NGÀ VOI TRONG RỪNG SÂU



Một thầy giáo đã bỏ nghề dạy học của mình để đầu tư vào những công việc của xã hội. Bạn bè muốn biết nguyên nhân tại sao anh ta thay đổi nghề nghiệp, thầy giáo nọ giải thích như sau:

“Ở trong trường học phát huy khả năng rất hạn chế, ngoài việc làm chút gì đó cho gia đình và xã hội loài người, thì việc lưu lại trong trường học làm cho tôi cảm thấy giống như người đi kiếm ngà voi trong rừng sâu, một khi tìm được thì lại phát hiện nó và con voi gắn chặt với nhau.”

(Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Người trẻ thời nay khi chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai thì rất thực tế: lương phải cao, việc làm thoải mái...

Nghề cao quý nhất trong xã hội là nghề giáo, tức là dạy học, là nghề không những dạy dỗ học trò những kiến thức căn bản, mà còn dạy học sinh cách biết làm người tốt và có ích cho xã hội.

Thời nay có những thầy cô giáo cấp hai cấp ba bỏ nghề giáo (dù rất đau lòng) để đi buôn bán mánh mung, bởi vì tiền lương không đủ nuôi thân thì làm sao nuôi sống gia đình; thời nay có nhiều thầy cô giáo dạy học ở trường là chuyện phụ, nhưng dạy thêm dạy kèm là chính, bởi vì tiền lương tháng không đủ tiền ăn sáng và tiền xăng dầu cho xe cộ, nhưng tiền dạy thêm dạy kèm thì cao gấp mấy lần tiền lương chính thức; thời nay có những thầy cô không còn cảm thấy nghề giáo là cao quý nữa, bởi vì có những phụ huynh và học trò không tôn sư trọng đạo, và có khi nghề giáo là một nghề “tội nghiệp” nhất trong các nghề chân chính.

Cái ngà (voi) không thể do con chó con mèo mà có, cũng vậy, Chúa Giê-su đã cảnh tỉnh chúng ta: “Nên hể cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt.” (Mt 7, 17-18)

Ai hiểu thì hiểu !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.