THÁNH MAXIMILIAN KOLBE (1894-1941)

Là con người ai lại không muốn sống và sống hạnh phúc. Các thánh nhân là những người say mê cuộc sống trần thế, bởi một lẽ các Ngài yêu mến Thiên Chúa và các lòai thọ tạo. Thánh Phanxicô Assise là người sống hòa hợp với thiên nhiên và gần gũi con người. Thánh Maximilian Kolbe yêu sự sống bằng sự hiến tặng mạng sống cho tha nhân. Như lời dạy của Đức Kitô:”Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình thì sẽ được sống”. Tình nguyện chết thay cho người bạn tù, Kolbe đã thực hiện một cách tuyệt vời lời trối của Đức Giêsu:” Đây là điều răn của Thầy:anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.Không có tình yêu thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”(Ga15, 12-13).

Tiểu sử Thánh Maximilian Kolbe

Ngài chào đời vào ngày 7 thánh giêng năm 1894, tại Zund-Wola, thuộc nước Balan. bố mẹ đặt tên là Raymond. Năm 1907, thánh nhân nhập dòng Phan sinh và lấy tên là tu huynh Maximilien.Ngài được gởi sang Rôma để học triết học và thần học. Kolbe thụ phong linh mục vào năm 1918. Sau khi trở về Ba lan, Ngài thành lập đội Đạo binh Đức Mẹ vô nhiễm. Năm 1927, Kolbe thành lập hội”thành đô Đức Mẹ vô nhiễm”.Hội này phát triển và lan rộng tại Ba Lan và nhiều nước khác. Trở về Ba Lan năm 1936, cha phải chịu nhiều cuộc bách hại của Gestapo(mật thám Đức Quốc xã). Ngày 17 tháng 2 năm 1941, Maximiline bị bắt và giam vào trại Auschwitz, với số hiệu tù nhân:16670. Vào tháng 7 năm 1941, nhân một người tù trốn trại, mười người trong số còn lại bị án tử hình. Maximiline Kolbe đã tình nguyện chết cho một người tù, anh này đã có gia đình. Ngày 14 tháng 8 năm 1941, Đức Quốc xã đã kết thúc đời Ngài bằng một mũi thuốc độc, năm Ngài được bốn mươi bảy tuổi.

Đức Thánh Cha Phaolô VI phong chân phước cho Ngài vào năm 1971. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh vào năm 1982.

Trại Auschwitz

“Trại tập trung Auschwitz (Konzentrationslager Auschwitz) là trại lớn nhất trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Trại này nằm ở Ba Lan và được đặt tên theo thành phố Oświęcim gần đó, cách Kraków 50 km về phía Tây, cách thủ đô Warszawa 286 km. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan năm 1939, Oświęcim sáp nhập vào Đức và đổi tên thành Auschwitz.
Khu tổ hợp trại tập trung này bao gồm 3 trại chính: Auschwitz I- trung tâm hành chính; Auschwitz II (Birkenau)- trại hủy diệt (Vernichtungslager) và Auschwitz III (Monowitz)-trạilaođộng.
Ngoài ra còn có khoảng 40 trại vệ tinh, một số nằm cách các trại chính hàng chục cây số, với số lượng tù nhân từ vài tá đến vài nghìn người.
Số lượng người đã bị giết chết tại đây chưa được biết chính xác. Tại Tòa án Nürnberg, chỉ huy trại, Rudolf Höss, đã khẳng định con số này là ba triệu người. Năm 1990, Viện bảo tàng Quốc gia Auschwitz-Birkenau xét lại số liệu này. Các tính toán mới đã cho ra kết quả trong khoảng 1,1-1,6 triệu, khoảng 90% số người Do Thái của gần như tất cả các nước tại Châu Âu.”

Thông điệp của Thánh nhân

Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô II nói rằng:”Trong khi Auschwitz được dựng nên để tiêu diệt phẩm giá con người, thì cha Kolbe đã nâng cao siêu nhiên tột độ”.Thật vậy, Maximiline đã bày tỏ:”ghét ghen không phải là luật sáng tạo, chỉ tình yêu mới sáng tạo”.Do tình yêu Đức Kitô thúc đẩy, cha Kolbe đã yêu cầu viên chỉ huy trại:”Tôi muốn chết thế cho người này,vì anh ta có vợ con”, khi được hỏi tại sao, Ngài chỉ trả lời một cách hết sức đơn giản:”Vì tôi là linh mục công giáo”.Trong bài giảng sau kinh truyền tin vào trưa chúa nhật ngày 8 tháng 9 năm 2009, Đức thánh Cha Bênêđictô 16 đã nhắc đến hai vị thánh tử đạo tại trại tập trung Auschwitz: Thánh Maximiline và Thánh Nữ Edith Stein.Ngài nói:”Các vị thánh này là nhân chứng của đức ái là yêu cho đến cùng,và không tính sổ về những sự dữ phải tiếp nhận, nhưng chống lại sự dữ bằng những việc lành”.

Cuộc đời của vị linh mục Maximilien Kolbe là chứng nhân cho Tin Mừng yêu thương của Đức Giêsu Kitô. Trong khi thi hành nhiệm vụ mục tử của mình, cha Kolbe đã biểu tỏ một cách hết sức trọn vẹn hình ảnh của vị mục tử nhân từ, khi hiến mạng sống vì anh em. Những người bạn tù gọi Ngài bằng một cái tên đầy thân thiết:” Ông linh mục thân mến của chúng tôi”.Năm linh mục, cũng là dịp để mỗi người nhìn vào đời sống của thánh nhân và soi bóng cuộc đời Mục tử của mình.


LM Giacôbê Tạ Chúc