Âu. ” nhưng hai đọc giả về dấy chỉ của thời đại thì không hồ nhầm lẫn được: Aleksandr Solzhenitsyn và Yuri Andropov cả hai đều biết rằng, việc lên ngôi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và việc triển khai chiến thuật “Văn Hóa – trước đã”, chiến thuật làm thay đổi xã hội này đã là một đe dọa trầm trọng cho nền trật tự của Sô-Viết.)

Gioan Phaolồ đã áp-dụng một chiến thuật tương tự cho một trường hợp rất khác biệt khi ngài đến Chí Lợi năm 1987. Mười Bốn năm của chính phủ Pinochet, theo sau là những xáo trộn của chế độ Allende, đã tạo lên phân chia sâu thẳm trong xã hội Chí Lợi. Những vết thương còn rất mới của thể chế chính trị do những đàn áp về dân quyền và những chống đối của phe tả; đó chính là theo một ngạn ngữ, không “Xã hội văn minh,” và do đó, có sự vắng bóng mà việc chuyển đổi đến dân chủ không thể hình thành được.

Do đó, Đức Gioan Phaolô, khi cộng tác với hàng Giám mục Chí Lợi, ngài quyết định rằng, mục đích công khai của cuộc du hành đến Chí Lợi của ngài năm 1987 là để tái lập lại một xã hội dân sự qua việc đòi lại nền văn hóa Kitô Giáo cho Chí Lợi. Chủ đề to lớn của cuộc viếng thăm này sẽ là “Hướng về Chí Lợi” để thông hiểu, nhưng không đối kháng. Cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha như một người trong ban tổ chức đã nói với tôi sẽ là để “dành lại đường phố”, điều này đã đặt lên Allende và Pinochet một nỗi lo âu và một lần nữa đã biến đường phố thành những nơi cũa cộng đồng và quần chúng. Và nhân dân sẽ cố tình đươc đặt ̣sen kẽ với nhau trong các thánh lễ cử hành bởi Đức Thánh Cha: Dân chúng Chí Lợi sẽ được thuyết phục dưới con mắt của một người “cha” chung trong đạo, họ có thể nhìn thẳng vào nhau một lần nữa, với cái nhìn nhân bản hơn là cái nhìn ý thức hệ.

Sau cùng, Đức Thánh Cha đã khai triển cùng một chiến thuật ở Cuba vào tháng Giêng 1998. Ngài đã không hề nói đến cái chính thể hiện hữu của Cuba lần nào trong suốt năm ngày. Nói khác đi, Ngài nhắc nhớ lại lịch sử Cuba qua cái nhìn của Kitô giáo, nó đã nhào nặn nên một tầng lớp nhân dân Cu-ba khác hẳn với những thổ dân, những nô lệ của thời Tây Ban Nha và Nam Mỹ, và Ngài đã kể lại những cuộc đấu tranh vào thế kỷ thứ 19 qua thấu kính của linh hướng Kitô giáo. Nơi đây, như tại Poland hồi 1979, Đức Thánh Cha đã tái lập một lic̣h sử và nền văn hóa chính hiệu. Làm như vậy, ngài cũng đã muốn kêu gọi và đặt Cuba vào lại với lịch sử, và lồng nó vào cộng đồng nhân loại, đòi hỏi nhân dân Cuba đừng nghĩ rằng họ là những nạn nhân (chủ đề của Fidel Castro trong bài diễn văn chào mừng), và hãy bắt đầu tự nghĩ rằng họ chính là những nhà lãnh đạo của đích đến cho đất nước Cuba.

Một vài bài học khác có thể tìm ra trong việc phân tích này. Thứ nhất, cái kinh nghiệm của Gioan Phaolô II đề nghị rằng “một xã hội văn minh” sẽ chẳng phải là một cơ cấu giản dị: Tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội, vân vân... “một xã hội văn minh” có những điều kiện về luân lý thiết yếu và cốt lõi.

Thứ hai, chiến thuật của Đức Gioan Phaolô II nhắc nhớ chúng ta rằng “quyền lực không thể đo được bằng sự tổng hợp bởi khả năng của kinh tế và của sức mạnh quân đội. “Quyền lực của những người thấp cổ bé miệng chính là một quyền lực vô song. (chủ đề của Fidel Castro trong bài diễn văn chào mừng).

Điều thứ ba, ảnh hưởng mà Đức Giáo Hoàng trưng dẫn cho rằng, không một diễn viên của quốc gia nào được công nhận hay ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, và đôi khi cũng có những thành quả. Đức Gioan Phaolô II đã không hình thành lịch sử của thời đại chúng ta như là chủ quyền của một nước Vatican bé nhỏ, nhưng với tư cách là một Giám Mục của Rôma và là vị Mục Tử của cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

III.

Còn nữa, triều đại giáo hoàng hiện tại, đã để lại một vài kẽ hở trong sự hiểu biết của chúng ta, rất cần phải tức thời lấp lại trong những năm sắp tới. Thật hết sức lạ lùng, một người con của một quân nhân, người đã từng lên tiếng ủng hộ cho binh nghiệp nhiều lần, đã chưa từng phát triển một tín điều cho Giáo hội về những cuộc chiến tranh tự vệ. Chứng cớ điển hình là cuộc Chiến tranh tại Vùng vịnh, nhưng vượt ra ngoài những tương đối của những sung đột quy ước. Cũng có những vấn đề ngày nay giữa những ngã tư đường về đạo đức và nền chính trị hoàn cầu. Đơn giản là Đức Giáo Hoàng đã không hề nói đến, những khó khăn do những quốc gia không tuân thủ pháp luật, nền luân lý trong việc tiên phương qua bộ mặt của những vũ khí tiêu diệt hàng loạt, việc chú tâm của “quyền lực hợp pháp” này trong cộng đồng quốc tế –điều mà những người khác cần phải làm.

Ta có thể nói như thế cho việc “can thiệp nhân đạo” điều mà Đức Giáo Hoàng chỉ rõ như là một “nhiệm vụ về luân lý” tại cuộc họp của Lương Nông Quốc Tế hồi 1992 (chú thích của người dịch: FAO= Food and Ariculture Organization của Liên Hiệp Quốc). Nhưng nhiệm vụ này đã không hề được giải thích rõ. Bởi ai và do đâu nó đã bị sụp đổ? Do ý nghĩa nào nó đã bị bãi bỏ? Còn việc đòi hỏi chủ quyền thì sao? Những câu hỏi lớn lao ấy đòi hỏi bạn phải rất thận trọng trong việc suy tư.

IV

Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã là vị Giáo Hoàng thành công nhất trong lãnh vực chính trị của thế kỷ 21. Nhưng ảnh hưởng của ngài đã không đến qua những phương thức chính trị bình thường. Ngài chẳng có quân lính. Thành công của ngài đã không đến qua những điểm chính của những khí cụ về ngoại giao. Những ý tưởng và cách thế của lịch sử, “Văn hóa trước đã” của ngài, việc trưng dẫn lịch sử là một thách đố nhậy bén với những khái niệm thịnh hành của thời đại đang điều hành lịch sử bằng kinh tế. Thực vậy, sự thành công của Giáo Hoàng có phải đã đề nghị chúng ta tiến vào thời điểm mà những quốc gia đều không là thành qủa trong “sinh hoạt của thế giới”? Hoặc những thành quả mà tôi đã vạch ra tại đây sẽ là những gặt hái của một cá nhân, với những hoàn cảnh đặc thù của một dự đoán cho một kết quả? Đó là những điều mà chúng ta phải nghiền ngẫm tại đây, đối với những sinh viên về công tác quốc tế, trong những năm trước mặt. Nhưng đó chính là điều mà chúng ta đang trải qua dưới triều đại của vị Giáo Hoàng này, qua bao ngày thệt lớn lao dường như đã qúa đầy đủ và trong sáng vậy.

Xin vào Link dưới ̣đây để tham khảo bản Anh Ngữ



Chuyển ngữ

PT. Lorensô Ngô TT
Phó tế Ngô Thế Tòng