CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU LÀ ĐỂ CHÚNG TA THIỆN HẢO
Người chuyên bị bách hại hoặc nạn nhân là nhân vật được biết đến đối với tất cả chúng ta. Những cá nhân này tận hưởng hàng loạt sự tự thán, thảm trạng và quả quyết tin rằng “sự hành hạ” của họ là bởi vì họ chân chính còn những người khác là bất chính, bỉ ổi. Họ sẽ đứng ra đấu tranh cho những gì là lẽ phải trong khi người khác hành động trên lợi ích cá nhân hoặc tham nhũng thối nát. Nhưng không thường như thế, họ chịu đau khổ vì những ý kiến, những định kiến và cách ứng xử của chính họ đó là sự tự tin và không khoan nhượng.
Thời đại của chính chúng ta trôi nổi những tiên tri tự phong y như thế - vậy làm thế nào chúng ta nhận ra đâu là bài báo, điều mục chính thống? Chúng ta có thể quay lại đoạn trích từ Isaiah, vì “Người Tôi Tớ Khổ Đau” – với sự nhấn mạnh từ “tôi tớ” – là mô thức cho tất cả những ai nói về sự bảo hộ của Thiên Chúa. Trên hết tất cả, người tôi tớ ấy sẵn sàng từ bỏ bản ngã và những xét đoán cá nhân. Điều này cho phép người tôi tớ lắng nghe một cách thực tế tiếng nói của Thiên Chúa – thường bị nhầm lẫn với những xét đoán cá nhân và kết tội của con người. Trong thực tế thông điệp mà người tôi tớ nhận lãnh thì thường là sự chấn động hoặc thử thách. Và phương thức điển hình đó nó được biểu đạt thông qua những ngôn từ của hy vọng và khuyến khích động viên – cam chịu sự mệt mỏi với một từ. Nhận thức tiềm ẩn của sự sống đã hướng dẫn và giáo huấn từ mạch nguồn thiêng liêng trở thành một nguồn lực vô biên cần thiết để đối phó phe nhóm đối lập và tổ chức đối kháng mà chắc chắn sẽ đến.
Hai điều cần phải tránh bằng mọi giá. Điều thứ nhất là hèn hạ và nhu nhược khi đứng trước sự đối kháng mà gây cho người ta phải đầu hàng. Điều thứ hai là kiêu ngạo khẳng định mình là đúng có thể dẫn con người đến lăng mạ, công kích và hậu quả là từ bỏ những đường lối mà thế giới đang thực hiện. Người đầy tớ đau khổ chân chính là người đầy tớ cam chịu vì những lý do chính đáng và nhu cầu bản ngã không phải là một trong những lý do đó.
Nhiều người tin rằng sự khiêm hạ và loại trừ bản ngã là dấu hiệu của nhu nhược và là một lời mời cho sự thống trị và áp bức. Nhưng cuộc đời của Chúa Giê-su đã chứng tỏ sự đối lập: hãy từ bỏ địa vị, đặc ân, an toàn và quyền lực không chỉ là giải phóng mà còn là nâng cao vị thế một cách thiêng liêng. Thậm chí không gắn bó với địa vị thiêng liêng và cao cả của Người, Chúa Giê-su đã chấp nhận thân phận loài người – ngay cả thân phận của một người nô lệ - và chấp nhận con đường dẫn đến cái chết trên thập giá. Nhưng sự phó mặc này chính là ý định của Thiên Chúa và là sự tận tụy không nao núng đối với sự thiện hảo của tha nhân, và đó là khí cụ cao quý của Người. Và vì thế, nó ở cùng chúng ta: thường đó là lo sợ tổn thương và mất mát mà cản trở chúng ta khỏi cương vị môn đệ nhiệt thành và phục vụ tha nhân. Nhưng ở một nơi nào đó trong Tân Ước đã nói với chúng ta rằng tình yêu hoàn hảo xua tan sợ hãi.
Tất cả những điều này là bằng chứng hiển nhiên trong cuộc thương khó của Chúa Giê-su. Nhưng chúng ta có thể hỏi: tại sao Chúa giê-su đã phải chịu đau khổ và tại sao chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó này hàng năm? Cuộc thương khó và đóng đinh trên thập giá không phải là đối tượng thuộc sứ mệnh của Người cũng chẳng phải sự đau khổ thiện hảo tự thân. Sự đau khổ không nên thần thánh hóa hoặc thi vị hóa – điều này rất dễ có thể dẫn đến áp bức và bất công. Sứ vụ của Chúa Giê-su là chứng tá những đường lối của Thiên Chúa – bác ái, công lý và hiệp nhất – trong sự trung kiên và phương thức không dao động. Người phải chịu những xét đoán, truyền thống, định kiến của loài người thử thách cùng những sợ hãi trong niềm hy vọng bắt đầu hoàn toàn ló dạng và giải phóng tâm trí và tâm hồn của những ai mà Người đã bất ngờ gặp gỡ. Thậm chí tại bữa tiệc ly (cuối cùng) và hơn thế nữa Người sẽ phải thực hiện với những yếu đuối loài người điển hình trong những người xung quanh: mánh khóe lừa bịp và thừa nhận, phản bội, những hành động bạo lực cùng lời lẽ cũng như việc đối xử tàn ác của cong người.
Chúa Giê-su đã phải chịu đau đớn để nhận ra không nhiều những môn đệ của Người đã hiểu Người như thế nào và hấp thụ tấm gương cùng những lời giảng huấn của Người. Mà thậm chí trên thập giá Người khước từ để nhượng bộ trước những lối cư xử của con người: thay vì giận dữ và trả thù, Người tha thứ cho những ai chịu trách nhiệm về cái chết của Người – một điển hình cao cả về sự đầu hàng tuyệt vời của cái tôi trước Thiên Chúa. Lễ kỷ niệm của riêng chúng ta về sự thương khó của Đức Chúa không nên tập trung hoàn toàn vào sự đau khổ của Người. Lý do khổ nạn của Người – lòng trung thành trước sứ mệnh của Thiên Chúa – có tầm quan trọng cao cả hơn. Và đó là tiếng gọi tới tất cả mọi tín hữu đối với cương vị môn đồ - đừng đau khổ vì lợi ích riêng của mình mà phải gạt cái tôi sang một bên, an toàn và thư thái vì lợi ích, hạnh phúc của thế giới và những người đang hiện hữu.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Lm. Jos Tú Nạc, NMS