Hạm trưởng Lê Bá Hùng
Phỏng vấn Hạm trưởng Lê Bá Hùng
Từ thuyền nhân trở thành hạm trưởng, trung tá Lê Bá Hùng của Hải quân Hoa Kỳ đã chỉ huy con tàu trị giá 800 triệu USD, với thủy thủ đoàn 300 người cập cảng Đà Nẵng hôm 7/11/2009.
Ông Lê Bá Hùng, 39 tuổi, sinh ra tại thành phố Huế. Ông được tàu Mỹ vớt khi gia đình ông đang tìm cách vượt biển đi tỵ nạn hồi năm 1975.
Gia đình ông định cư tại bang Virginia và sau đó ông trở thành công dân Mỹ. Ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ loại xuất sắc vào năm 1992 và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận chức vụ hạm trưởng hồi tháng 04/2009.
Trả lời phỏng vấn tiếng Anh của BBC World Service, ông kể lại quá trình 'từ thuyền nhân tr̉ở thành thuyền trưởng' của mình và nói v̀ề cảnh gia đình chia ly sau 1975:
Trung Tá Hùng: Cha tôi lúc đó là phó chỉ huy trưởng một đơn vị hậu cần của hải quân. Vào ngày 29/04/1975, chỉ huy của ông rời Việt Nam và không báo cho cha tôi biết. Khi cha tôi phát hiện được thì ông vẫn không bỏ vị trí mà đóng vai trò chỉ huy. Ngày hôm sau, miền Nam Việt Nam tan rã và Sài Gòn thất thủ và lúc đó cha tôi đứng trước quyết định khó. Nhưng khi binh lính của ông hỏi ông rằng họ có thể về nhà để đưa gia đình ra khỏi Việt Nam hay không thì ông nói là “được, hãy về lo cho gia đình đi”.
Và sau đó cha tôi đã đón mẹ tôi và tôi, là đứa út và chúng tôi rời Sài Gòn bằng thuyền tàu cá và cha tôi làm hoa tiêu cho chủ tàu cá đó. Vào ngày hôm sau (01/05) thuyền của chúng tôi được một tàu tiếp dầu hải quân kéo đi tiếp và tới ngày 02/05 thì gặp tàu chiến Hoa Kỳ và được đưa lên.
Trung Tá Hùng: [Khi cả nhà rời Việt Nam trên một thuyền nhỏ] các anh và chị của tôi lúc đó còn đang ở Huế vì học tại đó và Huế cũng là quê của gia đình tôi. Các anh chị tôi đã không về kịp để đi cùng với tôi và cha mẹ tôi. Họ ở lại Việt Nam thêm 8 năm nữa, tức là cả nhà tôi đoàn tụ vào năm 1983.
Đây là lần đầu tiên Hạm trưởng Lê Bá Hùng trở lại Việt Nam kể từ năm 1975!
Ông Lễ Bá Hùng trả lời BBC,
-"Tôi tự hào là người Mỹ và tôi cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi."
BBC: Vậy cuộc sống của ông và gia đình ông ngay lúc vừa sang Hoa Kỳ thế nào?
Trung Tá Hùng: Tất nhiên là khó khăn. Chúng tôi rời Việt Nam quá vội và không mang theo tiền nong gì cả. Cha tôi phải kiếm sống và nuôi gia đình nhưng cũng rất may rằng có các gia đình bảo trợ rất hảo tâm giúp nên chúng tôi đã bắt đầu được cuộc sống mới tại Hoa Kỳ.
BBC: Ông luôn có tham vọng vào hải quân hay không?
Trung Tá Hùng: Tôi muốn lập nghiệp trong hải quân và tôi muốn theo bước của cha tôi để noi gương ông, cũng như sự hy sinh của cha tôi cho đất nước của ông và việc ông hy sinh nuôi nấng gia đình chúng tôi. Tôi muốn vào hải quân bởi khi nhìn lại tôi thấy về một cơ hội tuyệt vời của mình là người Mỹ và là cách để tôi trả ơn cho nước Mỹ, tổ quốc của tôi. Và cũng là để đền ơn cho những người bảo trợ, bè bạn giúp đỡ gia đình tôi.
BBC: Khi ông đưa tàu khu trục vào cảng Đà Nẵng, về Việt Nam là mảnh đất nơi ông sinh ra chắc ông cảm thấy tự hào?
Trung Tá Hùng: Tôi cảm thấy tự hào. Và quan trọng hơn là tôi biết rằng cha tôi cũng tự hào. Ông gửi email cho tôi nhiều trước chuyến đi này và ông thấy vui khi tôi là hạm trưởng và hơn nữa là tôi đang ở Việt Nam vào lúc này.
BBC: Việt Nam có ý nghĩa gì đối với ông vào lúc này?
Trung Tá Hùng: Việt Nam là nơi tôi sinh ra. Tôi tự hào là người Mỹ và tôi cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Tôi luôn ước mơ quay trở lại Việt Nam và rốt cùng đã có cơ hội để về và tôi coi đó là điều rất đặc biệt. Và vào chính lúc này chứ không phải lúc nào khác, tôi muốn trở lại Việt Nam. Lần tới khi trở lại Việt Nam tôi sẽ đưa vợ và các con tôi về để các cháu có thể thấy được nơi tôi lớn lên, ít nhất là 5 năm đầu.
BBC: Thế Cuộc chiến Việt Nam vẫn còn tác động tới ông và gia đình ông hay không? Tức là ông vẫn còn thấy tiếng vọng của những gì đã xảy ra từ nhiều năm trước?
Trung Tá Hùng: Đối với tôi thì điều đó không nhiều như đối với cha của tôi. Cha tôi chưa trở lại Việt Nam. Tôi hy vọng một ngày nào đó cha tôi sẽ trở lại. Nhưng tôi nghĩ rằng cha tôi thấy khó trở lại được. Điều đó khá dễ thấy. Mẹ tôi, anh chị của tôi bảo cha tôi quay trở lại nhưng cha tôi vẫn từ chối. Tôi nghĩ vẫn còn nặng nề. Tất nhiên là ông có một số ký ước buồn thời đó, bởi đó là quãng thời gian có nhiều điều khiến việc trở lại cũng khó khăn.
Khu trục hạm USS Lassen thuộc hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Tàu USS Lassen là khu trục hạm hạng Arleigh Burke có trang bị hỏa tiễn định vị, vào loại hiện đại, lớn và mạnh nhất trong số khu trục hạm.Kể từ chuyến thăm của tàu USS Vandergrift đến cảng Sài Gòn hồi tháng 11/2003, đã có nhiều tàu chiến Hoa Kỳ thăm Việt Nam và hồi tháng Tư năm nay, một nhóm sỹ quan cao cấp của Việt Nam cũng đã thăm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.
Hôm qua post mà quên một chi tiết quag trọng
Nếu bạn muốn biết thêm người VN ở Hải Ngoại thì bấm vào Đây để hiểu thêm