CHÚNG TA LÀ TÁC NHÂN CỦA CHÍNH SỐ PHẬN MÌNH

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm A (Ezekiel 33: 7-9; Psalm 95; Romans 13: 8-10; Mattew 18: 15-20)

Hãy quan tâm những vấn nạn của chính mình! Đó là phản kháng của chúng ta với một ai đó, người mà la rầy, chỉ trích chúng ta liên tục hoặc chửi mắng chúng ta vì những hành vi của chúng ta – và trong hầu hết những trường hợp đó là phản ứng thích đáng. Có nhiều người thích thú tự phong như giám đốc điều hành cuộc sống của những người khác, nhưng lại khá lỏng lẻo trong việc quản lý của chính mình.

Nhưng đây là đoạn trích từ Ezekiel đề cập đến một điều gì đó hoàn toàn khác. Ezekiel đã được Thiên Chúa đề cử là một người lính canh hoặc người theo dõi tất cả Israel. Công việc của ông là cảnh báo khả năng nguy hiểm hoặc thảm họa thiên tai để mọi người quay trở lại những đường lối của Thiên Chúa. Ông là lương tâm của dân tộc. Ezekiel đã viết những điều này trong cuộc sống lưu đày – đền thờ đã bị hủy diệt vào năm 587 trước Công nguyên, và người ta đã thực hiện nhiều công việc truy cứu phần hồn. Ngôn ngữ có vẻ như chói tai và bạo lực, nó đại diện cho thế giới quan và quan điểm tôn giáo của một nền văn hóa cách đây 2.500 năm. Người ta đã nhìn thấy những hành động của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự việc, ngay cả sự hủy diệt của dân tộc. Và nguyên nhân thảm họa thiên tai luôn là tội lỗi con người và sự quy định thưởng, phạt thiêng liêng của Thiên Chúa theo sau.

Ngày nay chúng ta vô cùng miễn cưỡng để nói về một người nào đó chết vì tội lỗi của họ. Nhất là khi nó hàm ý rằng cái chết đó là do bàn tay của Thiên Chúa. Và chúng ta đừng đổ lỗi cho một quốc gia do là nạn nhân của sự xâm lược, hận thù – những quộc gia bị sự xâm lăng của phe Trục trong Đệ Nhị Thế chiến không phải là bị “trừng phạt” vì tội lỗi của họ. Nhưng Thiên Chúa vẫn đề cao những người nam và những người nữ hành động như những người lính canh phòng – khuyến cáo chúng ta khi chúng ta lầm dường lạc lối của những nguyên tắc thiêng liêng vào vùng hoang dã của ích kỷ, bạo lực và sợ hãi. Lời cảnh báo này không phải là để tránh sự trừng phạt của Thiên Chúa mà do hậu quả thuộc hành động của chúng ta – và để nó không còn những nghi ngờ, luôn luôn có những hậu quả. Chúng ta luôn chắc chắn chịu trách nhiệm về cuộc sống và những hành động của chính chúng ta nhưng hãy đừng để tâm hồn của chúng ta chai đá trước những lời khuyên bảo và khuyến cáo của mọi người về nguyên tắc và sự vẹn toàn hoặc sự hướng dẫn yêu thương của gia đình và bạn bè đáng tin cậy. Cuộc sống này chúng ta bảo vệ có thể là của chính chúng ta, hoặc của cộng đồng hay quốc gia chúng ta.

Con đường của Thiên Chúa rất đơn giản, không dễ dàng, nhưng không phúc tạp và không có gì hơn là tình yêu tha nhân. Nhân loại yêu thích xây dựng những hệ thống rắc rối và phức tạp đứng đầu của điều răn thiêng liêng căn bản đối với tình yêu, và hệ thống này luôn luôn che lối. Thánh Phao-lô đã quan sát một cách chính xác rằng tình yêu không phải cảm xúc mơ màng ấm áp mà là công bằng hướng đến tha nhân. Tóm lại đối xử với người khác như chính mình muốn được người khác đối xử. Nhưng điều này cũng được áp dụng đối với các quốc gia. Chúng ta không thể xây dựng những hệ thống kinh tế và chính trị mà lợi dụng, bóc lột, loại trừ hoặc đối xử với con người như tận dụng, tiêu hao. Khi lợi nhuận và quyền lực trở nên những nguyên tắc căn bản đối với một cá nhân, quốc gia hoặc xã hội, những hạt giống dành cho sự hủy diệt đã được gieo rắc.

Sự tha thứ và hòa giải không phải là tùy chọn. Nhiều người muốn suy nghĩ như vậy, những Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng của Thánh Mat-thêu, nhiều lần nhấn mạnh rằng sự tha thứ là cốt lõi của mối quan hệ trong chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta không thể mong chờ để được hiệp nhất với Thiên Chúa nếu chúng ta vẫn kéo theo hành trang tạo mối hận thù, giận dữ và oán hờn. Trong đoan trích Tin Mừng, Thánh Mat-thêu đã thể hiện rõ ràng chúng ta không phải là những nạn nhân bất lực trong tiến trình này mà là tác nhân trong số phận của chính chúng ta, quyền lực để “cầm buộc và tha thứ” được trao cho tất cả chúng ta – đó là sức mạnh để quan tâm đến nhiệm vụ chưa hoàn thành khi chúng ta vẫn còn trên hành tinh Trái Đất. Chúa Giê-su trong Tin Mừng của Thánh Mat-thêu khuyên nhủ lời lẽ chân tình, cởi mở và nỗ lực hòa giải thay vì ngồi lê đôi mách hoặc trả đũa lén lút. Sự thiết lập cộng đồng được mô tả trong đoạn trích này giả định trước một mức độ tin cậy cao hơn nhiều và cam kết chuyển đổi và phát triển tâm linh hơn là trường hợp ngày nay. Đó là sự hiếm hoi mà chúng ta bao hàm những thành viên khác của cộng đồng đức tin mặc dù điều đó bổ ích hơn nhiều so với chủ nghĩa bè phái và nói hành nói tỏi sau lung, điều đó có thể gây ra chia rẽ và hủy diệt ý thức cộng đồng.

Có một lời hứa tuyệt vời thêm vào phần kết thúc của đoạn trích này là khi hai người hoặc hơn đồng ý về một điều gì đó và yêu cầu nó, Thiên Chúa đáp lại yêu cầu của họ. Số đại biểu qui định trong kinh thánh là một sự hài hòa hai hoặc nhiều hơn. Đức Ki-tô hiện diện và chúng ta là những người chung phần với Người trong công việc cứu chuộc thế gian đang tiến triển. Nếu các Ki-tô hữu vận dụng điều này một cách đúng đắn và áp dụng nó, tội ác và tiêu cực sẽ không có cơ hội.


(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tu Nạc, NMS