SỐNG VÀ CHIA SẺ LỚI CHÚA

Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh-C: 06-6-2010

Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn

“HÃY LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO ANH EM”

A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Linh:

Bài đọc 1: Sáng thế (14:18-20) Khi ông Áp-ram thắng trận trở về, có ông Men-ki-xê-đê, vua thành Sa-lem mang bánh và rượu ra, ông là tư tế của Thiên Chúa tối cao. (câu 18)

1/ Thánh Vịnh 110, câu 4 Đức Chúa đã thề với vua Đavít thế nào?

2/ Menkixêđê nói đây là người như thế nào và là hình bóng chỉ về ai?

Bài đọc 2: 1 Cor (11:23-26) Đây là mình Thầy, hiến dâng vì anh em, anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy. (câu 24)

1/ Tưởng nhớ đến Thầy, là làm những việc nào cho anh em mình?

2/ Tại sao bạn phải tự xét mình trước khi ăn uống Mình Máu Chúa ?

Tin Mừng: Luca (9:11-17) Đức Giêsu bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp: “ Chúng con chỉ vỏn vẹn có năm cái bánh và hai con cá…” (câu 13)

1/ Thầy Giêsu muốn bạn và tôi cho họ ăn là chia sẻ, cho đi, Tại sao?

2/ Vì sao bận cần có tấm lòng cho tha nhân, hơn là của bạn cho họ ?

3/ Nói cách tôi đem Bánh Lời Chúa và Thánh Thể đến cho anh em?

B- Ý Chúa muốn dạy tôi về Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể:

1/ Lãnh nhận rồi truyền lại, là cho đi.: Thầy Giêsu nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” (1Cor 11, 24).

Đây là một lời nói rất quan trọng, là một Văn kiện Tân Ước, một truyền thống mới của Thầy Giêsu muốn bạn và tôi hãy ghiền nát, chấp nhận, sẵn sàng quên mạng sống mình vì anh em như Chúa vừa làm. 2/ Thống hối, xét mình: Phaolô muốn bạn và tôi không thể lẫn lộn Bánh Thánh với các thức ăn khác, mà cần xét xem mình cần ăn Chúa để làm gì: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa là ăn uống án phạt mình.” (1Cor 28-29)

3/ Chính anh em hãy cho họ ăn: Cho họ ăn là việc làm cụ thể là phục vụ, là rửa chân cho nhau, Chúa Giêsu đã làm trước khi lập phép Thánh Thể cho bạn và tôi thấy từng cử động của Người, để bắt chước Người làm mà cho tha nhân như sau:: “Bấy giờ Người đứng dậy,/ rời bàn ăn,/ cởi áo ngoài ra,/ và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu,/ bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.” (Ga 13, 4-5).

Qua câu Kinh Thánh trên, bạn thấy cách ăn mặc của Chúa là một công việc riêng biệt của người nô lệ, tôi có làm được không? Vậy bạn và tôi không chỉ tôn thờ Chúa trong nhà tạm, mà cần phải sống Mầu Nhiệm Thánh Thể là rứa chân trong đời là phục vụ nhau.

4/ Đem Mình Thánh Chúa đến với con người: Vì anh em là Đền thờ của Thiên Chúa, nên Đức Giêsu đã phục vụ con người như là tôi tớ, Ngài đứng dậy - rời bàn ăn - cởi áo ngoài ra - đổ nước vào chậu - rửa chân cho các môn đệ. Như vậy sùng kính Mình Thánh Chúa không phải chỉ ở trong nhà thờ, mà còn ở gia đình, ngoài xã hội với những người bất hạnh, không nhà, cùng khổ. Tôn sùng Thánh Thể mà Chúa muốn là chúng ta hãy gần nhau, giúp đỡ nhau như người trong nhà, mà còn biến người xa lạ, hận thù thành anh em với nhau .

Tóm lại, Chúa Giêsu Thánh Thể muốn như người Mẹ ở gần bên con. Ngài vui thích ở gần bên và tâm sự với tôi ngày đêm, và muốn tôi ra đi vào cuộc sống, để hy sinh vì anh em như Chúa đã làm.

C- Câu Kinh Thánh tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này:

CHÍNH ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN. (Lc 9, 13)

1/ Tôi sẵn sàng chia bớt của cải, vật chất cho người túng thiếu.

2/ Bạn dùng Lời Chúa và gương sáng dẫn dắt người đau khổ…

D- Bạn và tôi dựa vào Lời Chúa Cầu nguyện & Sống Cầu nguyện :

Lạy Cha, Đức Giêsu đã bảo các môn đệ: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Thế mà bấy lâu nay con cứ nghĩ là chịu Mình máu Thánh Chúa là đủ, mà quên rửa chân -phục vụ- hy sinh cho những người đang đói khát của ăn và Lời Chúa. Con quyết Sống mầu nhiệm Thánh Thể là chia sẻ vật chất và tinh thần, là quên mình vì anh em. Con noi gương Mẹ Maria luôn thực hành bác ái như Mẹ là đến thăm những người nghèo khó, bất hạnh đang cần đến con hàng ngày.


Hoa thơm cỏ lạ: TÌNH YÊU GIÚP CHO NGƯỜI KHÁC DÙ PHẢI TỔN THƯƠNG

CHÚA PẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)


Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định