NÉT THẲNG TRÊN NHỮNG ĐƯỜNG CONG


Sau khi các nhà chiêm tinh đến thăm Bê-lem.

Nếu bạn có một sách Tin Mừng tại nhà bạn và nếu các bạn có chút hiếu kỳ thiêng liêng, hãy đọc lại những câu truyện này.

1. Trong gia phả, Đức Giêsu được gọi là Con Đa-vít, Con Abraham.

2. Trong tin báo cho Giuse, chính hài nhi này bắt đầu thực hiện những lời hứa trong Kinh Thánh, và được mạc khải như Thiên Chúa cứu độ, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi

3. Rồi theo Mátthêu, tiếp ngay đến cuộc thăm viếng của các nhà chiêm tinh; không có những mục đồng Do Thái Giêrusalem, dẫu thế, được báo cho biết trước về chuyện đang xảy ra trong vùng ngoại ô kế cận (Bê-lem cách độ 8km!) vẫn không động tĩnh... trong khi những người nước ngoài từ Phương Đông đến từ xa, phục lạy trước hài nhi, được gọi khi ấy là “vị đứng ra sẽ chăn dắt Do Thái dân của tôi".

Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse

Trong trang mà chúng ta sắp đọc, tên Giuse được kêu lên bốn lần. Đó là người duy nhất được gọi tên như thế. Giuse là vai trung tâm của câu truyện. Chủ gia đình, ông chịu trách nhiệm nhóm nhỏ, luôn luôn được giới thiệu vô danh cho hai nhân vật khác là Hài nhi vâ Mẹ của Hài nhi. Chúng ta cũng sẽ lưu ý rằng trên trang này, Giuse có tầm quan trọng lớn lao, ông không nói một lời. Chính ông lâ người ở phần trước sân khấu, là người nhận trực tiếp các sứ điệp trên trời, lại không nói... mà ông hành động.

Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập

Ôi, cái tiếng ‘dậy đi!’

Tất cả những người nghiên cứu tiếng Do Thái sẽ nhận ra kiểu nói rất hay gặp trong Kinh Thánh. "Khum! "Dậy đi”. Cái thể mệnh lệnh, cái động từ chỉ tất cả những lời kêu gọi. Ap-ra-ham (St 13.1), Elia (IV 19,5). Nàng yêu dấu của Diễm Ca (2.10), Giôna (Gn 1,2), Giêrusalem (Is 60,11), Đanien (10,11). Tiếng "Dậy đi!” đầy dẫy trong Tán ước: Mát-thêu 2,13; 2,20; 9,5; 17,7; 26,46; Mc 10,49; Lc 17,19; 22,46; Ga 5,8; Cv 3,6; 8,26; 9,34; 9,40; 12,7; 14,10...

Nếu tôi biết lắng nghe, tôi sẽ nghe thấy, cả tôi nữa.

Thiên Chúa lặp lại "Dậy đi!".

Thiên Chúa muốn con người đứng dậy. Thiên Chúa đẩy những con người năng động.

Trong cuộc sống gia đinh mà chúng ta mừng lễ hôm nay, có biết bao nhiêu cơ hội có thể đưa chúng ta đến chỗ khước từ, đầu hàng, chạy trốn, từ nhiệm... Và đây là tiếng gọi của Chúa, trong đáy đêm tối của chúng ta, trong tình huống bức bách đè nặng trên vai chúng ta, nói lại với chúng ta: "Đứng lên! Dậy đi!".

Có một thứ hình ảnh Thánh Gia hiền dịu, êm ả vả bị sai lạc. Máng cỏ bằng giấy đá, quá “hợp môi sinh", những mục đồng xinh xắn và những con cừu nhí, những tràng hoa ánh sáng... có cái nguy làm cho chúng ta coi "chuồng bò lừa nới Thiên Chúa sinh ra (đó là một cái sườn mái!) là một nơi nóng nực và rất tiện nghi. Và với cái vẻ dịu hiền hay với thái độ chiếu cố, người ta tìm được cái chuyện thần tiên hợp với khẩu vị các trẻ em. Nhưng đấy không phải là Giáng sinh thật. Có thể tai hại nhiều nếu máng cỏ cổ truyền chỉ là một sự trung tín với quá khứ, trong khi nó là một sự kỳ vọng cho hiện tại và tướng lai. Gia đình mâ bạn nhin ngắm với sự hiền dịu trong cái hang hốc nhà quê, có lẽ bạn quên rằng nó đã bị liệng đi trên các nẻo đường lưu đầy chăng? Khi đó bạn đã dựng lên một "thánh gia" không có thực. Và bạn nói liều: "Thật quá đẹp... nhưng ở nhà chúng tôi không giống như thế, nơi mái ấm của chúng tôi, gia đinh của chúng tôi buộc phải sống giữa những âu lo: sức khỏe, tranh chấp, ngân sách, những khó khán định hướng, những cuộc đối thoại không thể có được...".

Những mái ấm trẻ... hay những mái ấm nào khác...

Tồi dám chắc với các bạn, các bạn có thể nhìn xem gia đình của Giuse, có Hài nhi và Mẹ người. Và hãy tỉnh ngộ! Giống như mọi gia đinh, gia đinh ấy cũng biết đến những giằng xé, những khắc khoải, nó cũng bị cuốn trong những cơn lốc của lịch sử. Và chúng ta nhớ lại câu nói nổi tiếng của Charles Péguy "Những người cha và người mẹ này "' những kẻ phiêu lưu vĩ đại của thế giới hiện đại này!”

Cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!

Hình ảnh thực, như thế đấy. Một đôi lứa trẻ trung,đó là một cáp vợ chồng không bếp không nhà. Số phận thê thảm của những người tị nạn, những người bị xua đuổi trốn chạy về nới vô định, bị đuổi khỏi nhà họ vì chiến tranh, đói ăn, thất nghiệp, hay ý thức hệ đàn áp. Những trẻ em Việt Nam, Libăng Cambốt, Áp-ga-nít-tăng,... và nhiều nới khác. Những hình ảnh không cầm lòng được đang lảm xáo động sự yên ổn của chúng ta. A, không, máng cỏ năm nay không đẹp... Thế thi bạn hãy nghĩ, họ đã có ý tưởng, trong giáo xứ, chúng tôi làm máng cỏ bằng tre mục... hay bằng vải lưu cho những trại tị nạn... hay bằng gạch nén gợi ra những nơi trú ngụ đáng thương của những kẻ xấu số trong những vụ động đất... và họ đã để Hài nhi trên rơm, thứ rơm rác thật!

“Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài nhi đấy..."

Họ muốn giết trẻ con... Than ôi, vâng, hiện nay...

Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập


Để nhấn manh đến sự vâng phục của Giuse, sự thi hành ý muốn của Thiên Chúa được diễn tả chính xác trong những lời lẽ của sứ điệp nhận được từ trên cao.

Đi ngay ban đêm!

Đi trong đức tin: làm thế nào? Cần phải cứu Hài nhi cứu độ? Người đã được loan báo như Thiên Chúa Cứu Độ, Thiên Chúa ở cùng chúng ta? Và cần phải che chở Người ngay bây giờ? Nghịch lý của Thiên Chúa tự đặt mình vào trong tay chúng tôi? Thiên Chúa không tự bênh vực. Cần phải “cứu"! đức tin... ban đêm... Thiên Chúa được đặt lại trong tay những người tin.

Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập

Trong mùi tử khí tự trị, một sự cứu thoát bộc phát, Chúa nói: Con ta!

Trên cái nền bi thảm của các biến cố xảy đến trong gia đình này, có sự gì khác tác động: một ánh sáng chiếu soi tình hình... một dự tính của Thiên Chúa,... được bộc lộ trong những lời sấm của ngôn sứ.. một khuôn mật ẩn giấu, đầy hy vọng. Nghịch lý mới của Thiên Chúa: chính lúc mà người ta cảm thấy phải đi, thì đúng là lúc Tin Mừng trích dẫn một tiết Kinh Thánh ở đó vấn đề đặt ra là trở lại...

Người ta chỉ nói về sự lưu đày để nói về việc xuất hành. Người ta chỉ gợi ra cái chết để nói về sự sống... Còn bạn, trong cuộc sống của bạn, bạn được mời gọi nhìn thấy mặt bị che khuất của điều xảy đến với bạn.

Toàn thể gia đinh và chạm với những cái bất an. Việc chúng ta tìm kiếm những sự an toàn là điều bình thường. Giuse thậm chí còn nhận lệnh của Chúa thì sự tìm kiếm những của cải tạm thời, chẳng phải càng được chúng ta đặt bên dưới việc làm tròn lời Kinh Thánh sao? sống Tin Mừng, hoàn thành các ý muốn của Thiên Chúa, kiên trì trong cái mà Thiên Chúa đòi hỏi tôi. Mỗi Kitô hữu, mỗi gia đình... hoàn tất một phần của lịch sử thánh, một dự tính huyền nhiệm của Thiên Chúa. Và đó không phải là trong lúc đi ra khỏi các tình huống của chúng ta, thậm chí khó khăn, thậm chí mong manh, nhưng bằng cách khám phá ở đó các mặt bị che khuất mà đức tin bày tỏ ra cho chúng ta.

Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai-cập, báo mộng cho ông rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi." Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel

Những kẻ muốn tìm giết Hài nhi? Con số nhiều lạ lùng. Cho đến đây, người ta chỉ nói đến Hê-rô-đê... Nhưng Mátthêu nghĩ đến một trường hợp có trước trong Kinh Thánh và miệt mài đưa tất cả câu truyện của ông vào việc gợi ra số phận của Môsê, mà Pharaon tìm cách giết chết (St 2,15). phải trốn sang Ai Cập và trở về, bởi vì tất cả những người muốn tìm giết đều đã chết (Xh 4,19-20). Khoa chú giải Do Thái, trong các giáo đường, luôn luôn sử dụng phương cách, mà người ta gọi là "midrach", nhằm làm sáng tỏ một đoạn Kinh Thánh bằng những biến cố của thời sự...để chứng minh rằng ý đồ của Thiên Chúa cứ tiếp tục. Đức Giêsu, trong bản thân của Người, tái hiện lịch sử dân tộc Israel: bạo vương muốn khử trừ cậu Môsê được Thiên Chúa sai đến để cứu dân Người... bạo vương tung ra cuộc tàn sát các trẻ nhỏ (St 1,10)... nhưng lại không thể làm gì được chống lại người mà Thiên Chúa che chở và trở nên Đấng Cứu độ dân Người... dẫn dắt dân này về Đất Hứa.

Ngày nay lịch sử này vẫn luôn luôn tiếp tục. Không gì mà Thiên Chúa không thể làm được. Người tiếp tục viết thật thẳng trên những đường cong của chúng ta. Ý đồ của Người vẫn tiến lên, bất chấp mọi sự.

Nhưng vì biết A-khê-lau đã kế vị người cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó. Mãi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, và đến ở một thành kia gọi là Nadarét để ứng nghiệm lời, các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi bằng Na-da-rét.

Bản văn này nói cho chúng ta biết rõ ràng là trước hết Giuse đã có ý định trở về Giuđê. Nhưng tất cả những kẻ muốn tìm giết Đức Giêsu, chưa biến mất hết. Mặt khác, một ngày kia, Đức Giêsu sẽ trở lại trong chính miền Giuđê này, và về đó để bị giết chết. Cuộc thụ nạn diễn ra ở cuối cuộc hành trình này. Cái chết luôn luôn ở đó. Tin Mừng ngày hôm nay đầy chết chốc. Chính vì cần thiết mà Đức Giêsu đến sống tại Galilê miền xa xôi, một nửa ngoại giáo, khá xa đất Thánh Giêrusalem. Đối với Mát-thêu, miền Galilê ngoại giáo này (Mt 4,12-16) là biểu tượng của thế giới phổ quát, nơi mà sứ vụ của Đức Giêsu được thực hiện, nơi mà Đấng đã sống lại hiện ra nhiều lần, và từ đó mà sứ vụ khởi phát. Và bạn nữa, phải chăng bạn không sống trong những miền Galilê loại mới ư?



Noel Quesson