GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TA ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
Chúa Nhật Thứ IV Mùa Thường Niên – Năm C (Zephaniah 2: 3, 3: 12-13; Psalm 146; 1 Corinthians 1: 26-31; Matthew 5: 1-12)
Hầu hết người ta không thấy được mình đang trở nên nghèo nàn vì một điều gì đó đang quyến rũ mà một sự bất hạnh để tránh được phải trả bằng mọi giá. Chúng ta không nhìn thấy một đức tính cụ thể nào có được trong một tài khoản ngân hàng trống rỗng. Nhưng người nghèo – dân anawim (Anawim ‘pronounced ann-a-weem’ is a Hebrew word from the Old Statement which describes the ‘poor ones’ who remained faithful to God in times of difficulty) – đã được ca ngợi trong Cựu Ước vì họ đã gần gũi một cách đặc biệt với Thiên Chúa và được hưởng ân phúc của Người.
Trong bối cảnh đói nghèo này có một định nghĩa bao quát hơn nhiều so với không chỉ của sự giàu có. Dân anawim bị xô ra khỏi những con đường để đạt tới quyền lực xã hội, bị tước quyền công dân, và họ đã duy nhất tự tìm kiếm đến Thiên Chúa với tư cách là người biện hộ và bảo vệ họ. Một phần sự cô lập của họ bắt nguồn từ sự khước từ của mình với “chơi trò chơi” bằng cách tham gia vào những âm mưu xảo quyệt và tàn nhẫn của sức mạnh đấu tranh xung quanh họ hoặc nền văn hóa dối trá và lừa bịp mà thường đi kèm theo nó.
Dân anawim đã có một ý thức mãnh liệt về đúng-sai, phải-trái và họ khao khát công bình và chân lý. Thiên Chúa duy nhất là tiêu chuẩn bởi những gì chính họ đã đánh giá và cuộc đời của họ phải dành vào sự qui phục trước ý định thiêng liêng đó. Họ không mặc cả và chính họ cũng không gặp những rắc rối với những bản án hoặc sự lên án của người khác. Ngôn sứ bảo đảm với họ rằng bàn tay bảo vệ của Chúa Trời sẽ bảo hộ họ. Sự kiên trì và qui phục của họ với Thiên Chúa sẽ không bao giờ trở nên vô giá trị.
Để gặp gỡ thế giới về các điều khoản của riêng mình và sống theo những nguyên tắc của con người điều đó rất dễ dàng. Còn về sư trung thành vào thời điểm đó có vẻ giống như ảo tưởng hoặc sự thưc thi phù phiếm. Nhưng anawim – những người không kiêu ngạo và tự tìm kiếm – là di vật mà Thiên Chúa tái dựng xây xã hội. Cho dù những gì mà nền văn hóa của chúng ta có thể nói với chúng ta, quyền lực, phú quí, và uy tín cũng không phải là những dấu chỉ về lòng ưu ái của Thiên Chúa và cũng không phải là thước đo về giá trị của con người.
Sự khiêm nhường bắt đầu với sự tự nhận thức trung thành và chấp nhận chúng ta là ai Danh tính và giá trị đích thực của chúng ta duy chỉ đến từ Thiên Chúa. Đây là trọng tâm của lời khiển trách mà Thánh Phao-lô đã dành cho cộng động Corinth cứng đầu cứng cổ. Nhiều người trong cộng đồng này đã vênh vang khoác lác phô trương tình trạng hư ảo mới tìm thấy của họ. Một số người khá tự hào về sự đóng góp tâm linh của họ và dùng nó để lên mặt với người khác hoặc để thổi phồng cái tôi của họ, trong khi những người khác có thể là hổ thẹn về nguồn gốc mộc mạc và không ấn tượng của mình. Thánh Phao-lô đã nhắc nhở tất cả họ về cội nguồn nhân loại khiêm tốn và tầm thường để cho họ kiểm tra thực tế. Không ai có thể hoặc tự hào hoặc tự ti về quá khứ hay nguồn gốc của mình. Thiên Chúa đã chủ tâm chọn lựa những người tầm thường hoặc không ấn tượng để tạo yếu điểm tinh thần mãnh liệt, sinh động – một điều gì đó mà Thiên Chúa thường thực hiện trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta cho phép nó, Thiên chúa sẽ thực hiện những điều kỳ diệu với chúng ta và thông qua chúng ta, nhưng phải có sự đón bắt. Đó là sự thể hiện của Thiên Chúa và vinh quang của Thiên Chúa, không phải của chúng ta. Và đó là cái giá mà một số người không sẵn sàng trao trả.
Việc mô tả về sự khiêm nhường trước Thiên Chúa có thê tìm thấy sự diễn tả đầy đủ hơn trong các Mối Phúc Thật. Bằng việc ban phước lành cho “người nghèo bằng tinh thần” – những người không kiêu căng và tự tìm kiếm – Chúa Giê-su đa đề ra những yêu cầu về quyền gia nhập vào Vương quốc của Thiên Chúa. Chúng ta không thể dùng áp lực; xoay sở, hoặc mua bán lối vào. Những người hiền từ - hiểu một cách đúng đắn hơn là hòa nhã, bất bạo động – biểu hiện một khía cạnh thiết yếu của khiêm nhường tập trung vào Thiên Chúa.
Trong cuộc chạy đường trường, về lâu về dài, thế giới sẽ thuộc về những ai giống như họ và họ là nền tảng cho thế giới tương lai. Thực hiện lòng từ bi và thương xót, phụng sự hòa bình, khao khát công bình và chân lý, và một sự chịu đựng dẻo dai của sự đàn áp và loại trừ, tất cả là nhưng biểu hiện của con người nam hay nữ trong mối giao hòa với mô hình thiêng liêng ấy.
Đây là những phẩm chất hoặc những nguyên tắc để tạo những điều tốt lành xảy đến, thậm chí những chênh lệch không dễ dàng bù đắp, và những người thực thi chúng đươc gọi là con cái Chúa. Có một bảng liệt kê danh sách những nhân vật lẫy lừng và bất hủ đã thể hiện nghiêm túc những nguyên tắc này: Thánh Francis, Gandhi, Tolstoi, Mẹ Teresa, và Martin Luther King.
Đức tin đó là cốt lõi nghiêm ngặt và tự hấp thụ không phải là sư biểu hiện của các Mối Phúc Thật mà phải được thể hiện hướng ngoại cho tha nhân vì họ hiện hữu trong Chúa Giê-su Ki-tô. Điều đó nói lên rằng căn tội là bản ngã, tất cả nhưng tội khác chỉ là biến thể của chủ thể này. Nếu đó là thưc tế, sau đó ở một chỗ nào khác trong Cựu Ước, tiên tri Micah (6: 8) cho chúng ta một phương pháp trị liệu: thực hiện công bình, yêu thương thân ái và bước đi khiêm nhường với Thiên Chúa của bạn!
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS