Văn Hóa Gia Đình # 5: ĂN TẾT VIỆT NAM
---***---
Mỗi năm vào tháng chạp, năm hết Tết đến, người Việt Nam ta thường nói tới “Ăn Tết”.
1- Ăn Tết là Mừng năm Mới: Tống cựu nghinh tân, người ta vui mừng vì một năm cũ đã qua, và chào đón một Năm Mới đang tới. Cho nên ai ai, nhà nhà nào cũng mua sắm tấp nập, ăn uống linh đình trong ngày lễ hội đầu năm của truyền thống văn hoá Việt Nam.
2- Định nghiã chữ “Tết”: là do chữ Tiết, từng tiết mục, là giai đoạn, từng lúc như tiết lập xuân, tiết lập hạ, lập thu, lâp đông. Ngày ngắn nhất trong tháng mười hai hay tháng chạp là ngày ngắn nhất trong năm. Có tổ chức lễ tiễn đưa ông Táo về Trời, làm bài sớ táo quân về trình Ngọc Hoàng là ông Trời để trình bày sự việc ở trần gian trong Năm cũ đã qua.
3- Định nghĩa chữ “Ăn Tết”: Với tấm lòng nhớ ơn Trời, người ta tổ chức những ngày đầu năm gọi là Ăn Tết, để Tạ ơn Trời đất lúc Giao thừa là giờ bước sang Năm Mới. Rồi là lễ cúng Tổ Tiên, Ông Bà, Cha mẹ, đi hái lộc, xuất hành đầu năm. Trên bàn thờ Gia Tiên có bánh dầy, bánh chưng, bánh tét, hoa trái… rồi cúng vái với nhang hương, toả khói nghi ngút .
4- Ăn ba ngày Tết: Người ta thường nói: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Nhưng phải Sống như thế nào mới là quan trọng: “Ăn cho ra người” là ăn cho có ý nghĩa, biết ngon, biết dở. Nhất là không nên say sưa, bài bạc, tán gia bại sản, thì mất hết ý nghiã của Ngày Tết. Con người cần biết Sống mà cũng cần biết ăn : “Biết ăn biết nói”. Như vậy ăn nói trong cuộc sống rất cần liên kết với nhau.
5- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người Việt nam ta mỗi khi khi ăn uống thường nhớ đến Trời, nhờ Trời ban cho mưa gió thuận hoà, được mùa, lúa gạo đầy bồ, gia đình mạnh khỏe an vui. Sau đó nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã dầy công chăm sóc, dưỡng dục để có ngày hôm nay, trong cái Têt xum vầy gia tộc.
Tóm lại, truyền thống Ăn Tết của người Việt nam ta dù ở hải ngoại hay quê nhà, nhưng vẫn giữ được nếp sống văn hoá từ ngàn xưa ! Tuy nhiên, không nên kéo dài việc ăn uống, bày ra cờ bạc, xô bồ, mê tín dị đoan, tư đổ tường thì sẽ làm mất sự xum họp, trở về với gia đình, với văn hoá, và hoà đồng với Đất Trời.
Những câu Ca dao Việt nam hay :
Trời cao lồng lộng, đất rộng thênh thênh,
Đi ra bỏ mẹ sao đành,
Công ơn cha mẹ sinh thành ra con.
Trời cao cày cấy đầy đồng,
Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê.
Một mai gặt lúa đem về,
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
Trời mưa cho ướt lá dừa,
Cho tươi liếp cải cho vừa lòng em.
Cho em hái đọt rau dền,
Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già.
Trời mưa thì mặc trời mưa,
Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi.
Chồng tôi đi chơi đã có nón đội,
Chồng tôi đi hội đã có dù che.
Tiền buôn tiền bán thì để trong nhà,
Tiền cờ tiền bạc thì ra ngoài đường.
Tiền của là chúa trên đời,
Người ta là khách vãng lai một thì.
Tiền buộc dải yếm bo bo,
Đưa cho thầy bói thêm lo vào mình.
Tiền tài nay đổi mai dời,
Ngãi nhân gìn giữ trọn đời với nhau.
Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tợ thiên kim.
Con le le mấy thuở chết chìm,
Người tình bạc nghiã kiếm tìm làm chi ?
Phó tế: Nguyễn văn Định