-
Bà chủ nhà và tên Sốpphơ - Vũ Văn ?ang
"- Kìa, trưởng tòa, ông cò, thầy thông, sao thãy rộn rực ở hiệu (?ại văn minh)?
- Sao lại bán đồ?
- Chắc vì buôn bán thua lổ bị khánh tận, chớ gì!
- Không phải khánh tận, nhà nầy bán thuốc hay lắm, có tiếng, đang phát đạt, song vì vợ chồng dễ b? nhau, án li dị đã thi hành, nên trưởng toà đến chứng kiến cảnh chia cũa cho đôi bên!
?ó là những l?i nghị luận của ngư?i kế cận hiệu (?ại văn minh), kẻ nói vầy ngư?i nói khác, trong đó có ngư?i biết chuyện, biết rõ cả lịch sữ của vợ chồng chủ hiệu nầy, thuật cho nghe, tưỡng cũng nên viết ra đây để làm tấm gương thế sự.
Vợ chồng chủ hiệu nầy gốc ngoài Bắc, ông ta ăn h?c khá, tữ tế, xưa kia đã làm ở sở nhà nước, hãng buôn, ngư?i có chí, tuy ít tuổi, đi làm song ông vẩn nghĩ cách kinh doanh v? thực nghiệp. Ông thấy ngh? thuốc của mình mỗi ngày một sung, không có mấy ông lang giõi, còn thầy thuốc xuất thân ở trư?ng Cao đẳng ra ít lắm, ngư?i mình lại dùng thuốc Tây nhi?u; ông định xoay ra làm thuốc, muốn biết ngh? đó, ông nghĩ ngay cách xin tập sự cho nhà bào chế.
ít bữa, thấy ông vô tập sự bán thuốc cho nhà bào chế, ông yêu ngh? nên sốt sắng mau biết, trong mấy tháng đã thông thạo, chủ yêu lại thấy ngư?i thông minh, thật thà thư?ng vẫn cắt nghỉa cho ông v? các chứng bịnh, chất thuốc, chế thuốc, chích thuốc, ngư?i chủ có ý muốn dạy sơ qua như vậy là để khách đến mua thuốc, ngư?i làm mình có thể cắt nghỉa cho khách nghe hiểu được.
Nh? đó ông biết rộng ra, bằng ngày tay lại làm thuốc, mắt trông thấy toa những thứ thuốc nào ngư?i ta ưa dùng, để ý xem xét rất kỹ, sau nầy ông khá lắm, những bịnh thư?ng ông đã chữa được rồi. ?ộ ấy ngư?i mình ưa chích thuốc, thuốc bệnh, thuốc bổ, đi quan thầy lại sợ tốn ti?n, cứ kiếm mấy inphêmiê, hay ngư?i làm nhà thuốc chích cho. Tuy thỉnh thoãng có xảy ra một vài cái nguy hiễm, ngư?i bịnh phải chết, kẻ đi chích có tư cách làm quan thầy bị ở tù, song ở đ?i còn có nhi?u ngư?i bịnh vì tiếc ti?n mà quên tính mạng mình, không chịu đến quan thầy, muốn rẻ thì những ngư?i ham lợi kia vẩn còn, các thầy vẩn sắm ống chích riêng đi kiếm ti?n.
Ông nầy chích khéo, cẩn thận không xảy ra chuyện gì, có khi chữa được vài bịnh ngư?i ta tin cậy, ông có tiếng, ngày đi làm, trưa tối đi chích riêng, chữa bịnh, làm ăn khá lắm, ông ta thư?ng nghiên cứu cã thuốc ta xem có cách chi duy chế với thuốc tây, rồi sẻ ra, thứ thuốc nửa tây nửa ta, sự nghiên cứu ấy đã thành công, ông đã làm được nhi?u thứ thuốc hay, định ra xin phép mở tiệm.
Ông là ngư?i kiên tâm, ít chơi b?i, không ưa lấy vợ sớm, sợ gặp ngư?i không tốt ngăn trở bước đư?ng tiến thủ của mình chăng. Ông đả ngót ba mươi, cha mẹ bắt ông lấy vợ, ông vẩn từ chối, song vì sợ cha mẹ phi?n lòng, ông phải nhận.
Cha mẹ nói con bà Hai Xưng, chỗ quen thuộc cho ông, là vợ ông bây gi? đó.
Vợ chồng ăn ở với nhau, ông thôi đi làm, có ít vốn ra mở tiệm, trước đây độ mư?i lăm năm, chính là nhà thuốc (?ại văn minh) ở phố Hàng Bông là của ông. Thuốc có đem trình toà khám nghiệm, ông bán rẻ, chữa được nhi?u bịnh, thuốc bán chạy, tiệm mỗi ngày một phát đạt, song lại bị bà vợ phá tán cả. Ngư?i đàn bà nầy hư đủ đi?u, ở ngoài Bắc đã có tiếng, nhi?u nội trợ giõi, nấu ăn khéo, ngư?i ta đã có câu khen "ăn xứ Bắc, mặc xứ Kinh" mà bà nầy chỉ phấn sáp rong chơi, việc ăn uống phó mặc cho đầy tớ, nhà cữa không biết cái gì mất hay còn, cả ngày hết coi truyện, lại lân la lối xóm, quân bài lá bạc. Ông ấy phi?n lắm, song lại ít nói, hi?n lành, bà vợ thì thần nanh đõ mõ, huý hiếp(1) cả chồng, chồng sắm cho cái gì thì bán hết không cho thì bù lu bù loa làm cho chồng con xấu hổ. Ông tuy không sợ vợ song muốn giữ tiếng sợ ngư?i ngoài chê, chỉ mắng qua loa thành ra vợ ông tự do, không kiên nể, đua theo chị em c? bạc, nay đ?n nầy, mai phủ kia, lên đồng lên bóng. Trong ba năm tr?i, vợ ông phá quấy, tiệm ông phải đóng. Cha mẹ ông lại cứ theo nhau qua đ?i; ông phần thương cha mẹ, buồn vợ con, ngán cãnh gia đình, lại mắc cở với thiên hạ không muốn ở đất Hà Thành nữa. Lúc bấy gi? ỡ Sài Gòn ít ngư?i Bắc, dễ làm ăn, ông thu xếp vô, để vợ ở ngoài.
--------------------------------------------------------
1. Uy hiếp.
--------------------------------------------------------
Ông vô trong nầy, xin vào làm nhà thuốc (?ông Pháp) ông chủ thấy ngư?i đứng đắn, thông thạo, tr?ng dụng ông trả lương mỗi tháng một trăm.
Hai ba tháng sau vợ ông cứ gởi giấy vào một hai xin lổi từ nay tự hối không hoang đàng phá hại nữa, tu chí làm ăn, xin gỡi ra ít nhi?u để và. Ông nghỉ vợ chồng không lẻ giận nhau mãi, trước kia vì dại đua theo chị em c? bạc đồng bóng, đến nỗi cữa nhà tan nát, khổ cực, ngày nay đã biết hối, thôi cho vào rồi kiếm l?i khuyên giải, bắt buộc phải làm ăn; ông gởi ra một trăm đồng và một cái thơ thật dài răn bảo hết lẻ.
Vợ ông vào, ông bảo ban m?i cách, nghe chừng cũng biết hối nên vợ chồng ăn ở với nhau hoà thuận, gia đình vui vẻ làm ăn; ti?n lương thì để dành gởi nhà băng còn đi chích thuốc, bán thuốc kiếm ăn ngoài, trong nhà cũng đủ chi dụng.
Thấm thoát ngày qua tháng lại, hết trẻ tới già, ông bà đã ngoài bốn mươi, con cái vẩn không có, trong nhà dư được ngót bảy ngàn, ông xin thôi làm và nh? được giao thiệp rộng, quen biết nhi?u, ai cũng mến bụng ông, ông mở ra hiệu thuốc, lấy lại tên tiệm cũ ở Hà Nội là (?ại văn minh). Tiệm buôn bán nhất là lục tĩnh lên mua nhi?u lắm, kẻ mua sỉ, ngư?i mua lẻ, làm ăn càng phát đạt, có mấy năm tr?i đả được ba bốn chục ngàn. Một cửa tiệm to lớn như vầy, không nói ai cũng có thể tưởng tượng được vợ chồng ông chũ sẻ hưởng nhi?u cái hạnh phúc v? sau. Thế mà đến ngày nay ai là ngư?i rõ chuyện nầy cũng ái ngại, thương xót, mà lại ngao ngán cho cái trò đ?i lắm nỗi éo le.
Số là trong mấy năm tr?i, vợ chồng làm ăn chí thú, vẩn tin cậy nhau, mua bán gì, cũng để tên bà hết, nghĩ rằng của chồng công vợ, ai vào đây với mình, tên vợ hay tên chồng cũng vậy, đễ tên vợ cho vợ được vui lòng. Một ngư?i buôn bán lớn, quen biết nhi?u, cũng phải trong nhà lịch sự, ra ngoài có vẻ phong lưu, con cái lại không có, hai vợ chồng trơ tr?i, làm ra ti?n, của ấy để cho ai? Nào tủ cẩn, xa lông, giư?ng sắt, đồ cổ, tính phõng đồ trong nhà cũng có vài ngàn, ăn ở ra nhà phú hộ, lại mua xe hơi, chi?u chi?u vợ chồng đi dạo mát.
Cảnh vui sướng ấy, nhi?u ngư?i ao ước mà những ngư?i ở trong cảnh ấy có biết thế là sướng đâu!
Ông chủ thư?ng bận v? làm thuốc, bán thuốc, không đi chơi được, muốn chi?u vợ, vẫn thư?ng để vợ đi chơi một mình, bà chủ nhàn rỗi, sẳn xe, sẳn sốpphơ, khi thì đi thăm chị em, rủ chị em đi chơi, khi thì một mình ngồi trong xe rong ruổi trên con đư?ng thanh vắng, thở cái không khí trong sạch, khoan khoái vô cùng. Ông chủ ở nhà, yên chí vợ mình đi chơi, vả lại đả hơn bốn mươi tuổi đầu, mèo chó gì nữa mà phòng sợ, thấy vợ đi luôn củng không nói gì. Nếu bà chủ củng nghĩ như ông chồng, cho cái tuổi già của mình là có tuổi không phãi như lúc còn trẻ, mình cũng là ngư?i tai mắt có của có danh như ai, thôi yên phận vui thú cho sướng một đ?i. Ai ng? bà chủ đổi chứng, sướng vậy bà chưa chịu, bà cho là cực nên ít lâu v? cứ gây lộn với chồng; giận lại biểu sốpphơ mang xe đi, đi hai ngày, ba ngày, v? nhà lại kiếm chuyện.
Thương hại thay cho ngư?i chồng cả ngày lẫn tối cắm cúi làm ăn, vợ đi chán v? nhà la lối om sòm, lối xóm ai cũng khó chịu.
Buôn bán như thư?ng, song trong nhà lôi thôi như vậy, đến gần một năm, không làm sao vợ chồng hoà thuận cho được, bà ta một hai đòi phải bõ nhau, cả hai đ?u đem nhau lên toà xin ly dị.
Từ bấy mỗi ngư?i một nơi, đồ đạc phần nhi?u cái gì lớn ti?n "phắctuya" lại đễ tên bà ta, cả cái xe hơi cũng vậy bà ta đòi đem đi.
Vợ chồng ăn ở mới nhau mấy mươi năm, đầu gối tay ấp từ lúc trắng răng đến nay đầu đã gần bạc, răng sắp rụng, lại cữa cao nhà rộng, giàu có xênh xang nên ông nên bà, vì cớ nào lại b? nhau cả?
Cách một tháng sau, nghe phong phanh, bà chủ lấy sốpphơ của mình, tiếng đồn rực lên, có kẻ t?c mạch, muốn tới tận nơi coi, sợ ngư?i ta bịa đặt nói láo.
Quả thật! Cái nhà số X. ở phố Vẹtđun, tức là nhà bà chủ (?ại văn minh) mới mướn mà tên sốpphơ của bà trước kia bà vẩn chi lương cho nó, nay đã tức vị ?ức phu quân của bà rồi, ?ức phu quân nầy mới có ngoài hai mươi xuân xanh thôi, trẻ lắm.
Có ngư?i cắt cớ nói, giá bà có phước đẻ con, chắc nay nó cũng bằng tuổi phu quân mới của bà.
Bây gi? án ly dị đã thi hành, hai bên chia cũa, song nghe đâu ông chủ nầy lấy đồ đạc cần dùng và quần áo, còn cho đĩ già hết của.
Công Luận báo,
Số 1989, ngày 2-2-1931
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules