-
Moderator
T - THIÊN CƠ
THIÊN CƠ
Sư phụ đã có kể qua câu chuyện về cái bát. Đây là một vật cổ có giá trị lớn, trở thành vật tranh nhau của hội bán đấu giá, nhưng ai biết được chủ nhân của cổ vật này là một tên lang thang phiêu bạt trên hè phố, đã dùng cái bát ấy đi xin vài đồng bạc của người khác để sống qua ngày, cuối cùng lăn đùng xuống mà chết.
Đệ tử hỏi sư phụ: Cuối cùng cái bát ấy tượng trưng cho cái gì ? Đại sư trả lời: “Bản thân con ấy.”
Đệ tử đợi sự giải thích của sư phụ.
Sư phụ nói: “Lực chủ ý của các con vẫn là để trong sách hoặc là một vài tri thức không đáng giá do sư phụ thu góp lại. Nếu các con có thể chú ý nhiều thêm một chút cái bát mà các con cầm trong tay, thì các con mới tiến bộ cách chân chính.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Cái bát gỗ tự nó chẳng có gì là quý là hiếm, nhưng chẳng qua là vì nó có một “lịch sử” ly kỳ dính liền với tên lang thang phiêu bạt trên hè phố, thế là nó trở thành cổ vật. Nó trở thành cổ vật là vì con người ta thích tìm những điều kỳ dị, thích chơi nổi, thích được mình là người đầu tiên khám phá ra cổ vật...
Bản thân của mỗi con người quý hiếm hơn tất cả các lọai cổ vật, bởi vì nó có linh hồn, có trí tuệ để biết phân biệt làm thế nào để cho cuộc sống của họ được hạnh phúc và có ích cho mọi người. Và càng quý hiếm hơn nữa khi con người ta được Máu Thánh Chúa Giê-su đổ ra để rửa sạch những vết nhơ tội lỗi của họ.
Giá trị của bản thân mình thì vô giá, nhưng có một vài người Ki-tô hữu lại đem bán đại hạ giá bản thân mình cho ma quỷ, cho những danh vọng và dục vọng của thế gian, họ quên mất danh vọng không đổi được linh hồn, tiền tài không mua được linh hồn, và quyền uy không có thì không có chút quyền gì với linh hồn.v.v...
Cái bát gỗ tượng trưng cho bản thân mình, nhưng nó không thể quý hơn bản thân mình. Đó là thiên cơ....
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules