Vào cuối năm 1937 và đầu năm 1938, trên "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" ở Hà Nội và báo "Phụ Nữ Thời Đàm" có lần lượt đăng bốn bài thơ. Bốn bài thơ đó của một người phụ nữ mang bút danh T.T.Kh. Chủ bút của toà soạn không để ý lắm, cũng không biết người đó là ai? nhưng thấy bốn bài thơ "khá hay"
nên cho đăng.
Sau đó trong giới thi nhân có một số người tự nhận T.T.Kh là người tình của mình, mặc dù không ai biết rõ T.T.Kh chính xác là ai. Trong số đó có thi sĩ Thâm Tâm tự nhận T.T.Kh là ThanhTâm Khánh và làm bài thơ để kể mối tình của mình và T.T.Kh. Thi sĩ Nguyễn Bính cũng nhận T.T.Kh là Trần thị Khánh và làm bài thơ Dòng dư lệ cũng kể lại kỷ niệm mối tình của mình là T.T.Kh.
Từ đó về sau người phụ nữ T.T.Kh ấy không bao giờ xuất hiện nữa và mãi cho đến bây giờ không ai biết người mang bút danh T.T.Kh thật là ai. Nàng chỉ còn lưu lại bốn bài thơ kễ lại mối tình thơ ngây, trong trắng của mình và người yêu là một thi sĩ, và những ngày buồn bã, tẻ nhạt bên người chồng luống tuổi.
Bản nhạc Bài Thơ Cuối Cùng trong CD này hát không được mãnh liệt...mời các bạn nghe bản do Họa Mi trình bày: Bài Thơ Cuối Cùng - Họa Mi