Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Diễn lại Đàng Thánh Giá của Chúa Giêsu qua các mốc điểm chính ở Sydney


Báo Daily Telegraph ngày 18 tháng Bẩy hôm nay cho hay: cuộc trình diễn lại những ngày sau cùng của Chúa Giêsu Kitô trong khi sử dụng một số cảnh mốc nổi tiếng của Sydney làm phông đã trở thành cao điểm kỳ thú của lần đức Giáo Hoàng thăm viếng này.

Cuộc đi đàng Thánh Giá kéo dài 3 tiếng đồng hồ là biến cố then chốt trong các cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tham dự chặng thứ nhất, Bữa Tiệc Ly, trong một biến cố chỉ người có giấy mời mới được tham dự mà thôi tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary, bắt đầu lúc 3 giờ chiều.


Cảnh Đóng Đinh

Alfio Stutio, 27 tuổi, một thanh niên Sydney, đóng vai Chúa Giêsu Kitô, đã diễn lại bữa ăn cuối cùng với 12 môn đệ qua hành vi bẻ bánh và cùng uống rượu đơn giản.

Vào khoảng 1000 khách hành hương đã chứng kiến cảnh diễn lại trên trước khi các diễn viên tiến vào The Domain, nơi một đám đông khá lớn tụ tập nhau để chứng kiến chặng thứ hai, Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Diệtsimani trước k hi bị bắt.

Đức Giáo Hoàng chứng kiến phần còn lại của Đàng Thánh Giá trên màn truyền hình tại hầm mộ Nhà Thờ Chánh Toà.

Tuy nhiên, hàng chục ngàn khách hành hương Ngày Giới Trẻ Thế Giới tập họp tại mỗi chặng, cầu nguyện và suy gẫm về Chúa Giêsu và về niềm tin của họ.

Việc tái dựng trình thuật Thánh Kinh gồm 13 chặng, từ Bữa Tiệc Ly, tới việc Chúa Giêsu bị xử án trước Phônxiô Philatô và việc Người chịu đóng đinh.

Ngoài nhà thờ chánh tòa và The Domain ra, hai địa điểm khác đã được dùng cho biến cố này là Nhà Hát Con Sò Sydney và Barangaroo ở Đông Cảng Darling.

Biến cố này dự định chấm dứt tại Barangaroo lúc 6 giờ chiều với chặng cuối cùng miêu tả việc tháo xác Chúa Giêsu khỏi Thánh Giá.

Khoảng 100 diễn viên đã tham gia biến cố này mà các nhà tổ chức WYD tiên đoán sẽ thu hút tới 500,000 người.

Các chặng đàng Thánh Giá là một cử hành đạo đức của người Công Giáo và người ta cũng còn gọi nó là Đi Đàng Thánh Giá nữa.

Nó thường được thực hành trong các nhà thờ Công Giáo và hay xẩy ra trong các ngày Thứ Sáu Mùa Chay, nhất là Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày đánh dấu Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá.

Các Giáo Hội dùng nhiều nghệ phẩm, kể cả tranh lẫn tượng, để diễn tả từng chặng.

Các biến cố khác vào ngày hôm nay



Mười hai khách hành hương đại diện cho các nước có nhiều người tham dự WYD nhất đã được mời cùng ăn trưa với Đức Giáo Hoàng.

Sau khi đã ních no một dĩa thịt gà nấu theo kiểu ‘diane’ với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, cậu trai miền quê Craig Ashby đã đánh giá Đức Thánh Cha là “một người bình thường”.

Còn chàng thanh niên 21 tuổi quê ở Walgett, tây bắc NSW, cũng là một trong số người Công Giáo trẻ từ khắp các quốc gia trên thế giới được mời dùng bữa trưa thân mật với Đức Giáo Hoàng tại Sydney vào ngày hôm nay.

Các người hành hương trẻ này cho hay vị giáo hoàng 81 tuổi cười to và nói chuyện tếu xuốt bữa ăn, làm họ cảm thấy rất thư giãn và được chào đón dù họ rất sợ phải đi gặp vị lãnh đạo đức tin của họ.

Anh Ashby cho hay ăn trưa với Đức là một kinh nghiệm đầy cảm động mà anh sẽ chia sẻ với gia đình anh trong nhiều thế hệ tương lai mai sau. Anh nói:

"Tôi nghĩ đó là điều để kể lại cho con cháu mình. Quả là bữa ăn tuyệt vời, vĩ đại, chúng tôi được cười thỏa thuê và ông biết không, Ngài là quả là một người bình thường. Tôi hoàn toán xúc động. Thật là một cảm nghiệm tuyệt vời được ngồi với…Đức Giáo Hoàng Benedict. Ai có thể ngờ một gã từ Walgett, người bẩy năm trước, không biết đọc biết viết, không biết đánh vần địa chỉ cũng chẳng viết được chính tên của mình, thế mà nay lại được ngồi chung bàn với Đức Thánh Cha. Tôi chưa bao giờ, thực chưa bao giờ tưởng nghĩ được điều trên.

Các khách hành hương xuất phát từ những xứ xa xôi như Hoa Kỳ và Ba Tây, hay từ các lân bang ở Thái Bình Dương như Đông Timor và Papua New Guinea, và từ các xứ đang lộn xộn, trong đó có Cộng Hòa Dân Chủ Congo.

Đức Thánh Cha và các khách mời của Ngài thưởng thức bữa ăn có ba món chính gồm xúp khoai lang ngọt và đậu ván, thịt gà nấu theo kiểu ‘diane’ với khoai nướng và đậu hòa lan, và bánh nhân trái lạc tiên.

Ijeoma Jacinta Igwe, 25 tuổi, một khách hành hương người Nigeria, cho hay cô ngây ngất và ước ao bữa ăn tại phòng tiếp tân của Nhà Thờ Chính Tòa St Mary cứ kèo dài mãi mãi. Cô nói: “Tôi như thể ‘muốn bữa ăn trưa này đừng bao giờ chấm dứt’. Tôi vốn mong mỏi có được dịp may hiếm như vàng này. Tôi tin rằng đây là loại cơ may mà bất cứ con người nhân bản nào cũng mong có được. Chính Chúa đã ban cho tôi điều ấy… Tôi quả tràn ngập niềm vui. Tôi dám nói với ông là tôi đã thấy Chúa Kitô, thấy Ngài tôi quả đã thấy Chúa Kitô vậy”.



Các khách hành hương dâng tặng Đức Thánh Cha một loạt các kỷ vật khác nhau gồm tràng chuỗi mân côi từ vùng Salamanca, Tây Ban Ha, chai rượu Cognac, nghệ phẩm Thổ Dân và diã CD nhạc cổ điển Pháp.

Gabriel Nangile, 28 tuổi, một khách hành hương Papua New Guinea, cho biết khởi đầu anh rất lo lắng, nhưng Đức Thánh Cha đem lại một bầu khí rất thanh thản và thân ái và khuyền khích nhóm của anh thổ lộ tâm sự chuyện trò. Anh nói: “Ngài tốt quá. Ngài lịch thiệp quá. Mà Ngài còn tiếu lâm nữa. Tôi rất biết ơn.Tôi rất sung sướng.; Tôi không biết phải nói ra sao nữa”.

Sống lại những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu

Báo Sydney Morning Herald, vào ngày hôm nay, 18 tháng Bẩy, cho hay: Khách hành hương sống lại những ngày sau hết của Chúa Giêsu

Các cảnh trong Thánh Kinh vào ngày hôm nay đã được dựng lại khi những ngày sau cùng của Chúa Giêsu Kitô được diễn lại dưới cái phông của nhiều cảnh mốc đã thành tượng trưng của Sydney, và được hàng triệu người khắp thế giới chiêm ngắm trên màn ảnh truyền hình.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đọc lời nguyện khởi đầu cho Đàng Thánh Giá lâu chừng 3 tiếng đồng hồ, một trong các biến cố chính trong chương trình Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney.


Chặng sau cùng

Vở bi kịch có tính sùng kính này đã hội nhập nhiều yếu tố đặc thù của Úc vì nó đã được diễn thử tại khắp sáu địa điểm trong thành phố trước khi hàng trăm ngàn người hành hương tại Sydney đến tham dự sáu ngày lễ hội tuổi trẻ.

Tại Nhà Hát Con Sò Sydney, một mão gai đã được ấn vào đầu Chúa Giêsu Kitô, do Alfio Stutio, một thanh niên Sydney 27 tuổi đóng vai, trước khi ‘anh’ vác thánh giá, lảo đảo đi qua dưới chân Cầu Hải Cảng trên đường tới Barangaroo, một địa điểm cạnh haỉ cảng.

Tại đó, Craig Duncan, một thanh niên Thổ Dân, mình mặc áo da kangaroo và vẽ lên người theo lối cổ truyền, đã đóng vai Si-mon quê ở Xirênê, vác đỡ thánh giá cho Chúa Giêsu trong tiếng kèn didgeridoo.

Khi mặt trời lặn trên Cảng Sydney, Chúa Giêsu được dẫn qua hàng các phhụ nữa Giêrusalem trước khi bị đóng đinh vào thánh giá và được nâng lên trên không.

Khi bóng tối đã trùm phủ, việc diễn lại cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá, và việc tháo xác Người đã gây xuc động lớn nơi các người hành hương trẻ tuổi.

Ca Đoàn Nhà Thờ Nga đã thêm một điệu nhạc khá mê hồn trong lúc khách hành hương chiêm ngắm 13 chặng Đàng Thánh Giá diễn tả từ cảnh Bữa Tiệc Ly tới việc Chúa Giêsu bị Phôngxiô Philatô kết án, và việc Người chịu đóng đinh.

Người ta không khuyến khích khách hành hương đi theo các chặng. Thay vào đó, họ được chiêm ngắm trực tiếp một chặng, và được xem các chặng còn lại trên màn ảnh truyền hình vĩ đại.

Tại tiền đường Nhà Hát Con Sò, Gervae Marai, một người hành hương Pháp, nói rằng nó làm cho anh rơi nước mắt. Anh nói: “Thật hết sức xúc động, tôi rất vui được ở đây để thấy nó”.

Tại các chặng cuối cùng, Rebekah Curran, 18 tuổi, một khách hành hương người Anh cho biết chiêm ngưỡng các chặng đàng Thánh Giá đã khích lệ cô suy gẫm. “Nó thật hết sức xúc động. Đó thực sự là một kỷ niệm đẹp từ tuần lễ này”.

Mariela Jana, 15 tuổi, người Chí Lợi, ca ngợi cuộc trình diễn này. “Nó rất quan trọng đối với tôi vì giờ đây tôi thấy tại sao Chúa Giêsu chịu đau khổ vì chúng ta và tôi có hể học tập và trở thành người tốt ra sao”.

***

Tuy nhiên không thiếu người ‘thất vọng’ vì biến cố này, nhất là ở khu vực Nhà Thờ Chánh Tòa. Số người đến dự biến cố này thật đông, nhưng số người được vào ‘vòng trong’ để trực tiếp chiêm ngắm việc trình diễn chặng thứ nhất cũng như được chiêm ngắm các chặng sau trên màn truyền hình chỉ là số nhỏ, rất nhỏ, trong khi chỗ ngồi hay đứng còn vô số kể. Điều ấy làm nhiều người không thể hiểu nổi, chỉ biết lắc đầu, nhưng không vì thế bỏ cuộc. Đa số đã ở lại, thầm lặng đứng ở bên ngoài, thật xa, xa lắm, xa đến không nhìn thấy màn ảnh truyền hình, không nghe loa phát thanh các lời dẫn giải, nhưng vẫn ‘thông công’ vào một trong các biến cố mà các đài truyền hình của Sydney không ngớt lời ca ngợi: một biến cố khách hành hương sẽ khó quên trong nhiều năm tới.

Trong khi ấy,


Vũ Văn An