MÔI SÊ GIỮ THINH LẶNG



Căn cứ theo ruyền thuyết trước khi Môi sê dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, thì ông ta sống bên cạnh một đại sư để học đạo, để chuẩn bị ngày sau làm tiên tri.

Đại sư đề ra giới luật thứ nhất là giữ thinh lặng, một ngày hai thầy trò cùng đi dạo ven thôn, phong cảnh tuyệt đẹp khiến cho Môi sê kinh ngạc không thốt nên lời, nhưng ông ta có thể giữ thinh lặng mà không một chút nghi vấn. Đi lại đi đến bên lòng sông, ông ta nhìn thấy bên bờ có một em bé sắp bị chìm xuống nước và mẹ nó đang kêu gào cầu cứu tội nghiệp.

Môi sê không thể giữ thinh lặng được.

- “Thưa thầy, xin thầy đi cứu em bé ấy.”

- “Giữ thinh lặng.” Sư phụ trả lời như thế nên Môi sê chỉ biết im miệng.

Nhưng trong lòng ông ta thật không yên tịnh: “Thầy mình là người lòng chai dạ đá như thế sao ? Hay là thầy không thể có năng lực cứu giúp người khác ?” Ông ta thực sự không dám nghĩ tiếp, nhưng không thể quên được điều ấy.

Vừa suy nghĩ vừa bước đi, lại đến một nơi bên biển, một chiếc thuyền và toàn bộ người trên thuyền sắp bị chìm xuống biển. Môi sê la lớn:

- “Sư phụ, chiếc thuyền ấy sắp chìm rồi.” Nhưng sư phụ vẫn nhắc nhở ông ta giữ thinh lặng, Môi sê chỉ biết giữ im miệng, nhưng thực sự trong lòng không thoải mái, sau khi về nhà thì đem vấn đề ấy ra hỏi Thiên Chúa, và Thiên Chúa trả lời ông ta như sau:

- “Thầy của con làm đúng, em bé sắp chìm xuống nước ấy thì cho là hai dân tộc đang chiến tranh, có trên hàng vạn người phải chết, nó bị chìm xuống là để tránh khỏi tai nạn chiến tranh. Chiếc thuyền và những người trên thuyền đều là hải tặc, chúng nó đang có kế hoạch cướp sạch thị trấn ven biển, những người dân vô tội trong toàn thị trấn đều bị tai vạ.”

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Thinh lặng là cơ hội để con người ta tìm thấy Thiên Chúa, bởi vì trong thinh lặng người ta dễ dàng lắng nghe hơn là trong ồn ào huyên náo, đó là căn bản của tinh thần tu đức.

Có một vài người Ki-tô hữu muốn tìm Chúa trong thinh lặng nên ngồi cả ngày trong nhà thờ, việc nhà phó mặc cho người khác; có một vài người Ki-tô hữu muốn tìm Chúa trong thinh lặng, nên cả ngày đăm chiêu nét mặt, ai hỏi gì cũng không nói giống như người cõi trên; lại có người muốn tìm Chúa trong thinh lặng nên làm giống như một tu sĩ, sáng đúng giờ đọc kinh phụng vụ, chiều đúng giờ đọc kinh phụng vụ rồi thinh lặng cầu nguyện, mà quên mất chuyện cơm nước cho chồng con.v.v...

Thinh lặng là việc làm tốt cho đời sống tu đức của mỗi người, nhưng Thiên Chúa thích nhất loại thinh lặng trong tâm hồn, tức là vẫn chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống, mà tâm hồn vẫn cứ luôn kết hợp với Chúa; dù cho cuộc sống bon chen sôi nổi hay trầm lặng, thì tâm hồn vẫn thinh lặng lắng đọng kết hợp với Chúa.

Đó là thinh lặng thật vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.