-
Moderator
M - Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (78)
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (78)
781. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự sống đời đời
Trong cuộc nói truyện với ông Nicôđêmô (Ga 3,14-21), Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự sống đời đời. Ngài gợi lại truyện ông Môsê lúc đưa dân Chúa đi trong sa mạc, đã đúc một con rắn đồng, treo lên cao, để những ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên con rắn đồng nầy thì được lành bệnh. Cũng vậy, khi Ngài bị treo trên thập giá, hễ ai nhìn vào mà tin Ngài là Con Đức Chúa Trời, thì được sống đời đời.
Chúa Giêsu đưa ra lý do được sống đời đời là vì Thiên Chúa Cha yêu thế gian đến đỗi ban Con Một xuống trần để cứu chuộc loài người.
782. Kẻ nghịch đạo kia nói: “Chúng tôi không muốn có vương quốc của trời cao.”
Tin vào sự sống đời đời, hay là không tin vào sự sống đời đời, điều nầy chia nhân laọi ra làm hai phe.
Người có đạo thì tin có sự sống đời đời. Họ tuyên xưng hằng ngày trong kinh Tin Kính: “Tôi tin có sự sống đời đời.”
Người nghịch đạo thì không tin có sự sống đời đời. Họ chấp thuận lời tuyên bố của một triết gia nghịch đạo kia: “Chúng tôi không muốn có vương quốc của trời cao. Chúng tôi đã trở thành những con người rồi. Chúng tôi chỉ muốn có vương quốc trên trần thế nầy.”
783. Những câu được khắc trên các ngôi mộồng công giáo
Khi có dịp nhìn vào những câu được khắc trên các ngôi mộ người công giáo, người ta lấy làm an ủi và được tin mạnh hơn vào đời sau, vào sự sống đời đời.
- Tôi tin vào sự sống lại của thân xác tôi.
- Trong niềm hy vọng được sống lại hạnh phúc.
- Tôi tin vào Đấng Cứu Chuộc của tôi hằng sống.
- Phêrô và Gioanna đang đợi Chúa!
-...
784. Thiên đàng là tình yêu.
Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu ngây ngất nói với Chúa: “Lạy Chúa, Nhan Thánh Chúa là Tổ Quốc độc nhất của con.”
Vị nữ thánh nầy tâm sự với các tu sĩ bạn: “Em đã hiểu được thiên đàng rồi. Thiên đàng ở trong trái tim em vì thiên đàng là tình yêu.”
785. Hãy lo cho đời sống vĩnh cửu ngay bây giờ!
Thánh Caminlê đệ Lenly, khi thấy mồ mả, thường suy nghĩ:
- “Nếu những người chết đang nằm đây được trở lại cõi thế, thì có sự khó nhọc nào mà họ tránh né chẳng nhận để được sống đời đời? Còn tôi, tôi còn đang có thời giờ mà tôi có làm gì để lo cho đời sống vĩnh cửu không?”
786. Người có chí thì biết tự trọng.
Muốn xây cất một ngôi nhà lộng lẫy, chúng ta có thể mướn người khác làm cho tất cả. Nhưng muốn có một số vốn kiến thức, chút ít tài năng để xây dựng hạnh phúc lâu dài cho cả đời mình, chúng ta phải tự mình tạo lấy, không có bàn tay phù phép nào làm giùm ta được.
Người có chí, biết tự trọng, nên hành động như Nguyễn Bá Học nói:
- “Người có ý khí tài lực hơn người, không nương tựa ai, không luồn luỵ ai, tự mình mình đi, tự mình mình lại, ai yêu cũng mừng, ai ghét không giận, gọi là người tự trọng.” (Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y)
787. Cách đọc một bài diễn văn
Churchill có lẽ là ví dụ lớn nhất trong lối nói nầy.
Một hôm, tôi (Lord Bea Verbrook) có hỏi ông về nghệ thuật nói trước công chúng. Ông soạc miệng cười, trả lời:
- “Cần có một đôi kính tốt và một cây viết tốt.”
Ông ta không đùa đâu. Mặc dù ông có thể nói lưu loát hay ho, nhưng có dưới mắt bản văn, ông thấy thoải mái hơn nhiều. Lối phát âm đắn đo nhấn mạnh đúng chỗ của ông đã lôi cuốn, làm cho người nghe phải chú ý. (3 Chìa Khoá Mở Cửa Thành Công – Lord Bea Verbrook)
788. Sống lạc quan
Robinson bị trôi dạt lên hòn đảo hoang nhưng ông “cảm tạ sâu sắc lòng nhân từ của Đấng Tạo Vật.”
Ông vui mừng vì mình được sống sót, và có được nhiều đồ ăn phong phú trên đảo hoang nầy.
Tuy không có quần áo mặc, nhưng may mắn là đảo hoang nầy lại có khí hậu nhiệt đới.
Với suy nghĩ lạc quan, ông đã vượt qua rất nhiều gian nan và tồn tại một cách ngoan cường, để rồi hai mươi năm sau, ông đã có cơ hội để trở về với quê hương. (4 Nghệ Thuật Làm Việc - Nguyễn Đức Lân)
789. Khi đàm phán, làm sao cho hai bên đều có lợi.
Có một truyền thuyết đã trở thành truyền thống của các cuộc đàm phán:
Người anh và người em gái cãi nhau vì một mẫu bánh còn lại, ai cũng muốn giành phần to hơn. Mỗi người đều muốn lấy một miếng lớn và không bị người kia lừa gạt.
Ngay khi người anh giành được con dao và chuẩn bị cắt phần to cho mình, người mẹ về đến nơi.
Theo phong tục của thời vua Salômôn, người mẹ nói:
- “Khoan nào! Mẹ không quan tâm ai cắt miếng bánh đó ra hai phần, nhưng bất cứ ai cắt, sẽ phải cho người kia quyền được chọn phần nào họ muốn.”
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người anh cắt miếng bánh thành hai phần bằng nhau.
Câu chuyện nầy có thể không có thật, nhưng bài học của nó vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay.
Có rất nhiều trường hợp trong đó, các nhu cầu của những vai chính không thật sự đối lập nhau. Nếu trọng tâm chuyển từ đánh bại lẫn nhau sang giải quyết vấn đề, ai cũng có lợi. (Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì – Herb Cohen)
790. Nhờ trường đời dạy mà thành công.
Đã có những người thành đạt, không phải nhờ vào kiến thức của trường học, mà nhờ vào những gì trường đời đã dạy họ.
Là một cư dân nghèo khổ tại Đức, năm 14 tuổi, H.Greiffenberger phải nghỉ học để kiếm sống.
Say mê các sản phẩm điện tử, anh cố gắng mày mò tự học và học hỏi những người xung quanh, đồng thời quyết tâm tìm đường sang Nhật Bản để học thêm. Anh làm đủ mọi việc để vừa có tiền sinh sống qua ngày, vừa để dành làm lộ phí.
Năm 24 tuổi, H.Greiffenberger mới gom đủ tiền mua một vé máy bay sang Nhật. Tại đây, anh xin vào làm việc tại hãng Matsushita Electric và tìm cách học hỏi, nghiên cứu những phương pháp của họ.
Vài năm sau, anh trở về nước sau khi được tài trợ để mở một công ty phân phối của hãng.
Đến năm 1981, H.Greiffenberger thành lập công ty, và đến năm 2002, công ty Greiffenberger chuyên doanh vật liệu điện và các sản phẩm thép, đã có doanh số 1,1654 tỷ Euro. (Bí Quyết Của Thành Công – David Niven Ph.D.)
LM Nguyễn Vinh Gioang
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules