Results 1 to 5 of 5

Thread: Sunday...Và....Những Ca khúc chết người!

  1. #1
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Sunday...Và....Những Ca khúc chết người!

    Tin hay không là tuỳ bạn nhưng theo tôi nó cũng có gì đó huyền bí và thực sự không thể giải thích được;
    Nếu bạn cảm thấy sợ thì cũng không nên nghe nó 1 mình


    Gloomy Sunday - the suicide song


    Sunday is gloomy, my hours are slumberless.
    Dearest, the shadows I live with are numberless.
    Little white flowers will never awaken you,
    Not where the black coach of sorrow has taken you.
    Angels have no thought of ever returning you.
    Would they be angry if I thought of joining you?
    Gloomy Sunday.

    Gloomy is Sunday; with shadows I spend it all.
    My heart and I have decided to end it all.
    Soon there'll be candles and prayers that are sad, I know.
    Death is no dream, for in death I'm caressing you.
    With the last breath of my soul I'll be blessing you.
    Gloomy Sunday.



    Tại sao bài hát lại là bài hát chết người , đó là vì:

    "Gloomy Sunday" là tên của một bài hát kể về 1 tình yêu đã mất. Thật đúng như tựa đề của nó, bài hát được viết vào một ngày Chủ Nhật thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi 1 nhà soạn nhạc tên là Reszo Seress.("Gloomy Sunday" was written in 1933 by two Hungarians: )

    Reszo thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở thủ đô Paris. Người phụ nữ anh yêu vừa cự tuyệt tình yêu cao thượng của anh. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên vì vậy anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình yêu của anh bị từ chốị Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác ra bài hát sầu thảm nhất trong đời. Khi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia, nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay để được đưa vào đĩa nhạc thời bấy giờ.

    Khi Reszo cố gắng bán "Gloomy Sunday", thoạt đầu anh đã gặp nhiều khó khăn khi tìm người tiêu thụ. Các nhà sản xuất đĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 đĩa nhạc có giá trị.

    Một nhà sản xuất đã viết rằng: " Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấỵ Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều gì hay ho cho người nào nghe bài hát ấỵ" (There's a sort of terrible compelling despair about it. I don't think it would do anyone anyone any good to hear a song like that.)

    Nhưng không vì thế mà Reszo ngừng cố gắng để tìm mối tiêu thụ. Cuối cùng, anh ta đã tìm được 1 nhà sản xuất chịu phát hành nhạc của anh. Khi bài hát được tung ra thị trường cũng là lúc nhiều sự việc lạ lùng bắt đầu xảy ra.

    Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản "Gloomy Sundaỵ" Người đàn ông ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bài nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời mình.

    Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đã tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài "Gloomy Sunday" .

    Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong căn apartment bằng hơi ga đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc "Gloomy Sunday" được chơi vào buổi lễ an táng cô.

    Khắp thế giới, có nhiều bài tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ây. Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe.

    Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài "Gloomy Sunday" vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Công ty này không thể làm ngơ trước những lời phiền hà đến từ bài hát ấy.

    Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm giống vậy. Mười lăm quốc gia khác đã đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư quanh thế giới đã tranh luận rằng người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cảm thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này (suicide song).

    Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt gì đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự hủy diệt đời mình bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bài nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn cầm một bản copy của bài "Gloomy Sunday".

    Một nạn nhân trẻ tuổi khác, một cậu bé sai vặt người Ý, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc "Gloomy Sunday" đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống tìm lấy cái chết.

    Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo và hỏi anh ta nghĩ gì về điều ấy. Nhưng Reszo cũng bàng hoàng như bao người khác. Anh ta cũng chẳng hiểu vì sao bài hát của mình đã gây ra nhiều điều bất thường đến vậy.

    Từ đó, người soạn nhạc dường như bị truyền nhiễm những điều bất lành theo sau bài nhạc bất cứ khi nào và nơi đâu khi bản nhạc được chơi lên. Khi bài "Gloomy Sunday" trở thành một "top hit" trong tuần, Reszo đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của chàng và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa.

    Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của cô gái trẻ đã chết vì uống thuốc quá liều lượng. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng còn có thể đọc được. Đó là tên của bài nhạc "Gloomy Sunday".

    Đến lúc này thì Reszo chẳng còn nghi ngờ gì về bài hát mang đầy tính nguyền rủa của chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nỗ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm.

    Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đã đem lại nhiều lời đồn đại chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát.

    Thời gian trôi quạ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.

    Vào thời điểm này Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc quyết định nới lỏng lệnh cấm bài hát. Đài BBC cho phát thanh "Gloomy Sunday" trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bài nhạc chỉ còn là một hợp tấu khúc (orchestral piece). Từ ấy bài hát được sửa lại theo lối hoà âm hợp khúc nàỵ

    Cũng bài nhạc được sửa lại theo
    kiểu version mới này được phát ra và cứ lập đi lập lại hàng giờ trong một căn apartment nhỏ. Người cảnh sát đi tuần gần đấy cứ phải nghe mãi một bài hát và lấy làm lạ. Tiếng âm nhạc phát ra từ cánh cửa sổ của một hộ apartment trên con phố mà người cảnh sát tuần tiễu. Cảm thấy lạ vì người nào có thể nghe mãi một bài hát cứ hát đi hát lại mãi thật nhiều lần mà không ngừng nghỉ, người cảnh sát cuối cùng quyết định điều tra.

    Khi viên cảnh sát bước vào căn nhà, "Gloomy Sunday" đang được hát trên dàn máy hát xoay tròn tự động. Thân thể của một thiếu phụ đang nằm cạnh chiếc bàn nơi để chiếc máy hát đang chạỵ .Người thiếu phụ đã chết với một liều thuốc ngủ cực mạnh.

    Đây mới chỉ là một bắt đầu của hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc phải ra cấm lệnh đối với bài hát.

    Giờ đây thì Reszo Seress đã trở thành một người luôn bị ám ảnh bởi những cái chết do bài hát của anh ta gây nên.

    Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát "Gloomy Sunday". Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Gần đây, số tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy không còn nữa. Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng? Có thể là vậy. Nhưng nếu bạn đang ở trong một quán bar nào đó và khi nghe người disc jockey bảo rằng bài nhạc cũ kỳ lạ "Gloomy Sunday" sắp được chơi, tôi thành thật khuyên bạn nên bước ra ngoài và tham gia những trò chơi khác thì tốt hơn.

    Còn một vấn đề mà bạn cũng nên biết là ông Rezso Seress, người viết ra bài nhạc nầy tự tử vào năm 1968 ..


    Sưu Tầm ở đây


    2010










  2. #2
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Sunday...Và....Những Ca khúc chết người!

    Sưu Tầm

    Scarborough Fair - Lời của cỏ cây


    Những bài hát ca ngợi tình yêu trên thế giới thì nhiều lắm. Có bài viết từ huyền thoại được thêu dệt thêm, truyền từ đời này qua đời nọ như chuyện tình Romeo and Juliette, hay sáng tác cho phim để rồi thành tình ca cho các cặp tình nhân như Love Story. Cũng có ca khúc được ra đời từ những mối tình thầm kín của nhạc sĩ để rồi người nghe tưởng như chuyện tình của chính mình, I left my heart in San Francisco, Oh mon amour, Tình Khúc Không Tên... Nhưng chắc ít ai biết bài hát "Scarbough Fair", giai điệu nhẹ nhàng, giản dị, mà Nhạc Sĩ Phạm Duy đã chuyển lời Việt, với tựa là "Giàn Thiên Lý", là một bài hát tình yêu rất lãng mạn đã có từ xưa...

    Bài hát "Scarborough Fair" là một bài hát dân ca xuất xứ từ Anh Quốc, thời Trung Cổ. Scarborough là một thành phố nằm ven bờ biển nước Anh, là hải cảng mà các thương gia, thuyền bè thời đó dùng làm nơi trao đổi hàng hóa, thương mại. Thành phố thành lập từ một ngàn năm trước đây, khi chúa tể Viking Skartha, quyết định lưu lại lâu dài tại Scarborough, biến hải cảng này trở thành một thương cảng quan trọng trong vùng Tây Bắc Anh Quốc.

    Người ta bắt đầu nghe bài hát Scarborough Fair qua những người hát dạo thời đó, thường được gọi là bard hay shapers, khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ. Tuy vậy tại mỗi nơi lời và cách hòa âm có thay đổi đôi chút, lâu đời người ta không còn biết tác giả là ai. Hiện nay tại Anh quốc có nhiều bản có lời khác nhau nhau, nhưng có cùng nốt nhạc và cùng mang tên "Scarborough Fair".

    Có lẽ bài hát Scarborough Fair được toàn thế giới biết tiếng, nhờ Paul Simon và Garfunkel thâu vào đĩa album có tên là "Parsley, Sage, Rosemary and Thyme" vào năm 1966. Khi sang Anh Quốc trong một lần trình diễn, Paul Simon biết đến bài hát, qua lời ca và hòa âm của nhạc sĩ Dân Ca Anh Quốc Martin Carthy. Sau này Paul Simon đã cho thu bản nhạc, và có dùng một phần hòa âm của Martin Carthy, tuy P. Simon đã "quên" không ghi tên Martin Carthy vào đĩa hát của anh.

    Ðây là lời bài hát đã được cắt ngắn, trích từ dĩa nhạc của Paul Simon:

    Are you going to Scarborough Fair?
    Parsley, sage, rosemary, and thyme
    Remember me to one who lives there
    She once was a true love of mine

    Tell her to make me a cambric shirt
    Parsley, sage, rosemary, and thyme
    Without no seam nor needlework
    Then shéll be a true love of mine

    Tell her to find me an acre of land
    Parsley, sage, rosemary, and thyme
    Between the salt water and the sea strand
    Then she'll be a true love of mine

    Tell her to reap it in a sickle of leather
    Parsley, sage, rosemary, and thyme
    And to gather it all in a bunch of heather
    Then shéll be a true love of mine

    Are you going to Scarborough Fair?
    Parsley, sage, rosemary, and thyme
    Remember me to one who lives there

    Celtic Woman - Scarborough Fair!

    hát


    Ngày xưa các giới thượng lưu và các chàng hiệp sĩ (knights) bày tỏ tình yêu qua bài thơ, bản nhạc với những lời ví von đẹp đẽ, để tả tấm lòng thương yêu, ngưỡng mộ người đẹp. Nhưng lối diễn tả tình cảm này thường là một chiều, chàng ngưỡng mộ sắc đẹp nàng từ xa xa, khi bóng nàng thấp thoáng xuất hiện trên lầu son, hay cùng đám bạn gái dạo chơi trong vườn nhà. Những bài tình tự này không diễn tả hy vọng, ước muốn tình yêu của mình sẽ được đáp lại với tình của nàng. Bài hát Scarborough Fair viết từ dân gian, nên tình yêu là một nghịch lý trái ngược hẳn giới thượng lưu và xã hội thời đó. Chàng trai trong bài hát đã đặt vấn đề một cách lãng mạn, tình tứ, đầy chất thơ. Chàng đề nghị nàng làm nhiều điều thật khó khăn, khó thực hiện, tỉ như dệt áo cho chàng, vải lấy từ gỗ của cây phong, và may thật khéo léo để chứng tỏ nàng thực là người yêu chàng.

    Tell her to make me a cambric shirt
    Parsley, sage, rosemary, and thyme
    Without no seam nor needlework
    Then shéll be a true love of mine
    Và trong bài nguyên thủy, chàng đòi hỏi nàng hãy tới tỏ tình với chàng, hỏi xin bàn tay của chàng. Chàng ước muốn như thế, vì nàng đã phụ chàng, bỏ chàng ra đi một cách đột ngột, vì thế nàng phải trở về thực hiện những điều khó khăn mà chàng đề nghị.

    Dear, when thou has finished thy task
    Parsley, sage, rosemary and thyme
    Come to me, my hand for to ask
    For thou then art a true love of mine

    Bài hát không có lời nào diễn tả rằng nàng phụ rẫy chàng cả, nhưng sao ai cũng hiểu như vậy? Người xưa đã có lời giải thích như sau:

    Bài hát lấy "Scarborough Fair" làm tựa, tuy rằng có người cho xuất xứ cũng có thể là từ Whittington Fair. Tại sao Scarborough? Ngày xưa tỉnh Scarborough nổi tiếng với lệ mau chóng hành quyết những kẻ ăn cắp hay tình nghi phạm pháp bằng cách treo cổ họ. Sau khi bản án được xử lẹ làng ngay tại đường phố, những người thay mặt nhà cầm quyền bèn thi hành bản án ngay tức thời. Tiếng Anh thời nay khi dùng chữ "Scarborough warning", là mang hàm ý nghĩa là chẳng có lời cảnh cáo nào cả. Thành ra người ta đã suy rằng, bản hát mang tên tỉnh Scarborough, là nói đến sự ra đi đột ngột của người yêu, không nêu lý do. Tác giả không cần phải trình bày rõ ràng, và ai cũng hiểu như thế.

    Mỗi đoạn của bài hát đều có lập lại câu thứ hai, và cũng là ý nghĩa chính của bài hát, đó là câu nói đến bốn cây thảo mộc: parsley, sage, rosemary, thyme. Ngày nay các loại thảo mộc này chỉ có ý nghĩa đối với các đầu bếp thôi, họ dùng chúng là gia vị vì tất cả đều có mùi thơm. Vào thời Trung Cổ các thảo mộc này có nghĩa giống như hoa hồng của ngày nay, nghĩa là các thảo mộc này tượng trưng cho tình yêu, mà không cần phải ví von lôi thôi. Sự lập lại cố ý của tác giả, đã nói lên lời ước muốn sâu xa nhất của chàng, ước mong người yêu trở về.

    Parsley - (ngò tây) Ngày nay các y sĩ chuyên trị bệnh bằng dược thảo, vẫn kê toa thuốc có lá parsley cho những bệnh nhân bị khó tiêu trong khi ăn. Thật thế, Parsley ăn chung với những rau cải có chất đắng như spinach, thì mọi sự tiêu hoá được dễ dàng hơn. Thời xưa bác sĩ còn đồng hoá điều nay trên phương diện tâm lý con người. Parsley làm cho công chuyện được thông qua dễ dàng.

    Lá Sage, ta dịch là xô thơm. Loại lá cây này tượng trưng cho sức mạnh ngàn năm. Lá có mùi thơm rất đặc biệt!

    Rosemary (hương thảo) nói đến lòng trung thành, tình yêu và trí nhớ. Ngày xưa các chàng tình nhân Hy Lạp đã tặng lá hương thảo cho người mình yêu. Hiện nay tại Anh Quốc cũng như tại một vài xứ Châu Âu, các cô dâu trong ngày cưới, vẫn còn dắt lên tóc lá hương thảo . Hương thảo còn tượng trưng cho tính nhạy cảm và sự cẩn thận . Các bác sĩ thời La Mã khuyên bệnh nhân buộc một bó hương thảo dưới gối, khi cần phải quyết định, suy nghĩ những việc khó khăn . Hương thảo tượng trưng cho tình yêu phụ nữ vững bền, mạnh mẽ dù rằng tình yêu đến rất chậm.

    Thyme- Cây húng tây. Cây húng tượng trưng cho sự Can Ðảm. Bài hát này viết vào thời khi các chiến sĩ ra mặt trận, trong tay có cây mộc, gắn hình cây húng thêu bởi bàn tay của vợ hay người yêu, một hình ảnh nói lên lòng ngưỡng mộ sự can đảm của các chàng hiệp sĩ.

    Qua bốn loại thảo mộc được nhắc đi nhắc lại trong bài hát, chàng trai bị phụ tình đã nói lên lòng mong mỏi tình yêu chân thành, đằm thắm của mình sẽ xoa dịu những cay đắng giữa hai người. Tình yêu đó sẽ có đủ sức mạnh để đứng vững trong thời gian hai người xa nhau, chàng ước muốn nàng trung kiên, chờ đợi chàng trong thời gian xa cách, nàng sẽ có can đảm đi ngược lại lại với xã hội đế làm những việc khó khăn nhất mà chàng đòi hỏi, để chứng tỏ tình yêu của nàng đối với chàng.

    Câu hát mang tên bốn loại thảo mộc tầm thường nhưng mang ý nghĩa thật thâm thuý. Không như loài hoa muôn màu sắc tươi thắm được người đời ca tụng, và gán cho mỗi loài hoa một ý nghĩa sâu xa qua những cảm xúc riêng biệt: hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu nồng cháy, hồng vàng là tình bạn, cẩm chướng nói lên lòng ngưỡng mộ đối với đối tượng được tặng hoa, cúc thì là trái tim tôi đang bị thu hút, hoa lan là tình yêu thanh cao, pensée bày tỏ lòng thương nhớ vv... Còn các thảo mộc chỉ là những lá cây trông thấy hàng ngày, ai cũng có và dùng được. Thế nhưng mùi hương của các thảo mộc lại là điểm tất yêu. Mùi hương lưu giữ ký ức lâu dài và mạnh mẽ nhất trong tâm của con người, và chàng nhạc sĩ đã nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở người yêu hãy theo mùi hương mà trở về với tình yêu chân thật chàng đã trọn vẹn dành cho nàng.


    2010










  3. #3
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Sunday...Và....Những Ca khúc chết người!



    "Huyền thoại Triệu bông hồng"




    Million Scarlet Roses guitar



    Bài "Triệu bông hồng" này mang theo mình một câu chuyện tình đầy cảm động, lãng mạn và cả chua xót nữa của Niko Pirosmani (Nikolai Aslanovich Pirosmanashvili, 1862-1918), danh họa tự học người Gruzia, người chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa, xã hội và hội họa xứ này.

    Niko Pirosmani cả đời sống trong cảnh nghèo hèn và khốn khổ, chỉ đến gần cuối đời, những sáng tác của ông mới được nhắc đến trên báo chí và sau khi qua đời, những họa phẩm của ông mới được thu thập và đáng giá đúng mức. Hiện, đa phần của gia tài nghệ thuật của Niko Pirosmani đã có vị trí rất trang trọng trong Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Gruzia.

    Niko Pirosmani còn được nhớ đến bởi câu chuyện tình động lòng và huyền thoại với Margarita, một nữ ca sĩ - vũ nữ gốc Pháp, sang Gruzia năm 1905. Tình yêu (đơn phương) của chàng họa sĩ nghèo khó và cô ca sĩ hồi ấy ở tâm điểm của sự chú ý tại các phòng trà, tiệm cà phê Tiflis, đã là đề tài của vô số huyền thoại lãng mạn về tình yêu, cũng như, của những vần thơ, mà đáng kể nhất là "Triệu bông hồng" của thi sĩ Nga Andrei Voznesensky (1933-), về sau được nhạc sĩ, NSND Latvia Raimond Pauls (1936-) phổ nhạc (năm 1983), để trở thành một ca khúc đỉnh cao của nữ danh ca Nga, "người đàn bà hát" Alla Pugacheva (1949-). Bản thân nhà danh họa cũng dành cho người mình yêu một họa phẩm mang tựa đề "Nữ ca sĩ Margaria", hiện được bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Gruzia.

    Tuy nhiên, chắp cánh cho những huyền thoại, những lời thơ và những bản nhạc, là câu chuyện về cuộc đời và tình yêu của nhà họa sĩ "không nhà, không cửa, không gia đình, chỉ có một tình yêu" (lời của thân nhân Niko Pirosmani và người đương thời quen biết ông), được nhà văn Konstantin Pautovsky chấp bút trong quyển thứ năm "Về phương Nam", trong loạt "Tiểu thuyết cuộc đời" (năm 1960). Mang tựa đề "Tấm vải sơn tầm thường" (loại vải rẻ tiền, không thấm nước mà Niko Pirosmani phải khó nhọc mới thỉnh thoảng có để vẽ), mối tình tuyệt vọng của người họa sĩ bần hàn đã thăng hoa dưới ngòi bút tài hoa của Paustovsky.

    Qua đời trong cảnh khốn cùng và mối tình duy nhất không được đáp trả, nhưng Niko Pirosmani đã có một khoảnh khắc chói sáng trong cuộc đời: cô ca sĩ vốn quen với ánh dèn sân khấu, nhìn ra ngoài cửa sổ, ngạc nhiên và ngây ngất hạnh phúc trước rừng hoa rực rỡ và hiểu rằng chàng họa sĩ nghèo lại chính là người đàn ông duy nhất, yêu cô với tình yêu thánh thiện đến mức biến cả đời anh thành đại dương hoa để tặng cô

    Trích đoạn sau sẽ cho chúng ta mường tượng được khung cảnh ấy, tại một hẻm phố nghèo ở Tiflis (nay là Tbilisi, thủ đô Gruzia), cách đây một thế kỷ!


    Evanesence clips with russian song Million Roses!



    Lời nhạc Nga

    Миллион алых роз
    ------------------
    Жил был художник один,
    Домик имел и холсты,
    Но он актрису любил,
    Ту, что любила цветы.

    Он тогда продал свой дом,
    Продал картины и кров,
    И на все деньги купил
    Целое море цветов.

    Миллион, миллион, миллион алых роз
    Из окна , из окна, из окна видишь ты,
    Кто влюблен, кто влюблен,кто влюблен,и всерьез,
    Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

    Утром ты встанешь у окна,
    Может, сошла ты с ума?
    Как продолжение сна,
    Площадь цветами полна.

    Похолодеет душа,
    Что за богач здесь чудит?
    А под окном, чуть дыша,
    Бедный художник стоит.

    Миллион, миллион, миллион алых роз
    Из окна , из окна,из окна видишь ты,
    Кто влюблен, кто влюблен,кто влюблен, и всерьез,
    Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

    Встреча была коротка,
    В ночь еепоезд увез,
    Но в её жизни была
    Песня безумная роз.

    Прожил художник один,
    Много он бед перенес,
    Но в его жизни была
    Целая площадь цветов!

    Миллион, миллион, миллион алых роз
    Из окна , из окна, из окна видишь ты,
    Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
    Свою жизнь для тебя превратит в цветы

    MÓN QUÀ BẤT NGỜ CỦA TÌNH YÊU

    Về tổng thể, có thể nói rằng đó là một buổi sáng bình thường, nếu chúng ta không biết rằng sáng hôm ấy là buổi sáng của sinh nhật Niko Pirosmanashvili, và nếu trong cái hẻm phố chật chội Sololaki không có hàng loạt xe ngựa hai bánh chở đầy một thứ gì đó, nhẹ bỗng và bất ngờ.

    Thứ hàng ấy nhẹ đến nỗi loạt xe ngựa không hề kêu cọt kẹt vì phải chở chúng, mà chỉ hơi lạo xạo mỗi khi bánh xe nhảy qua những viên đá lót đường.

    Đoàn xe ấy chở đầy ắp những cành hoa được tưới nước và cắt gọn ghẽ. Như thể những giọt sương sớm rắc lên chúng muôn vàn chiếc cầu vồng li ti.

    Loạt xe ngựa dừng lại trước ngôi nhà của Margarita. Những người chở thuê hạ giọng nhắc nhở nhau, họ lấy hoa khỏi xe và để thành từng xấp trên vỉa hè và con đường dành cho xe cộ. Phải, hàng vạn cành hoa ấy, là của Niko gửi đến người mà anh hằng yêu dấu!

    Khi những chiếc xe đầu đã rời bánh và cả khu phố ngập trong hoa, những chiếc xe khác lại tới. Như thể không chỉ Tiflis, mà cả xứ Gruzia đã gửi hoa đến đây.

    Hẻm phố Sololaki ngập tràn trong hương thơm của muôn loài hoa. Bên những cánh cửa sổ, hiện ra những khuôn mặt phụ nữ. Rất vội vã, họ chải mái tóc đen nhánh và chiêm ngưỡng cảnh tượng khiến họ kinh ngạc một cách mong mỏi: những người chở thuê, phải, những người chở thuê hoàn toàn quen thuộc, chứ không hề là những bóng ma của "Ngàn lẻ một đêm", đang rải hoa đầy khắp mặt phố, như thể muốn để những tòa nhà chìm trong biển hoa đến tầng một!

    Margarita cũng bừng tỉnh giấc vì tiếng cười đùa của lũ trẻ, tiếng la hét của đám phụ nữ. Cô ngồi dậy trên giường và thở dài thật mạnh. Hương thơm làm ngào ngạt bầu không khí - đó là mùi hương mát mẻ và cưng nựng, sấn sổ và tinh khiết, mừng vui và phiền muộn. Có lẽ nó là hương thơm của những vùng đất xa thẳm trên bầu trời, ở lại nơi trần thế sau khi đã xuyên qua vòm trời của những tinh vân buổi đêm; có lẽ một mầm non đã tỏa hương, sau một thời gian dài bị giam cầm trong vỏ một hạt hoa tầm thường, giờ đây được nước, được cái ấm và những hạt muối mặn của đất giải phóng khỏi đó.

    Cả hai bên đường vào hẻm phố ấy, một đám đông ồn ào đã tụ tập tự lúc nào. Dân chúng sửng sốt ngắm nhìn cảnh tượng chưa từng thấy mà họ không tài nào hiểu được.

    Kinh ngạc vì quang cảnh không thể hiểu nổi ấy, không ai dám là người đầu tiên bước xuống tấm thảm hoa, giờ đã ngập đến đầu gối.

    Lũ trẻ tưởng có thể ngạt thở trong núi hoa ấy. Bởi vậy, các bà mẹ phải nắm chặt tay chúng, và không thả chúng bằng bất cứ giá nào; cho dù, chúng khâm phục và tự hào biết bao với suy nghĩ một điều bí ẩn đã xuất hiện, đến tận cái ngưỡng cửa đã mòn mà chúng biết rõ từng vết nứt (vì đã bao lần chúng phải cọ rửa những ngưỡng cửa như thế!) Biết bao loài hoa khoe sắc ở đó! Ai có thể đếm được hết! [...]

    Margarita không hiểu gì cả, cô hồi hộp và nhanh chóng mặc quần áo. Cô vận lên người bộ quần áo đẹp nhất, tha thướt nhất; đeo lên tay chiếc vòng nặng trịch, chải mái tóc màu đồng và mỉm cười - bản thân cô cũng chẳng hiểu sao. Cô phá lên cười, rồi mắt nhòe lệ, nhưng cô không buồn lau nó mà lắc đầu bằng một cử chỉ nhanh gọn. Những giọt nước mắt nho nhỏ tung tóe vì động tác ấy, và còn lấp lánh khá lâu trên bộ xiêm y của cô.

    Cô đoán được rằng những bông hoa ấy là để dành cho cô. Nhưng ai đã làm việc này, và nhân dịp gì? Và khi ấy, chợt cô nghĩ ra rằng hôm nay là sinh nhật của Niko Pirosmani. Có lẽ, hẳn rồi, anh đã gửi những núi hoa này, để nhắc cô nhớ đến cái ngày gần như bị quên lãng ấy.

    Nhưng, tại sao anh lại tặng cô vào sinh nhật của anh, mà không phải vào ngày vui của cô?

    Trong khi ấy, một kẻ duy nhất, người đàn ông gày gò, xanh xao, quyết tâm vượt qua ranh giới của những bông hoa, và băng qua thảm hoa ấy, anh chầm chậm tiến đến ngôi nhà của Margarita. Đám đông nhận ra anh và im lặng. Đó là Niko Pirosmanashvili, chàng họa sĩ nghèo khó. Anh kiếm đâu ra ngần ấy tiền, để mua cả biển hoa như thế? Những ngần ấy tiền!

    Chàng họa sĩ tiến đến ngôi nhà của Margarita, tay chạm vào bức tường.

    Và lúc đó - trước con mắt của tất cả mọi người - Margarita chạy khỏi ngôi nhà và nhào đến chỗ anh. Chưa bao giờ, chưa ai được thấy cô xinh đẹp rạng ngời như thế! Cô ôm chầm lấy Pirosmani, nắm lấybờ vai gày gò, ốm yếu, và tựa mình vào chiếc áo choàng len cũ kỹ của anh.

    - Sao thế anh? - cô hỏi, giọng hổn hển. - Sao anh mang đến cho em cả biển hoa thế này, vào sinh nhật của anh? Niko, em không hiểu gì cả, anh ạ.

    Pirosmani lặng thinh. Nhưng Margarita cảm thấy sức mạnh tràn trề của tình yêu từ chàng họa sĩ, với tất cả thân thể cô, tất cả tâm khảm cô và tất cả bầu nhiệt huyết đang rừng rực trong cô, cho dù chàng trai không đáp lời cô. Lần đầu trong đời, cô đặt nụ hôn lên môi Pirosmani. Cô làm điều ấy giữa cảnh thanh thiên bạch nhật, trước tất cả thường dân hẻm Sololaki của thành phố Tiflis.

    Vài người quay đi để giấu những giọt nước mắt. Và nhiều người thầm nghĩ, đấy nhé, một tình yêu lớn bao giờ cũng tìm được con đường đến trái tim kẻ khác, cho dù trái tim ấy có lạnh lẽo đến mấy đi nữa. Vì ai nấy đều biết Pirosmani yêu say đắm Margarita, nhưng Margarita thì không yêu chàng trai, mà chỉ thương chàng bởi chàng đã phải sống cuộc đời bất hạnh và khốn khổ.

    Chẳng bao lâu sau, Margarita đã tìm được một kẻ giàu có theo đuổi cô, và cùng tay này, cô đã đi khỏi Tiflis..


    2010










  4. #4
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Sunday...Và....Những Ca khúc chết người!


    Nhạc lời Việt

    Triệu Đõa Hồng

    lời Việt


    Lời nhạc Anh

    MILLION SCARLET ROSES


    One here lived a young painter
    Who owned pictures and nice house
    He was in love with an actress
    Who very much loved flowers

    Once day he sold all his own
    Sold all pictures with cottage
    And with the money he owned
    He bought the whole sea of roses

    Million, million, million scarlet roses
    From window, from window, from window she's admireda
    Who's able, who's able, who's able to love serious
    From your dear my whole life, gave for you turned into roses


    In your dearest memories... do you remember loving me?
    In your saddest days... do you remember taking that love all away?

    Sưu Tầm


    2010










  5. #5
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Sunday...Và....Những Ca khúc chết người!


    "Chủ nhật buồn" (phiên bản gốc tiếng Hungary: Szomorú Vasárnap; tiếng Anh: Gloomy Sunday) là một bài hát do nhạc sỹ dương cầm người Hungary tên Rezso Seress sáng tác để diễn tả tâm trạng thất tình của mình. Nhưng Seress không ngờ rằng bài hát của ông bị "kết tội" là nguyên nhân làm cho hàng trăm người tự tử. Vì thế, nó được mệnh danh là "Bài hát thần chết". Nó còn được biết đến dưới cái tên "Bài ca tự sát Hungary" (tiếng Anh: Hungarian Suicide Song). Phạm Duy đã viết lời tiếng Việt cho bài hát này và cũng lấy tên "Chủ nhật buồn".


    Theo bảo điện tử tiếng Việt Wikipedia
    Giải mã điều bí mật bài hát Gloomy Sunday

    Các nhà nghiên cứu cho biết âm nhạc, điện ảnh, trò chơi... có thể tác động đến tâm lý của con người, nhưng không phải là quyết định. Thời kỳ đó, Mỹ và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp. Bối cảnh xã hội bị khủng hoảng kinh tế sau Đệ nhất thế chiến, nạn thất nghiệp gia tăng, hậu quả của chiến tranh gây ra sự chết chóc, thương vong... Sự khủng hoảng xã hội sâu rộng này được thể hiện rõ nét với sự lên ngôi của học thuyết hiện sinh. Điều này tác động mạnh lên tâm lý của dân chúng và đẩy nhiều người trong số họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, thất vọng trong cuộc sống.

    Trong bối cảnh đó chỉ cần thêm một tác động nhỏ từ bên ngoài như âm nhạc, phim ảnh... có nội dung buồn thảm là có thể đẩy họ đến một quyết định tiêu cực.

    Bài hát rất ảm đạm này chính là "giọt nước làm tràn ly". Thêm nữa là sự cộng hưởng thêu dệt của dư luận đã tạo nên cái "mốt tự tử" vào thời kỳ đó.

    Các nhà tâm lý học cho rằng hiện tượng tự tử thời kỳ đó là do bối cảnh xã hội khủng hoảng tác động mạnh lên tâm lý con người và bản thân bài hát này, cũng như cái chết của tác giả chỉ là một biểu hiện bề mặt của cuộc khủng hoảng đó.

    Thực tế cho thấy, sau Đệ nhị thế chiến, không còn hiện tượng tự tử vì bài hát nữa. Lệnh cấm bài hát này cũng đã bị bãi bỏ từ lâu.


    Lời dịch tiếng Việt

    Chủ Nhật Buồn
    nhạc sĩ: Phạm Duy

    Chủ nhật buồn đi lê thê
    cầm một vòng hoa đê mê
    bước chân về với gian nhà
    với trái tim cùng nặng nề
    xót xa gì? oán thương gì?
    đã biết nuôi hương chia ly
    trót say mê
    đã yêu thì dẫu vô duyên còn nặng thề
    ngồi một mình nghe mưa rơi
    mặc lệ tràn câu thiên thu
    gió hiên ngoài
    nhắc một loài dế giun hoài ru thương ru ru ơi rụ..hời
    Chủ nhật nào tôi im hơi
    vì đợi chờ không nguôi ngoai
    bước chân người nhớ thương tôi
    đến với tôi thì muộn rồi trước quan tài
    khói hương mờ bốc lên như vạn ngàn lời
    dẫu qua đời
    mắt tôi cười vẫn đăm đăm nhìn về người
    hồn lìa rồi nhưng anh ơi
    tình còn nồng đôi con ngươi
    nhắc cho ai biết cuối đời
    có một người yêu không thôi
    ơi hỡi ơi... người!

    Khánh Ly

    Last edited by suongkhoimay; 12-08-2009 at 10:11 PM.


    2010










Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts