Chúa Nhật XVIII thường Niên – Năm C

NGHỊ LỰC SẼ TẠO CHO BẠN SỰ PHONG PHÚ



(Ecclesiastes 1: 2, 2: 21-23; Psalm 90; Colossians 3: 1-5, 9-11; Luke 12: 13-21)

Ecclesiastes là ai? Trong một số bản dịch Qoheleth (Qo abbrev. Bible Ecclesoates) được trình bày là “Giáo viên” (Teacher) hay “Nhà Thuyết giáo” (Preacher), trong khi một số trường hợp khác lại dịch Qoheleth như danh tính của một người. Nhưng một điều hiển nhiên: có thể ông không phải là loại người mà bạn có thể mời đến dự một bữa tiệc hay tham gia một chuyến du ngoạn.

Ông thường gây ấn tượng cho người đọc vì sự u uẩn, yếm thế và ưu tư trần thế. Nhưng trong thực tế, một số giáo sỹ Do Thái trung dung phần nào thừa nhận cuốn sách này vào kinh sách chính thức của Kinh Thánh – nó dường như chẳng hoan hỷ, hy vọng hoặc ý thức về mục đích cuộc sống gì cho lắm.

Luồng khí khai thông của ông có vẻ như thừa nhận quan điểm này: “Phù hoa thuộc về những phù hoa . . . tất cả chỉ là phù hoa.” Phù hoa là cách diễn đạt khá hoàn hảo của từ vựng Do Thái, nó mang ý nghĩa phù vân: bốc hơi, khói mây và trống vắng. Những lời giáo huấn của ông không dựa trên căn bản của sự mặc khải mà dựa trên kinh nghiệm của cuộc sống đời thường. Mọi người tốt thường không giành được chiến thắng, cuộc sống bị thiên vị và không phải mọi chuyện đều kết thúc có hậu.

Tất cả những sự việc mà chúng ta đầu tư với quá nhiều nghị lực và sự quan trọng có thể bị cuốn trôi trong giây lát và thường là thế. Điều này thật dễ dàng để khảng định – chỉ cần gọi về cho tâm trí những hình ảnh của hàng nghìn người sống sót trong những trận động đất, hỏa hoạn, lũ lụt không được nói đến. khi họ lựa chọn theo cách của họ qua những đống đổ nát của những ngôi nhà, những khu phố, và những thành phố, họ bị tiêu tan chẳng còn thứ gì mà chỉ còn lải những mảnh vải trên lưng họ (và thậm chí thường không là như thế) và những mảnh đời tan vỡ. Những thịnh vượng, giàu sang có thể qua một đêm bị xóa sổ bằng những đảo lộn kinh tế. Ốm đau, hoạn nạn có thể làm biến đổi hoặc rút ngắn ngay cả những cuộc sống thành công nhất. Và chúng ta không thể mang theo bất cứ những gì cùng với chúng ta. Ecclesiastes đơn giản chỉ đòi hỏi chúng ta lý do tại sao mà chúng ta phải tự loại bỏ bản thân khỏi sự căng thẳng những gì là tạm bợ, phù du và vội vã qua mau của những giá trị nghi ngờ. Lời khuyên cuối cùng của ông là cuộc sống lạc quan mỗi ngày với lòng biết ơn và đừng quá tham vọng, trói buộc, ám ảnh và định hướng.

Chẳng phải là lời khuyên vô bổ - về tư tưởng thứ hai, có lẽ Ecclesiastes là một sự bổ khuyết hữu ích đối với một đảng phái.

Tac giả của Colosians co phần trùng hợp với Ecclesiastes, vì ông đã khuyến cáo chúng ta đừng để mình sa đọa trong những đam mê lạc thú và trần tục. Nhưng có một điều gì đó khác hơn về công ciệc ở đây: chúng ta đang trong tiến trình hình tành cái tôi mới của mình – cái tôi mà chúng ta sẽ trở nên khi chúng ta biến khỏi thế gian này. Ông đòi hỏi chúng ta phóng tầm nhìn cao hơn về những điều gì đó mà nó thực sự tạo cho chúng ta hạnh phúc đích thực – những điều đó phản ảnh thực tế của Thiên Chúa.

Chúng ta trở nên những gì mà chúng ta trìu mến và tìm kiếm sau đó – nếu sự lựa chọn của chúng ta là những thứ trần gian, vậy đó là phần thưởng của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta lựa chọn những thứ đó cuối cùng – công bằng, nhân hậu, chân lý, can đảm và hào phóng – thì đó chính là những gì chúng ta sẽ trở nên trường tồn, vĩnh cửu. Sự lựa chọn ấy là chúng ta, và chúng ta được bày tỏ vô số những cơ hội mỗi ngày để tạo ra những lựa chọn thiết yếu đó.

Câu chuyện Tin Mừng cũng đã minh họa điều y như vậy. Có hai người đang tranh cãi về tài sản và họ cố lôi kéo Chúa Giê-su nhập cuộc. Nhưng Người từ chối liên lụy vào sự lôi cuốn ấy. Thay vào đó, Người dùng điều này như một cơ hội để thuyết phục người nghe của Người rằng đó là sự tước đoạt điên rồ để đổ ra tất cả thể chất, trí tuệ và năng lực tinh thần vào sự tích lũy của cải và tài sản.

Người đàn ông trong câu chuyện tin rằng ông ta là người nắm quyền số phận của chính mình và rằng giờ lâm tử của ông ta do ông ta quyết định. Giống như người chơi trò chơi thành công đến mức tối đa và rồi chết vì một cơn đau tim hoặc một vài vấn đề khác ở tuổi trung niên. Nhân vật trong câu chuyện chẳng nấy chốc sẽ nhận ra rằng một người nào khác sẽ hưởng sự giàu có của mình. Không chỉ thế, ông ta đã, đang và sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Mẹ Teresa đã một lần nhận xét rằng nhiều người trong những quốc gia phát triển phải đau khổ từ dấu hiệu ruồng bỏ vì cảnh đói nghèo của chính họ - thiếu thốn tinh thần. Thỉnh thoảng chúng ta cần “kiểm toán tâm linh” – nếu hôm nay chúng ta phải giã từ hành tinh Trái Đất này, những gì là thứ chúng ta mang theo được?

Chúng ta đã trở nên loại người nào? Phải chăng giàu có hay nghèo hèn là những vấn đề thuộc linh hồn? Sự phong phú duy nhất mà chúng ta thực sự có thể tích lũy và tồn tại là nghị lực và sự trưởng thành tâm linh.


(nguồn: Regis College – The School of Theoplogy)

Jos. Tú Nạc, NMS