-
Moderator
T - THOẢI MÁI TỰ TẠI
THOẢI MÁI TỰ TẠI
Đại sư vì để giữ gìn gia phong được thoải mái tự nhiên, nên không muốn các đệ tử tích cực quá độ, bao gồm những giáo huấn nội tại của ông ta, ông ta thích nói chuyện của mình:
“Đệ tử thứ nhất của ta vì việc tu hành mà tâm lực tiều tụy xác xơ hết chỗ nói; đệ tử thứ hai dũng mãnh tinh tiến luyện tập phương pháp truyền dạy của ta, suýt biến thành điên khùng; đệ tử thứ ba thì cả ngày chìm đắm trong tĩnh tọa suy tư, thành kẻ ngây ngô như tượng gỗ; chỉ có đệ tử thứ tư là giữ gìn được sự cân bằng thân thể và tinh thần của mình.”
Những người ngồi đó đều mở miệng hỏi: “Anh ta làm thế nào mà đạt được như thế ?”
- “Anh ta làm được, bởi vì đại khái anh ta là người duy nhất từ chối phương pháp của ta.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thầy giáo, sư phụ, người hướng dẫn chỉ là người đem cái học vấn, kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm của mình ra để truyền đạt lại cho học trò đệ tử mà thôi, họ đem cái căn bản của môn học để dạy cho các học trò, còn thành nhân, thành tài thành đạt được hay không là ở nơi học trò.
Một thầy giáo giỏi thì không những tận tâm truyền dạy cho học trò mà thôi, nhưng còn khuyến khích học trò mạnh dạn tìm kiếm những phương pháp mới, những suy tư mới khác mình, có như thế học trò mới tiến bộ và thoải mái tự nhiên, bởi vì nếu thầy dạy không thoái mái tự nhiên, thì học trò cũng không tự nhiên thoái mái mà học.
Đời sống thiêng liêng của giáo dân và đời sống tu đức của các linh mục tu sĩ cũng vậy, nếu không thoái mái tự nhiên trong tu hành, thì cũng sẽ trở thành kẻ ngây dại, hoặc cả ngày trầm cảm trong phòng, hoặc tệ hơn nữa là trở thành người chống đối và phỉ báng Giáo Hội.
Đó là hậu quả của sự học gò bó và dạy gò bó nguyên tắc cứng nhắc của một số người vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules