THIÊN CHÚA LUÔN BÊN CẠNH NHỮNG AI ĐỨC TIN KIÊN ĐỊNH


Chúa Nhật 32 thường Niên – Năm C (2 Maccabees 7: 1-2, 7, 9-14; Psalm 17; 2 Thessalonians 2: 16-3: 5; Luke 20: 27-38)


Chúng ta sẵn sàng chịu đau khổ vì đức tin và niềm tin trìu mến của mình được bao nhiêu? Nói dũng cảm thì dễ nhưng điều đó không dễ dàng khi phải đối mặt với một số lựa chọn đáng sợ mà chúng ta khám phá những gì tiềm ẩn nội tại của chúng ta.

Sách Maccabees được viết vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, vào lúc mà người Do Thái nổi dậy chống lai sự áp bức của Antiochus Epiphanes, là một trong những người kế vị Alexander Đại Đế. Tên bạo chúa này đã triệt để xóa bỏ văn hóa và tôn giáo Do Thái thay vào đó bằng văn hóa Hy Lạp. Những thực hành tôn giáo Do Thái bị cấm cản và từ chối thực hiện sẽ bị trừng phạt bằng cái chết.

Tính chất lý tưởng hóa của câu chuyện – thái độ coi thường sự đau đớn và cái chết, cùng những khả năng ngôn ngữ thần học linh ứng truyền cảm – là tất cả những đặc thù của lịch sử tử đạo hoặc tiểu sử các thánh. Điều này và con số bẩy thuộc ý tưởng qui phạm để cảnh giác chúng ta trước thực tế mà câu chuyện là một sự phối hợp tinh tế của những sự kiện lịch sử và tiểu thuyết truyền cảm. Mục đích này là để khuyến khích và truyền cảm hứng cho các tín hữu hãy đứng vững khi phải đối mặt với sự bách hại bất chấp những đe dọa tra tấn và tử hình. Ở đây, đó là lần đầu tiên phác họa niềm tin vào sự phục sinh và phán xét quyết định sự xuất hiện của họ. Vì chưng sự đau khổ vô tội, trung thực và những kẻ độc ác đầy tội lỗi, sau đó cả hai, người sống và kẻ chết phải xuất hiện trước bản án trung thực và công bằng của Thiên Chúa. Can đảm khi đối diện với sự đàn áp, sẵn sàng chết cho niềm tin của mình là một điều tốt lành. Mặt khác, người ta phải cảnh giác trước chủ nghĩa cuồng tín và hành vi khiêu khích dại khờ. Phải có một lời cam kết đồng thời trước cuộc sống, lòng từ bi và hòa giải. Nhưng thực sự Thiên Chúa luôn đứng bên cạnh những ai kiên định trong đức tin và những nguyên tắc.

Tác giả 2 Thessalonians cũng khẳng định rằng Thiên Chúa trung thành, luôn tuôn đổ hy vọng, ủi an, ân sủng và sức mạnh. Đức tin không phải là bùa hộ mệnh ma thuật hoặc sự vượt qua tùy ý để thaot1 khỏi sự đau khổ và cái ác. Chúng ta đang sống vào lúc mà thế giới khó khăn và nguy hiểm. Sự bảo đảm duy nhất của chúng ta đó là chúng ta sẽ không phải đối mặt với bất ky điều gì cô dơn, lạc lõng hoặc quá sức chúng ta phải gánh chịu. Hồng ân và nghị lực luôn được ban phát.

Có những lần mà ai đó đưa ra những câu hỏi yêu cầu giải đáp, nó đã thể hiện sự thiếu hiểu biết trầm trọng về tri thức căn bản và không thể trả lời bằng cách trực tiếp là “có” hay “không”. Những Giáo sỹ Do Thái xưa đã đưa ra câu hỏi bịp bợm với Chúa Giê-su, không tin vào sự phục sinh và họ hy vọng gài bẫy Chúa Giê-su chỉ ra niềm tin ấy vô lý như thế nào. Họ đưa ra câu hỏi về một người phụ nữ lần lượt kết hôn với bẩy anh em nhà kia (chú ý con số bẩy) để thực hiện theo luật Levirite có quan hệ với những người đàn ông chết mà không có con cái. Vậy vào lúc sống lại sau khi chết, bà ta sẽ là vợ của ai? Và họ cho đó là điểm then chốt – dựa vào thực tế, học thuyết của sự phục sinh bị suy yếu từ một số mâu thuẫn vô lý. Chẳng hạn, một câu hỏi hiện đại hơn được đưa ra có thể là, “Vào lúc phục sinh những bộ phận cấy ghép ấy thuộc về ai?”

Chúa Giê-su đã từ chối để khỏi bị lôi cuốn vào dòng lý luận của họ. Thay vào đó, trong Tin Mừng của Thánh Mac-cô, ông đã chỉ trích họ một cách đanh thép về cách nghĩ ấu trĩ và thiển cận của họ. Họ đã phơi bày những ý nghĩ hạn hẹp, thô thiển cùng những lời đần độn, ngớ ngẩn để thẩm tra mà không có một tí hiểu biết về Kinh Thánh hoặc quyền năng của Thiên Chúa. Ở đây, theo Tin Mừng của Thánh Lu-ca, ông đã dẫn giải nhã nhặn và lịch sự hơn. Nhưng điểm mấu chốt cũng tương tự như vậy. Kết hôn và sinh sản là những hoạt động trần tục mà nó phản ảnh thực tế của chúng ta trong thế giới này. Cái chết là lối đi tới cuộc sống ở một cấp đô khác và cao hơn. Vậy chúng ta không nên qui chiếu với cuộc sống trần gian của chúng ta vào chốn sau này mà hãy cho phép Thiên Chúa thử thách và tạo sự bất ngờ đối với chúng ta. Cuộc sống hồi sinh không được hiểu bằng thuật ngữ loài người hay sinh học. Sự phục sinh này là một sự trình bày và giải thích không chỉ thuộc quyền năng của Thiên Chúa mà còn là sự chuyển đổi không ngừng mà chúng ta sẽ trải nghiệm trên cuộc hành trình tới Thiên Chúa.

Cái chết không có gì để đáng sợ, khi thời gian đến nó có thể được ấp ủ, mến yêu. Phép trực giải hay cứng nhắc không phải là dấu chỉ của đức tin hoặc đức tin tôn giáo. Chúng chỉ là những phản ứng của sợ hãi và nên hiểu như vậy. Chúa Giê-su khuyến khích chúng ta hãy linh hoạt hơn và hãy cho phép tâm trí và tâm hồn của chúng ta được dàn trải. Cởi mở và tin tưởng vào sự hướng dẫn tâm linh của Thiên Chúa là chìa khóa để hiểu biết tâm linh.


(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS