Results 1 to 3 of 3

Thread: Làn Môi - Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ

  1. #1
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Làn Môi - Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ


    Làn Môi


    Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ :::


    Làn môi chúng ta quan trọng lắm, chẳng ai dám phủ nhận điều này. Nhất là làn môi phụ nữ, từng khiến văn nhân, thi sĩ nhiều thời điên đảo, hao tổn biết bao giấy mực. Làn môi nên luôn tươi mọng, không khô khốc, nứt nẻ.

    Khốn nỗi, hàng ngày, môi phải đương đầu với rất nhiều thứ nó không thích: nước miếng trong miệng, lưỡi liếm môi, thức ăn, xà-phòng, son thoa môi... Rồi, ánh nắng chói chang, gió Đông buốt da, thời tiết khô lạnh...

    Thường, môi và da quanh môi ta biết tự bảo vệ, chống trả lại những yếu tố gây hại với một cơ chế rất tốt, môi lúc nào trông cũng xinh tươi, mọng mát. Song, trên một số người, cơ chế tự bảo vệ này của môi không được tốt mấy, nhất là trong thời tiết lạnh, hoặc khi độ ẩm của môi trường chung quanh xuống thấp, và môi họ dễ trở nên khô, nứt nẻ.

    Người ta nhận thấy, những vị có “máu” dị ứng, quá mẫn (atopy), bản thân hoặc gia đình có người bị bệnh dị ứng mũi, suyễn, viêm da quá mẫn (atopic dermatitis)..., môi thường có vấn đề hơn người khác. Môi những vị này hay khô nứt, môi nhiều người còn cho thấy dấu chứng của bệnh viêm da quá mẫn ở môi (atopic cheilitis).


    Môi nứt

    Môi nứt (chapped lips) hay xảy ra vào mùa Đông, thời tiết lạnh, khô. Tuy vậy, với những vị có thói quen liếm môi, hoặc để nước miếng cứ từ miệng chảy ra ngoài môi, môi có thể nứt quanh năm.

    Môi trông khô mốc, lấm tấm trắng, hoặc ửng đỏ với những chỗ nứt nẻ.

    Ta chữa môi nứt với các chất giúp môi giữ nước, bớt khô (petroleum jelly, hydrophilic ointment, protective lip balms, lanolin salves). Tốt nhất, ta thoa chúng lên môi trước lúc đi ngủ, và sau khi rửa mặt (môi còn đang ướt nước, chúng khiến nước đọng tại môi lâu hơn, ít bốc hơi).


    Viêm môi dị ứng

    Viêm môi dị ứng (allergic contact cheilitis) gây do việc môi không may phải tiếp xúc với chất tạo dị ứng cho môi, chẳng hạn như chất cinnamic aldehyde trong kem đánh răng, nước súc miệng (giúp kem đánh răng, nước súc miệng có mùi vị hấp dẫn), hoặc các chất muối kim loại như chất kền (nickel).

    Môi có những chỗ khô, dày, lấm tấm trắng, đóng vẩy, hoặc nổi những mụn nước nhỏ. Da quanh môi thường vẫn tốt lành, không bị ảnh hưởng.

    Chữa trị, ta cố tìm ra và tránh dùng những chất tạo dị ứng cho môi. Giúp môi mau trông bình thường, ta có thể dùng những loại kem steroid nhẹ (low-potency topical corticosteroids) như hydrocortisone cream để thoa trên môi.


    Viêm môi do kích thích

    Viêm môi do kích thích (irritant cheilitis) có thể xảy ra ở những người hay cắn hoặc liếm môi, vì thói quen (nhất là các cháu bé), hoặc vì bệnh (như trong bệnh tâm thần obssessive-compulsive disorder, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy không yên tâm, cứ phải làm đi làm lại một hành động). Người bệnh có khuynh hướng liếm tới liếm lui vùng môi khô, khiến tình trạng ngày càng nặng.

    Môi và cả da chung quanh nữa (những vùng môi liếm tới) trông khô mốc, ửng đỏ.

    Chữa trị, tất nhiên bạn không nên liếm, cắn môi nữa (nếu cần, dùng thuốc chữa bệnh tâm thần). Nếu môi trông tệ quá, ta dùng loại kem steroid nhẹ như hydrocortisone cream thoa trên môi một thời gian ngắn. Sau đó, thường xuyên thoa lên môi một chất lip balm dày.


    Lở mép

    Bệnh lở mép (tên tiếng Anh: angular cheilitis hay perlèche. Chữ “perlèche” bắt nguồn từ tiếng Pháp “liếm”) khiến góc miệng đỏ, lở, lấm tấm trắng, đóng vẩy.

    Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở người trẻ tuổi, và nhiều người lở mép cũng thấy có bệnh viêm da quá mẫn (atopic dermatitis) ở những nơi khác của cơ thể.

    Nhưng các vị cao niên cũng có thể bị lở mép: tuổi tác khiến các bắp thịt mặt lỏng lẻo, tạo những vết hằn thời gian, còn làm những bắp thịt quanh miệng teo đi, xệ xuống, gấp nếp ở góc miệng. Nước miếng dễ ứ đọng tại nơi da gấp nếp ở góc miệng, gây lở, đồng thời nước miếng cũng là môi trường tốt để nấm (yeast), vi trùng (bacteria) sinh sôi nảy nở, tình trạng thành nặng hơn. Rồi, các yếu tố khác như móm, răng giả chế không khéo, khớp cắn lệch lạc, xương hàm thoái hóa góp phần vào, làm nếp gấp ở khóe miệng sâu hơn, và miệng cũng khó giữ nước miếng, nước miếng dễ chảy ra khỏi miệng, đọng nơi khóe môi. Rồi, thói quen liếm môi, việc thở bằng miệng, các dụng cụ nha khoa đặt trong miệng nữa.

    Với người mang bệnh tiểu đường, lở mép hay gây do nấm Candida.

    Về mặt chữa trị:

    - Các pom-mát steroid nhẹ, như desonide 0.05%, hoặc pom-mát hydrocortisone 0.5% hay 1% (mua không cần toa bác sĩ) có thể giúp lở mép mau bớt.

    - Dùng chất nhờn petrolatum hoặc các loại pom-mát giúp chống khô khác để bảo vệ và giữ vùng da quanh môi khỏi bị khô.

    - Các thuốc thoa chống nấm Candida (ketoconazol, clotrimazole, nystatin), các thuốc thoa trụ sinh, dùng riêng hoặc dùng phối hợp với pom-mát hydrocortisone, có thể giúp trong nhiều trường hợp.

    - Chữa xong vấn đề, ta có thể dùng pom-mát tacrolimus 0.1% hay kem thoa pimecrolimus 1% để ngừa sự tái phát.

    - Nhiều trường hợp, chúng ta nhờ nha sĩ khám và cho ý kiến, xem vấn đề răng miệng của bạn có cần đến những chữa trị nha khoa.

    - Chích chất collagen vào các khóe da quanh miệng cũng hữu dụng trong một số trường hợp.

    Ai cũng muốn có làn môi đẹp, tươi mọng, không khô khốc, nứt nẻ. Nếu cẩn thận chút, điều này không khó lắm. Muốn có làn môi tuyệt vời, mới thực khó. Vì làn môi tuyệt vời, vừa đẹp, vừa biết thốt ra những lời êm như ru, ngọt như mật, chẳng hạn: “Anh yêu ơi, đến đây em nhờ tí việc” (thay vì: “Này, thằng kia, lại đây bà bảo!”). Đây đúng loại làn môi các văn nhân, thi sĩ điên đảo, không tiếc lời ca tụng.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Đức


  2. #2
    a n i r t a k NEP's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Location
    Tây Bắc
    Posts
    8,139

    Default Re: Làn Môi - Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ

    thi sĩ nhiều thời điên đảo, hao tổn biết bao giấy mực.
    Cũng may ở Động Nhím làm thơ trên mạng chứ không các thành viên phòng Thơ nghèo rồi.

    Về việc khô môi thì npe thấy uống nước ngọt cũng dễ hay bị khô môi lắm (như Pepsi, Coke, Moutain Dew, vv...).

  3. #3
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Làn Môi - Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ

    Quote Originally Posted by npenpe View Post
    Cũng may ở Động Nhím làm thơ trên mạng chứ không các thành viên phòng Thơ nghèo rồi.

    Về việc khô môi thì npe thấy uống nước ngọt cũng dễ hay bị khô môi lắm (như Pepsi, Coke, Moutain Dew, vv...).
    Delta cũng nghĩ vậy, hèn chi thi sĩ ngày xưa rất nghèo

    Nước ngọt không nhữnglàm khô môi, mà còn gây ra bao nhiêu chứng bệnh khác đó bro Npe,

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts