Results 1 to 8 of 8

Thread: Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)

  1. #1
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)

    Sóng thần
    Dẫn nguồn tạị....................?

    Sóng thần (tiếng Nhật: tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn.

    Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "bến" (津 tsu, âm Hán Việt: "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu; khi còn ngoài xa khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ nhưng chiều dài của cơn sóng lên đến hàng trăm kilômét. Vì vậy khi ở xa bờ chúng ta khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải dài.

    Ở Tây phương sóng thần trước kia từng được coi là sóng thuỷ triều (tiếng Anh: tidal wave) vì khi tiến vào bờ, sóng tác động như một đợt thuỷ triều mạnh dâng lên, khác hẳn loại sóng thường gặp ngoài biển tạo bởi gió. Tuy nhiên, vì không đúng với thực tế cho nên thuật ngữ này không còn dùng nữa.



    Sóng thần tràn vào Malé, thủ đô quần đảo Maldives ngày 26 tháng 12 năm 2004

    Nguyên nhân gây ra

    Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhẩy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.

    Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.

    Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vịnh Lituya tạo ra một sóng nước ước tính tới 50-150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần cực lớn gây ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.

    Sự hình thành sóng thần
    Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng. Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh, vì thế chúng ta có thể có nhiều tiếng đồng hồ chuẩn bị từ khi nó hình thành tới lúc ập vào một bờ biển, nó xuất hiện một thời gian khá dài sau khi sóng địa chấn hình thành từ nơi xảy ra sự kiện lan tới. Năng lượng trên mỗi mét dài trong sóng tỷ lệ với nghịch đảo của khoảng cách từ nguồn phát.[cần dẫn nguồn]

    Thậm chí một trận sóng thần riêng biệt có thể liên quan tới một loạt các đợt sóng với những độ cao khác nhau. Ở vùng nước rộng, các cơn sóng thần có chu kỳ rất dài (thời gian để đợt sóng sau tới vị trí một điểm sau đợt sóng trước), từ nhiều phút tới nhiều giờ, và chiều dài sóng dài lên tới hàng trăm kilômét. Điều này rất khác biệt so với các con sóng hình thành từ gió bình thường trên mặt đại dương, chúng thường có chu kỳ khoảng 10 giây và chiều dài sóng 150 mét.

    Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới một mét. Điều này khiến những người ở trên tàu giữa đại dương khó nhận ra chúng. Bởi vì chúng có chiều dài sóng lớn, năng lượng của một cơn sóng thần điều khiển toàn bộ cột nước, hướng nó xuống phía đáy biển. Các cơn sóng đại dương ở vùng nước sâu thường xuất hiện do chuyển động của nước tính từ bề mặt đến một độ sâu bằng một nửa chiều dài sóng. Điều này có nghĩa rằng sự di chuyển của sóng bề mặt đại dương chỉ đạt tới độ sâu khoảng 100 m hay ít hơn. Trái lại, những cơn sóng thần hoạt động như những con sóng vùng nước nông giữa biển khơi (bởi chiều dài của chúng ít nhất lớn gấp 20 lần chiều sâu nơi chúng hoạt động), bởi sự phân tán chuyển động của nước ít xảy ra nơi nước sâu.

    Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ. Khi tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không còn di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu "dựng đứng lên"; phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại. Tuy một người ở ngoài đại dương có thể không nhận thấy dấu hiệu sóng thần, nhưng khi vào bờ nó có thể đạt chiều cao một tòa nhà sáu tầng hay hơn nữa. Quá trình dựng đứng lên này tương tự như khi ta vẩy một chiếc roi da. Khi sóng tiến từ phía cuối ra đầu roi, cùng một lượng năng lượng phân bố trong khối lượng vật liệu ngày càng nhỏ, khiến chuyển động trở nên mãnh liệt hơn.



    Thường có một quan niệm sai rằng sóng thần cũng hoạt động như một đợt sóng hình thành do gió thông thường hay các cơn sóng cồn (với gió phía sau, như trong bức tranh khắc gỗ thế kỷ 19 nổi tiếng của Hokusai này). Trên thực tế, một cơn sóng thần được hiểu đúng hơn là một đợt dâng cao bất thần của nước biển, như một hay nhiều đợt nước. Lưỡi sóng thần đặc biệt giống với một đợt sóng đang tan ra nhưng có cơ chế khác hẳn: mức nước biển đột ngột tăng, tựa như những khối nước biển khổng lồ có lực còn lớn hơn nhiều.

    Chúng tôi sẽ tiếp nỗi những
    Các trận sóng thần lịch sử

    Các trận sóng thần khác ở Nam Á
    Last edited by lait; 03-19-2011 at 05:45 AM.



  2. #2
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)


    Các đặc điểm



    Một con sóng trở thành một con "sóng nước nông" khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ, và bởi vì sóng thần có chiều dài sóng rất lớn (hàng trăm kilômét), các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương. Những con sóng nước nông di chuyển với tốc độ bằng căn bậc hai của tích giữa gia tốc trọng trường (9.8 m/s2) và chiều sâu nước. Ví dụ, tại Thái Bình Dương, với độ sâu trung bình 4000 m, một cơn sóng thần di chuyển với tốc độ khoảng 200 m/s (720 km/h hay 450 dặm/giờ) và mất ít năng lượng, thậm chí đối với những khoảng cách lớn. Ở độ sâu 40 m, tốc độ sẽ là 20 m/s (khoảng 72 km/h hay 45 dặm/giờ), nhỏ hơn tốc độ trên đại dương nhưng rõ ràng con người không thể chạy nhanh hơn tốc độ này.
    Sóng thần lan truyền từ nguồn phát (tâm chấn), vì thế những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn. Tuy nhiên, các cơn sóng thần có thể gây nhiễu xạ xung quanh các mảng lục địa (như thể hiện trong hoạt hình này).
    Đặc trưng riêng của điều kiện địa lý địa phương có thể dẫn tới hiện tượng triều giả hay sự hình thành các đợt sóng dừng, có thể gây thiệt hại lớn hơn trên bờ biển. Ví dụ, cơn sóng thần lan tới Hawaii ngày 1 tháng 4, 1946 có thời gian ngắt quãng mười lăm phút giữa các đợt sóng. Chu kỳ cộng hưởng tự nhiên của Vịnh Hilo là khoảng mười ba phút. Điều đó có nghĩa mỗi đợt sóng tiếp theo trùng pha với chuyển động của Vịnh Hilo, tạo ra một đợt triều giả trong vịnh. Vì thế, Hilo bị thiệt hại nặng nền nhất so với tất cả các địa điểm khác tại Hawaii, đợt sóng thần/triều giả có độ cao lên tới 14 m giết hại 159 người.

    Hoạt hình trận sóng thần Ấn Độ Dương



    Hoạt hình trận sóng thần Ấn Độ Dương khi các cơn sóng lan tới Sri Lanka và Ấn Độ. Không nhất thiết phải đối xứng; các đợt sóng thần có thể mạnh hơn ở hướng này so với hướng kia, tùy thuộc vào điều kiện nguồn phát và điều kiện địa lý khu vực xung quanh.


    Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới

    Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần :
    Cảm thấy động đất.
    Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
    Nước trong sóng nóng bất thường.
    Nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu.
    Nước làm da bị mẩn ngứa.
    Nghe thấy một tiếng nổ như là:
    - tiếng máy nổ của máy bay phản lực
    - hay tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, hay là
    - tiếng huýt sáo.
    Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.

    Sóng thần


    Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
    Sóng biển được chia làm 3 loại, căn cứ vào độ sâu :
    Tầng nước sâu
    Tầng nước trung bình
    Tầng nước nông
    Dù được tạo ra ở tầng nước sâu (khoảng 4000 m dưới mực nước biển), sóng thần được xem là sóng ở tầng nước nông. Khi sóng thần tiến vào tầng nước nông gần bờ, khoảng thời gian của nó không đổi, nhưng chiều dài sóng thì giảm liên tục, điều này làm cho nước tích tụ thành một mái vòm khỏng lồ, gọi là hiệu ứng "bị cạn".
    [/COLOR]



  3. #3
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)


    Cảnh báo và ngăn chặn





    Dấu hiệu cảnh báo sóng thần tại đập ngăn nước ở Kamakura, Nhật Bản, 2004. Ở thời Muromachi, một cơn sóng thần đã tràn vào Kamakura, phá hủy những ngôi nhà gỗ nơi đặt pho tượng Phật A di đà tại Kotokuin. Từ ấy, bức tượng được đặt ngoài trời.
    Sóng thần không thể được dự đoán một cách hoàn toàn chính xác, nhưng có những dấu hiệu có thể báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra, và nhiều hệ thống đang được phát triển và được sử dụng để giảm thiểu những thiệt hại do sóng thần gây ra.

    Ở những khoảnh khắc khi lưỡi đợt sóng thần là vùng lõm của nó, nước biển sẽ rút khỏi bờ với khoảng cách bằng nửa chu kỳ sóng trước khi đợt sóng tràn tới. Nếu đáy biển có độ nghiêng thấp, sự rút lui này có thể lên tới hàng trăm mét. Những người không nhận thức được về sự nguy hiểm có thể vẫn ở lại trên bãi biển vì tò mò, hay để nhặt những con cá trên đáy biển lúc ấy đã trơ ra.
    Ở những khoảnh khắc khi lưỡi sóng của cơn sóng thần đạt mức đỉnh lần thứ nhất, những đợt sóng tiếp theo có thể khiến nước dâng cao hơn. Một lần nữa, việc hiểu biết về hoạt động của sóng thần rất quan trọng, để có thể nhận thức rằng khi mực nước rút xuống lần đầu tiên, nguy hiểm chưa hề qua. Ở những vùng bờ biển có độ cao thấp, một trận động đất mạnh là dấu hiệu cảnh báo chính rằng một cơn sóng thần có thể đã được tạo ra.
    Những vùng có nguy cơ sóng thần cao có thể sử dụng những hệ thống cảnh báo sóng thần để xác định và cảnh báo người dân trước khi sóng đi tới đất liền. Tại một số cộng đồng ở bờ biển phía tây nước Mỹ, vốn có nguy cơ đối mặt với các cơn sóng thần Thái Bình Dương, những dấu hiệu cảnh báo hướng dẫn người dân đường thoát hiểm khi một cơn sóng thần tràn tới. Các mô hình máy tính có thể dự đoán phỏng chừng khoảng thời gian tràn tới và sức mạnh của sóng thần dựa trên thông tin về sự kiện gây ra nó và hình dạng của đáy biển (bathymetry) và vùng đất bờ biển (địa hình học).
    Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là từ những loài động vật ở gần. Nhiều loài vật cảm giác được sự nguy hiểm và bỏ chạy lên vùng đất cao trước khi những con sóng tràn tới. Vụ động đất Lisbon là trường hợp đầu tiên được ghi lại về hiện tượng đó tại Châu Âu. Hiện tượng này cũng đã được nhận thấy tại Sri Lanka trong trận Động đất Ấn Độ Dương 2004. Một số nhà khoa học có thể suy luận rằng các loài vật có thể có một khả năng cảm nhận được sóng hạ âm Rayleigh waves từ một trận động đất nhiều phút hay nhiều giờ trước khi một cơn sóng thần tấn công vào bờ (Kenneally,).
    Trong khi vẫn chưa có khả năng ngăn chặn sóng thầm, tại một số quốc gia thường phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên này, một số biện pháp đã được tiến hành nhằm giảm thiệt hại do sóng thần gây ra. Nhật Bản đã áp dụng một chương trình lớn xây dựng các bức tường chắn sóng thần với chiều cao lên tới 4.5 m (13.5 ft) trước những vùng bờ biển nhiều dân cư sinh sống. Những nơi khác đã xây dựng các cửa cống và kênh để dẫn dòng nước từ những cơn sóng thần đi hướng khác. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, bởi vì các cơn sóng thần thường cao hơn tường chắn. Ví dụ, đợt sóng thần tràn vào đảo Hokkaido ngày 12 tháng 7, 1993 tạo ra những đợt sóng cao tới 30 m (100 ft) - tương đương một tòa nhà 10 tầng. Thị trấn cảng Aonae đã được trang bị một bức tường chắn sóng thần bao kín xung quanh, nhưng các cơn sóng đã tràn qua tường và phá hủy toàn bộ cấu trúc xây dựng bằng gỗ trong vùng. Bức tường có thể có tác dụng trong việc làm chậm và giảm độ cao sóng thần nhưng nó không ngăn cản được tính phá hủy và gây thiệt hại nhân mạng của sóng thần.
    Những hiệu ứng của một cơn sóng thần có thể giảm bớt nhờ những yếu tố thiên nhiên như cây trồng dọc bờ biển. Một số vị trí trên đường đi của cơn sóng thần Ấn Độ Dương 2004 hầu như không bị thiệt hại gì nhờ năng lượng sóng thần đã bị một dải cây như dừa và đước hấp thụ. Một ví dụ khác, làng Naluvedapathy tại vùng Tamil Nadu Ấn Độ bị thiệt hại rất ít khi những con sóng thần tan vỡ trong khu rừng 80.244 cây được trồng dọc bờ biển năm 2002 để được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness. Những nhà môi trường đã đề xuất việc trồng cây dọc theo những vùng bờ biển có nguy cơ sóng thần cao. Tuy có thể mất vài năm để cây lớn đạt tới kích cỡ cần thiết, những công cuộc trồng rừng như vậy có thể mang lại những công cụ hữu hiệu, rẻ tiền cũng như có tác dụng lâu dài trong việc ngăn chặn sóng thần hơn những biện pháp đắt tiền, gây hại đến môi trường như các bức tường chắn sóng.



    Bức tường chắn sóng thần tại Tsu-shi, Nhật Bản
    Các trận sóng thần lịch sử

    Sóng thần xảy ra thường xuyên nhất ở Thái Bình Dương nhưng là một hiện tượng toàn cầu; sóng thần có thể xảy ra ở bất kì nơi nào có khối nước lớn, bao gồm cả những hồ nằm trong đất liền, có khả năng xảy ra sự dịch chuyển của khối đất bên dưới. Những cơn sóng thần nhỏ, không gây thiệt hại và không thể nhận biết được nếu không có thiết bị chuyên môn, xảy ra thường xuyên như kết quả của những trận dộng đất nhẹ và các địa chấn khác.

    Trận sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700



    Hình phát họa sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700
    do the New york times
    Ngày 26 tháng 1, trận dộng đất Cascadia, một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, làm gián đoạn Cascadia Subduction Zone offshore từ đảo Vancouver đến bắc California, tạo nên một cơn sóng thần được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản cũng như trong lịch sử truyền khẩu của người thổ dân châu Mỹ.

    Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755

    Hàng chục ngàn người sống sót qua trận động đất ở Lisboa năm 1755 đã thiệt mạng trong đợt sóng thần xảy ra sau đó nửa giờ. Nhiều cư dân thành phố chạy ra bờ biển, tin rằng nơi này có thể tránh khỏi các đám cháy và mảnh vỡ do động đất. Trước khi cơn sóng thần ập vào cảng, nước rút rất nhanh, để lộ những hàng hóa bị rơi xuống biển và những chiếc tàu đắm bị lãng quên.
    Động đất, sóng thần và hỏa hoạn sau đó đã giết chết hơn một phần ba dân số Lisboa trước trận động đất. Những văn lịch sử ghi chép lại các cuộc thám hiểm của Vasco da Gama và những nhà hàng hải trước đó bị mất, rất nhiều ngôi nhà bị phá hủy (gồm cả đa số những kiến trúc Manueline Bồ Đào Nha). Những người châu Âu ở thế kỷ 18 đã tìm cách giải thích thảm họa này trong tôn giáo và các hệ thống đức tin lý trí. Các nhà triết học Thời khai sáng, nổi tiếng nhất là Voltaire, đã viết về sự kiện này. Quan niệm triết học về sự siêu phàm, như được nhà triết học Immanuel Kant miêu tả trong cuốn Beobachtungen über das Gefühl des Schönen und Erhabenen (Những quan sát về Cảm giác của Cái đẹp và sự Siêu phàm), có một phần cảm hứng trong nỗ lực tìm hiểu tầm cỡ của trận động đất và sóng thần Lisboa.


    Một mô tả của Trận động đất Lisbon năm 1755, nhìn từ Đại Tây Dương
    1883 - Vụ nổ phun trào Krakatoa

    Hòn đảo núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã nổ tung với sức mạnh hủy diệt năm 1883, thổi tung một phần buồng magma dưới chân nó khiến vùng đất nằm phía trên đó và đáy biển sụp đổ. Một loạt những cơn sóng thần đã hình thành sau vụ sụp đổ, một số cơn đạt tới độ cao hơn 40 mét trên mực nước biển. Các cơn sóng thần được quan sát thấy trên khắp Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, bờ biển phía tây nước Mỹ, Nam Mỹ và thậm chí xa tới cả Kênh Anh Quốc. Ở bờ biển phía đối diện tại Java và Sumatra nước lụt tràn sâu nhiều dặm vào trong bờ gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng tới mức một vùng dân cư đã không bao giờ được khôi phục và trở thành rừng rậm và hiện là khu dự trữ sinh quyển Ujung Kulon.


    Photo của hoạt động phun trào Krakatoa một vài giờ trước khi vụ nổ lớn (chụp ngày 26 tháng tám năm 1883 từ một con tàu đi qua eo biển Sunda.
    Vụ nổ Halifax và sóng thần

    Vụ nổ Halifax xảy ra ngày thứ Năm, 6 tháng 12 năm 1917 lúc 9:04:35 sáng giờ địa phương tại Halifax, Nova Scotia ở Canada, khi chiếc tàu chở vũ khí cho Thế chiến thứ nhất Mont-Blanc của Pháp va chạm với chiếc tàu thủy Na Uy Imo được thuê chở đồ trợ cấp cho Bỉ. Hậu quả của vụ va chạm làm chiếc Mont-Blanc bốc cháy và nổ tung. Vụ nổ gây ra một cơn sóng thần, và một làn sóng sung kích trong không khí.



    Đám mây khói trên tàu Pháp Mont-Blanc, đánh chìm, trước khi vụ nổ. Vuông góc với tàu Mont Blanc, trung tâm, là Na Uy Imo tàu tham gia vào vụ va chạm.

    1929 - Trận sóng thần Newfoundland

    Ngày 18 tháng 11 năm 1929, một trận động đất mạnh 7.2 độ xảy ra bên dưới Dốc Laurentian tại Grand Banks. Chấn động được cảm nhận thấy tại khắp các tỉnh bang vùng Atlantic ở Canada và đến tận Ottawa ở phía tây cũng như Claymont, Delaware ở phía nam. Hậu quả là sau 2½ giờ một cơn sóng thần cao hơn 7 mét tràn vào bán đảo Burin trên bờ biển phía nam Newfoundland, 28 người thuộc nhiều cộng đồng dân cư đã thiệt mạng.

    Người dân Hawai'i chạy trốn trước một cơn sóng thần đang ập vào Hilo, Hawa

    1946 - Trận sóng thần Thái Bình Dương


    Ngày 1 tháng 4 trận sóng thần do vụ Động đất quần đảo Aleut gây ra giết hại 165 người tại Hawaii và Alaska dẫn tới việc hình thành hệ thống cảnh báo sóng thần (cụ thể là Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương), được thành lập năm 1949 giám sát cho các quốc gia vùng Thái Bình Dương. Tại Hawaii cơn sóng thần được gọi là "Sóng thần Ngày Nói dối" vì mọi người đã tin rằng cảnh báo sóng thần là một trò đùa Ngày Nói dối.


    Những nước bị ảnh hưởng do trận sóng thần năm 1946

    Last edited by lait; 03-20-2011 at 06:05 AM.



  4. #4
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)

    1960 - Trận sóng thần Chile



    Hậu quả của thảm họa sóng thần năm 1960 tại Chile Hilo, Hawaii, nơi mà các cơn sóng thần gây ra 61 ca tử vong.

    Trận Động đất Lớn Chile với cường độ 9.5 độ Richter là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại. Tâm chấn nằm ngoài khơi Trung Nam Chile, gây ra một trong những trận sóng thần có sức tàn phá lớn nhất thế kỷ 20.

    Cơn sóng trải dài khắp Thái Bình Dương, với những con sóng đo được tới 25 mét. Đợt sóng đầu tiên ập tới Hilo, Hawaii sau khoảng 14.8 giờ từ khi nó được hình thành ngoài khơi Trung Nam Chile.

    Đợt sóng cao nhất tại Vịnh Hilo đo được khoảng 10,7 m (35 ft.). 61 người thiệt mạng với nguyên nhân được cho là do không để ý tới những hồi còi báo động. Khi sóng thần tràn vào Onagawa, Nhật Bản, 22 giờ sau trận động đất, chiều cao sóng đạt 3 mét trên mực thủy triều đang dâng cao. Số lượng người chết do vụ động đất và cơn sóng thần sau đó được ước lượng trong khoảng 490 tới 2.290.

    Hình ảnh trước và sau trận sóng thần ở Chile



    1963 - Thảm họa Đập Vajont

    Đó là lúc 22:39, ngày 9,Tháng 10 năm 1963: một vụ lở đất là 250 triệu mét khối lá từ triền giốc của rặng núi đã đổ ào vào hồ nhân tạo Vajont.
    Một làn sóng cao hơn 100 mét, nó đã đô xuống ngôi làng
    Longarone, nằm ngay tại chân đê, phá hủy đi ngôi làng
    Gần 2000 người dân dang ngủ trong nhà,đã chết trong vài giây không kêu cứu.




    Xem ảnh của làng Longarone dưới đập sau khi sóng đã qua, cho thấy mức độ thiệt hại



    Đập Vajont như nhìn thấy từ làng Longarone ngày hôm nay, cho thấy khoảng 60-70 mét, các đầu của bê tông. Các đồng hồ 200-250 mét,
    Làng Longarone luôn không thấy ánh bình minh, cũng như bóng chiều tà,



  5. #5
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)


    1964 - Trận sóng thần Ngày thứ Sáu Tuần thánh


    Sau Trận động đất Ngày thứ Sáu Tuần thánh cường độ 9.2 độ, một cơn sóng thần đã tấn công Alaska, British Columbia, California và các thị trấn ven bờ biển Tây bắc Thái Bình Dương, khiến 121 người chết. Những cơn sóng cao tới 6 mét, và giết hại 6 người ở Crescent City, California.


    1 Các trận sóng thần năm 1964 tại Alaska
    Vào ngày 27 tháng 3 năm 1964, một trận động đất dữ dội xảy ra ở 150 km a xe lủa từ Vancouver, gần Anchorage, Alaska.

    Sóng thần năm 1964. Hình do 4-D, Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ
    1976 - Trận sóng thần Vịnh Moro

    Ngày 16 tháng 8 năm 1976 lúc 12:11 sáng, một trận động đất 7.9 độ xảy ra ở đảo Mindanao, Philippines. Nó tạo ra một cơn sóng thần tàn phá hơn 700 km bờ biển quanh Vịnh Moro ở phía Bắc biển Celebes. Ước lượng số người chết trong thảm họa này lên tới 5.000 người, 2.200 người mất tích hay được cho đã chết, hơn 9.500 người bị thương và tổng cộng 93.500 trở thành vô gia cư. Nó cũng đã tàn phá các thành phố và thị trấn như Thành phố Pagadian, Zamboanga del Sur, Thành phố Zamboanga, Basilan, Sulu, Sultan Kudarat, Maguindanao, Thành phố Cotabato, Lanao del Sur và Lanao del Norte.



    Ngày 17 Tháng Tám 1976, một trận động đất ngoài khơi Vịnh Moro gây ra một làn sóng thủy triều hay sóng thần đã giết chết khoảng 8.000 ở bán đảo Zamboanga, tàn phá thành phố Pagadian, Mindanao.
    1979 - Trận sóng thần Tumaco

    Một trận động đất mạnh 7.9 độ đã xảy ra ngày 12 tháng 12 năm 1979 lúc 7,59,4.3 (UTC) dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Ecuador. Trận động đất và cơn sóng thần do nó gây ra đã phá hủy ít nhất năm làng cá và cái chết của hàng trăm người tại tỉnh Nariño Colombia. Chấn động được cảm nhận thấy tại Bogotá, Cali, Popayán, Buenaventura và nhiều thành phố khác tại Colombia và tại Guayaquil, Esmeraldas, Quito cũng như nhiều vùng khác tại Ecuador. Khi Sóng thần Tumaco tràn lên bờ, nó phá hủy trầm trọng thành phố Tumaco, cũng như các thị trấn El Charco, San Juan, Mosquera và Salahonda trên bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Tổng số nạn nhân trong thảm họa này là 259 người chết, 798 người bị thương 95 người mất tích hoặc được cho là đã chết.


    Thiệt hại động đất tại Tumaco, Nhà nước Nariño, về phía Thái Bình Dương của Colombia (Ảnh: G. Pararas-Carayannis)
    1993 - Trận sóng thần Okushiri

    Một trận sóng thần có sức tàn phá lớn đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản sau một trận động đất ngày 12 tháng 7 năm 1993. Kết quả, 202 người trên hòn đảo nhỏ Okushiri thiệt mạng và hàng trăm người mất tích hay bị thương. Thêm nữa, hàng trăm triệu chú chim cảnh, mèo và chó cũng thiệt mạng.


    Thuyền đánh cá ở Aonae, do sóng thần dạt vào bờ biển của đão Okushiri. nằm trên một toa xe lửa bị hư hỏng bởi sóng thần
    [Ảnh bỡi: Dennis J. Sigrist, thông tin sóng thần Trung tâm Quốc tế, Honolulu, Hawaii]
    2004 - Trận sóng thần Ấn Độ Dương

    Trận động đất Ấn Độ Dương 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.90-9.30 trên thang độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa số cho rằng là lớn hơn 9.0 Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004 giết hại khoảng 230.000 người (gồm 168.000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử[7]. Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại Indonesia, Thái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn kilômét tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí tới cả Somalia, Kenya và Tanzania ở Đông Phi. Thảm họa đã dẫn tới một chiến dịch quyên góp toàn cầu hỗ trợ cho các nạn nhân, với hàng tỷ dollar đã được quyên góp.

    Không giống như Thái Bình Dương, không hề có một trung tâm cảnh báo sóng thần nào đặt tại Ấn Độ Dương. Một phần do nguyên nhân là do từ vụ phun trào Krakatoa năm 1883 (giết hại 36.000 người) tới năm 2004 không một trận sóng thần nào xảy ra ở khu vực này. Sau trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác đã kêu gọi thiết lập một hệ thống giám sát sóng thần toàn cầu.


    Ấn Độ Dương 2004 và trận sóng thần được ước tính
    lúc 5 tấn của TNT. Năng lượng này tương đương với hơn 1502 lần so với quả bom nguyên tử Hiroshima,
    Sau cơn sóng thần

    ở Ấn Độ Dương đã có hơn 200.000 người chết, vào ngày 26,12, 2004 sóng thần . Nếu đúng quy hoạch và cảnh báo sóng thần một hệ thống có thể cứu hàng ngàn sinh mạng.
    Last edited by lait; 03-20-2011 at 09:05 AM.



  6. #6
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)


    2006 - Trận sóng thần nam Đảo Java


    Một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17 tháng 7 năm 2006 tại địa điểm cách 200 km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng về những đợt sóng thích hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 mét tại Cilacap tới 6 mét tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu tới 400 mét bên trong bờ biển. Số lượng nạn nhân được thông báo gồm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích.



    Hơn 300 người đã chết sau khi sóng thần, được kích hoạt bởi một trận động đất dưới biển bất thường di chuyển chậm.
    Ảnh do Dimas Ardian
    2010 - Trận sóng thần Chile

    Trận động đất lớn ở Chile với cường độ 8.8 độ Richter xẩy ra ngày 27 tháng 2, 2010 gần thành phố Concepción, cách thủ đô Santiago 500 km về phía nam. Trận động đất này gây ra những trận sóng thần tàn phá nhiều thành phố dọc bờ bể Chile và những sóng thần nhỏ ở Hawaii và Nhật Bản.

    Động đất và tiếp theo sóng thần ở Chile


    122 ca tử vong

    2011 - Trận sóng thần Sendai

    Động đất và sóng thần Tōhoku 2011
    Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 (Nhật: 東北地方太平洋沖地震, Tōhoku Chihō Taiheiyō-oki Jishin?, nghĩa là "Động đất ngoài khơi Thái Bình Dương vùng Tōhoku") là một trận động đất mạnh 9,0 độ MW ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Những báo cáo ban đầu cho biết trận động đất mạnh từ 8,9 - 9,1MW. Trận động đất có vị trí tâm chấn nằm cách ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo Oshika, Tōhoku gần Sendai 130 kilômét (81 mi) tại độ sâu 24,4 kilômét (15,2 mi).Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7 tại miền bắc tỉnh Miyagi,mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5 tại Tōkyō.

    Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ.Cơn sóng cao đến 10 mét (33 ft) này đã tấn công vào Nhật Bản và nhiều nước khác. Tại Nhật, đợt sóng được ghi nhận đã lan sâu đến 10 kilômét (6 mi) vào nội địa.

    Theo các nguồn tin mới nhất, đã có 8.450 người thiệt mạng, 2.701 người bị thương và 12.931 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản.Trận động đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này, bao gồm những hư hỏng nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ và sụp lở tại nhiều khu vực.

    Theo các ghi chép về cường độ tại Sendai, đây là trận động đất mạnh nhất Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng Đây được cho là sự va đập kiến tạo lớn nhất giữa Bắc Mỹ và Thái Bình Dương trong 1.200 năm



    Đó là những gì của một trận động đất(9,0 độ,) đi qua,mà nó để lại
    Tiếp theo một cơn sóng thần

    Nếu ai không theo sát vụ sóng thần vừa qua ở Nhật Bản,
    Khi có người vô tình xem được hình ảnh nầy ở 1 nơi nào đâu đó, họ sẽ nghĩ đây thật sự là hãng làm phim ở Hollywood,

    Xoáy nước A được xem gần Oarai thành phố, quận Ibaraki, đông bắc Nhật Bản, 11 tháng ba năm 2011
    Và cơn hiểm họa tiếp theo sau, là nhà máy nguyên tử ở Fukushima


    Thảm họa của bắt đầu một kỷ nguyên

    Sưu tầm bắt nguồn từ đây



  7. #7
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)

    Video Nhật Bản: Hình ảnh mới của sóng thần 11/O3/11
    Mời các bạn cùng xem



    Những video của đài tuyền hình Nhật quay

    Nhật Bản: sóng thần và động đất là 8,9!










  8. #8
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Lý giải sóng thần!!!!!!!(sưu tầm)


    Một trạm địa chấn là gì?


    Một trạm địa chấn là một phòng thí nghiệm có trang thiết bị có thể phát hiện, theo dõi và ghi lại các trận động đất tại địa phương hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới. Nó có loại nhạc cụ khác nhau của địa chấn có thể ghi lại các sóng động đất du lịch máng bên trong của trái đất và bề mặt của nó. Một hoạt động địa chấn trạm phải có khả năng thực hiện nhiều chức năng khác nhau và xác định các thông số quan trọng của một trận động đất như độ lớn, độ sâu, và epicenter.It phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với các đài địa chấn khác và chia sẻ dữ liệu.
    Một trạm thủy triều là gì?

    Một trạm thủy triều có một hoặc nhiều công cụ hiệu chuẩn, đo được gọi là thủy triều, có khả năng để đo dài và ngắn hạn thay đổi mực nước biển từ thủy triều thiên văn hay sóng thời gian dài như sóng thần của triều cường. Tide đài trong ITWS máy trắc viển dữ liệu của họ thông qua vệ tinh để PTWC và các trung tâm cảnh báo khu vực.
    Làm thế nào nhiều trạm địa chấn và thủy triều được sử dụng bởi ITWS?

    Các hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế này sử dụng một mạng lưới rộng lớn đo địa chấn và thủy triều. Tuy nhiên, nó làm cho việc sử dụng chính của 31 trạm địa chấn, và hơn sáu mươi trạm thủy triều có khả năng truyền tải dữ liệu của họ ngay lập tức và trong thời gian thực để các trụ sở chính tại Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương ở Hawaii.

    Điều gì xảy ra khi một trận động đất lớn hoặc xáo trộn khác nhắc nhở một cơn sóng thần? Làm thế nào Hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế làm việc?

    Các chức năng của hệ thống bắt đầu với sự phát hiện của một trận động đất có cường độ và vị trí mà làm cho nó có khả năng khả năng tạo ra một cơn sóng thần. Trận động đất này có được độ lớn đủ để kích hoạt báo động thuộc địa chấn tại các nhà ga, nơi nó đang được ghi lại. Các ngưỡng báo động được thiết lập để rung động mặt đất của các biên độ và thời gian kết hợp với một trận động đất cường độ khoảng 6,5 hoặc cao hơn trên thang Richter bất cứ nơi nào trong khu vực Thái Bình Dương sẽ làm cho ra âm thanh. Nhân tại nhà ga ngay lập tức giải thích seismographs của họ và gửi bài đọc của mình cho Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC), ở Honolulu, đó là trụ sở cho các hệ thống quốc tế (ITWS).. Khi nhận được báo cáo từ một trong những tham gia các đài quan sát địa chấn hoặc như một hệ quả của kích hoạt báo động địa chấn của riêng mình, PTWC nhân viên gửi tin nhắn yêu cầu dữ liệu từ các đài quan sát trong hệ thống.




    Làm thế nào là đồng hồ và cảnh báo phổ biến?

    Khi đủ dữ liệu đã được nhận để trận động đất có thể được đặt và mức độ tính toán, quyết định được thực hiện như để hành động thêm nữa. Nếu trận động đất là đủ mạnh để gây ra một cơn sóng thần và được đặt trong một khu vực này là có thể, tham gia các trạm thủy triều gần tâm chấn được yêu cầu để theo dõi máy đo thủy triều của họ.

    Xem bản tin được phát hành cho các cơ quan phổ biến cho tất cả các trận động đất cường độ 7 hoặc lớn hơn xảy ra tại quần đảo Aleutian và tất cả các trận động đất của 7,5 độ richter hoặc lớn hơn xảy ra ở những nơi khác ở Thái Bình Dương. xem cũng có thể được phổ biến bởi PTWC khi phát hành cảnh báo của các trung tâm cảnh báo khu vực. Kể từ khi hệ thống khu vực sử dụng các tiêu chí khác nhau cho disseminations của họ, xem vào các thời điểm có thể được cấp cho các trận động đất với cường độ nhỏ hơn 7.5.

    Khi báo cáo từ các trạm thủy triều cho thấy sóng thần gây ra một mối đe dọa cho nhân dân một phần hoặc tất cả các Thái Bình Dương, cảnh báo được chuyển đến các cơ quan tuyên truyền cho rơle cho công chúng. Các cơ quan này sau đó thực hiện kế hoạch sơ tán người dân từ các vùng nguy cơ tuyệt chủng. Nếu các trạm thuỷ triều báo cáo chỉ ra rằng hoặc là một cơn sóng thần không đáng kể hoặc không có sóng thần đã được tạo ra, vấn đề PTWC bị hủy bỏ.

    đồng hồ và cảnh báo sóng thần được phổ biến bởi PTWC đến hơn 100 điểm phổ biến rải rác ở các lưu vực Thái Bình Dương dưới sự kiểm soát khác nhau của các nước thành viên với các hướng dẫn chung của IOC, và các ICG / ITSU. Những điểm này phổ biến chính có trách nhiệm phổ biến hơn nữa đến hàng trăm điểm khác trong khu vực pháp lý địa lý của họ.

    Các trách nhiệm phổ biến chính của ITWS là xem sóng thần và / hoặc cảnh báo. Chương trình phổ biến, là một liên doanh hợp tác xã phức tạp bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông hiện có của quốc gia và quốc tế. Các hệ thống truyền thông cho hơn 100 điểm phổ biến cùng với hơn 100 trạm thu thập dữ liệu được kiểm tra hàng tháng với những thông điệp giả. Các xét nghiệm được theo dõi tối thiểu thời gian đi lại tin nhắn. Những điểm này phổ biến lần lượt phổ biến đến nhiều điểm hơn trong các lĩnh vực của địa phương mình. ITIC đã đóng một vai trò quan trọng trong việc điều phối hợp tác giữa các quốc gia trong ITWS và thiết lập các yêu cầu thông tin liên lạc, thủ tục, và theo dõi kết quả.

    NGuồn ở đây




Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts