Những vụ hồi sinh hy hữu

Sau 30 phút giành giật trong vô vọng, các bác sĩ ở bệnh viện Mater (Ai-len) sầu thảm tuyên bố không thể cứu sống Freddie Maguire. Vợ con ông được dịp khóc hết nước mắt khi nhà xác buông vải niệm và đưa kẻ xấu số vào hòm. Bất ngờ thay đúng vào lúc nắp quan tài chuẩn bị sập xuống, bàn tay trắng bệch của người chết lật bật vươn ra, ngăn lại.

May mắn, điều kỳ diệu không phải là giấc mơ: sau khi bước ra khỏi nhà xác, ông Maguire 47 tuổi sống trong nội thành phía bắc Dublin hồi phục chóng vánh khác thường. Trước sự việc quá đỗi kỳ lạ, các phương tiện truyền thông Ai-len bèn đặt cho ông cái tên “Jesus Christ”.


Ông Maguire lên cơn đau tim dữ dội giữalúc đang tiến hành điều trị một căn bệnh khác tại hàng ca mổ tại bệnh viện M i giữ lúc đang ca phẫu thuậtd đặt cho ông cái tênu trị bệnh viện Mater. Sau hơn nửa tiếng vật lộn với tử thần, các bác sĩ tuyên bố đã đến lúc người nhà lo chuyện hậu sự.

Tin dữ nhanh chóng được thông báo tới tất cả người thân. Các thủ tục tang lễ rục rịch tiến hành. Bản thân bà Maguire chưa qua nổi cơn sốc vẫn đi lại thẫn thờ trong hành lang bệnh viện.

“Đúng lúc đó thì cháu gái tôi chạy đến thông báo: “Ông vẫn còn sống”. Tôi không thể tin điều đó là thực cho đến khi tận mắt chứng kiến nhịp thở đã phập phồng trở lại trong lồng ngực ông nhà” - bà góa “hụt” nhớ lại.

“Chỉ cần một tích tắc không kịp trở tay là chúng tôi có thể mất ông ấy vĩnh viễn”.

Về trách nhiệm tuyên bố sai cái chết của ông Maguire, đại diện bệnh viện Mater cho biết, hiện quá trình điều tra nội bộ vẫn đang được tiến hành và đến cuối tháng này họ sẽ đưa ra kết luận chính thức.

Tuy là hiện tượng hy hữu nhưng việc hồi sinh như của ông Freddie Maguire không phải lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử y học.

- Năm 1976, một bác sĩ người Xô-viết cũ tên George Rodonaia gặp tai nạn xe hơi, bị tuyên bố từ trần và đưa vào nhà xác của bệnh viện. Mãi 3 ngày sau khi người ta tiến hành khám nghiệm tử thi, rạch vào dạ dày mới phát hiện vẫn còn dấu hiệu của sự sống.

Lúc tỉnh lại, George Rodonaia còn nhớ rất rõ về khoảng thời gian “chết hụt” kinh hoàng: “Bao phủ quanh tôi là bóng tối đen kịt. Sau đó tôi nhớ tới một câu nói nổi tiếng của triết gia Descartes: “Tôi tư duy nghĩa là tôi còn tồn tại”. Đó là lúc tôi hiểu rằng mình vẫn còn sống”.

- Cách đây 50 năm, cô Allison Burchell 21 tuổi người Úc mắc chứng bệnh narcolepsy-cataplexy (tê liệt trong giấc ngủ) bị tuyên bố chết lần đầu tiên và đăng ký "hộ khẩu" trong nhà xác. Tỉnh dậy trong trạng thái mơ màng, cô này đã khiến 1 nhân viên kỹ thuật suýt... rụng tim khi thều thào nhờ anh ta đưa mình đến bệnh viện.

Sau này, cô Burchell còn “chết nhầm” thêm 2 lần nữa, cả hai lần đều may mắn hồi sinh.

- Một thiếu niên ở bang Victoria có tên George Hayward bị cây sào xới cỏ khô bổ vào người trong lúc làm việc trong nông trại. Vết thương bị nhiễm trùng, Hayward bị khai tử trước khi tiến hành an táng.

Đám ma cử hành xong xuôi, hai bác sĩ mới quyết định khám nghiệm lại tử thi - xem anh chàng này có phải chết vì nhiễm trùng hay không. Dao mổ chưa kịp chạm vào người, Hayward đã mở mắt trừng trừng khiến tất thảy người chung quanh được phen khiếp đảm. Sau này, cụ ông George Hayward thọ tới tuổi 84.

Thùy Vân

Theo Times Online