Chân Lý , Giả Lý
Ngày 20-10-1989
Taipei
Muốn hoằng pháp là phải nhờ vào cái thể xác , nhờ vào phương tiện duy chuyển , rồi sau đó mong đợi đệ tử đến nghe kinh . Khi Phật tử nô nức đến nghe thuyết pháp chẳng may xe hư , hoặc bất ngờ người láy xe vì 1 lý do gì đó không đến được , nhưng Phật tử cũng cố gắng tề tựu đến đông đủ thì Sư Phụ lại bị bệnh , thì hoằng pháp khó thành . Nhưng có bao giờ quí vị nghe Sư Phụ bị bệnh mà bỏ buổi thuyết pháp nào không ? Thưa quí vị , chưa bao giờ , vì sự thật có nhiều lúc Sư Phụ rất mệt mỏi , nhưng Sư Phụ đã hy sinh tất cả quyền lợi cá nhân mà vẫn vui vẻ , ôn hòa ra giữa đại chúng để thuyết pháp , quí vị không biết đó thôi ...
Hoằng pháp trên thế giới này không phải là điều đơn giản , vì tất cả mọi vật chất ở thế giới này đều do nghiệp chướng mà ra .
Vật chất là gì ? Là thể xác , ăn , uống , quần áo ... đều đến từ lực lượng của Ma Vương , nhưng vì chúng ta muốn hoằng pháp , cho nên muốn có vật chất là phải phấn đấu với công việc , không phải là điều đơn giản . Vậy pháp là gì ? Nó là 1 thứ mà ta không thể sờ được , muốn nói cho rõ cũng không dễ dàng , cùng lắm chỉ nói được 1 chút , đúng ra chân lý vốn phải dùng miệng để mà nói , không thể dùng ngôn ngữ để biểu thị , cho nên dùng cái thân thể này thuyết pháp , hay là lợi dụng cái vật chất đi hoằng pháp , cũng không đơn giản , tại vì vật chất đã quá thô và tầm thường rồi , nó đều không thuộc về cái tầng thứ của trí huệ , nếu như chúng ta muốn dùng cái vật chất không có trí huệ này , để nói rõ cái tình trạng của 1 thứ đại trí huệ , điều đó thật khó vô cùng .
Thứ nhất : Tại vì dùng 1 thứ tài liệu giới hạn để miêu tả 1 thứ đại trí huệ vô biên là 1 điều rất khó khăn . Thứ 2 : Người nghe cũng chỉ có thể dùng cái công cụ vật chất để nghe , để lãnh hội 1 cái giáo lý cao siêu bất khả tư nghì , 1 thứ đại trí huệ , điều đó cũng không đơn giản . Hai bên đều không đơn giản , Sư Phụ nói không đơn giản , quí vị nghe cũng không đơn giản cho nên muốn thông hiểu chân lý , không phải dễ dàng .
Nếu muốn hiểu biết chân lý nên dùng cái Phật tánh của mình để mà giác ngộ . Muốn truyền chân lý , cũng phải dùng tâm truyền tâm , không thể dùng ngôn ngữ mà truyền được . Ca hát , bái Phật , hay là giảng kinh , đều chỉ là giai đoạn sơ cấp A B C mà thôi . Quí vị nghe A B C trước , sau đó sinh ra hiếu kỳ , muốn được hiểu thêm 1 chút , muốn nâng cao đẳng cấp của mình , nếu hằng ngày chỉ niệm A B C thì thật là nhàm chán . Nếu như hiểu được điều này thì nên cầu thầy "truyền tâm ấn" , đây mới là pháp môn của chúng ta .
Nói đúng ra pháp môn cũng không là gì nhưng mà truyền tâm ấn mới là sự quan trọng , tại vì truyền tâm ấn là dùng "tâm truyền tâm" , tâm là ý thức , dùng tâm để truyền pháp , truyền pháp không phải là nói , Sư Phụ giảng đạo lý cho quí vị nghe , quí vị nên làm cách này , cách kia , như vậy vẫn chỉ thuộc về từng ngoại biểu mà thôi .
Lúc truyền tâm ấn , Sư Phụ dạy quí vị những việc gì "không nên làm" thì "đừng nên làm" . Sư Phụ sẽ dạy quí vị đừng cần cái này , đừng cần cái kia , cái gì cũng không cần , rồi sau đó mới có thể tìm được cái Phật Tâm của chúng ta , nghe như vậy có phải là mâu thuẩn hay không ? Không phải , đúng ra tại vì chúng ta muốn tìm Phật Tâm , đều hướng bên ngoài mà tìm những thứ ngoại biểu ; cho nên khi quí vị tìm đến với Sư Phụ , Sư Phụ không muốn quí vị chấp chứa tìm cầu ở bên ngoài , cho nên dạy quí vị không cần cái này , cũng không cần cái kia , nhưng "không cần" vẫn chưa phải là pháp môn , nếu như chúng ta thật xã bỏ được 1 chút cái ngã , thì trong 1 tích tắc , chúng ta cũng có thể có thể nghiệm "khai ngộ"
Truyền tâm ấn là việc đơn giản nhưng mà cũng không đơn giản , đơn giản là bởi gì lúc truyền tâm ấn , tức khắc có thể khai ngộ , nhưng cũng cần có 1 người có thể truyền tâm ấn , tìm được thứ người đó , không phải là chuyện dễ dàng , không phải nói rằng truyền tâm ấn là việc phiền phức , cũng không phải nói khai ngộ là điều khó khăn , hay không phải là 1 điều không thể mong ước được . Giải thoát không khó , khai ngộ cũng không khó như ta tưởng tượng nhưng kiếm được 1 người có thể giúp đỡ cho chúng ta được khai ngộ mới chính là 1 việc không dễ dàng .
Truyền tâm ấn có thể truyền cho rất nhiều người , cũng có thể truyền cho 1 người , cái này đều do vị sư truyền tâm ấn đó quyết định . Cho nên các vị thiền sư hồi xưa , có người chỉ có vài đệ tử mà thôi . Lão Tử không có ai biết đến , Bồ Đề Đạt Ma có 5 người đệ tử , Huệ Năng có nhiều hơn 1 chút , Phật thích Ca Mâu ni rất có thể có thêm nhiều hơn , Chúa Giê Su chỉ có 12 vị đại đệ tử , rất có thể Ngài cũng có truyền pháp cho nhiều người khác nữa nhưng chỉ có 12 vị đó là khai ngộ nhất .
Các vị có thể tự hỏi mình , sau khi truyền tâm ấn thì đều là người khai ngộ , vì sao có người ngộ được nhiều ? Có người ngộ được ít ? Có người có thể tiếp tục truyền pháp dùm cho Sư Phụ của họ , có người không thể làm được ? Cái này đều có liên quan đến việc tu hành . Sau khi truyền tam ấn , không phải nói là lập tức có thể hoàn toàn thành Phật ; thành Phật không có sai , lúc chưa có truyền tâm ấn , vốn đã là Phật rồi , không phải đợi đến truyền tâm ấn rồi mới thành Phật , nhưng bởi vì chúng ta tự không biết được , không nhận thức được chúng ta là Phật , cho nên cần phải truyền tâm ấn . Sau khi truyền tâm ấn cũng chưa có chắc lập tức có nhiều thể nghiệm , chỉ có thể khai ngộ 1 chút , có người khai ngộ nhiều , có người khai ngộ ít nhưng vẫn cần tiếp tục tu hành . Tu càng nhiều , càng nhận thức được cái cá tính của chúng ta , càng biết được cái địa vị của chúng ta .