BEETHOVEN – SỰ CẢM NHẬN ÂM NHẠC




Bạn có nhận ra bài hát này không? Bài “Ode to Joy” đấy. Nó được trình diễn bởi Dàn nhạc Philadelphia và Ban hợp xướng Westminster. Nó là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất thế giới. Nó chất chứa một cảm giác hân hoan và hạnh phúc. Nhưng đáng ngạc nhiên, người viết bài hát này không thể nghe được âm nhạc. người ấy là Ludwig van Beethoven.

Nhiều người coi ông như một nhà soạn nhạc cổ điển chưa từng có. Thậm chí những người mà không nghe nhạc cổ điển cũng biết nhiều về những tác phẩm của ông. Nhưng có một điều làm cho ông khác hẳn những người viết nhạc khác. Ông tiếp tục viết nhạc ngay cả sau khi ông đã mất khả năng thính giác.

Ludwig van Beethoven sinh năm 1770 tại Bonn, Đức quốc. Cha ông là một nhạc sỹ cho cung điện hoàng gia. Ông đã tin tưởng rằng con ông có tài năng âm nhạc lạ lùng. Và ông bắt đầu dạy con trai mình đánh đàn dương cầm. Một dụng cụ âm nhạc to lớn. Nhưng cha của Beethoven không phải là một nhạc sỹ lý tưởng. Ông là một người khó khăn. Ông uống rất nhiều rượu. Thường, khi ông uống rượu, ông hay đánh thức con mình lúc đang trong giấc ngủ. Ông bắt Beethoven chơi đàn. Đối với nhiều người, gặp cảnh này sẽ tạo cho họ chán nản. Nhưng Beethoven chơi rất say mê.Thậm chí trong những điều kiện như thế, ông lại thiết tha với dương cầm.

Lúc bẩy tuổi, Beethoven có thầy dạy thực thụ đầu tiên. Ông bắt đầu trình diễn ở nơi công cộng. Beethoven đã học nhạc của Mozart và Bach. Sau vài năm học tập, ông đã xuất bản nhạc khúc đầu tiên. Bản nhạc có tên “Nine Variations” dành cho dương cầm với âm giai Đô thứ. Lúc đó Beethoven mới chỉ mười tuổi.

Beethoven tiêp tục trau giồi và trình diễn nhiều năm. Khi ông hai mươi tuổi, cha ông qua đời. Sau đó ông đến Thành phố Vienna. Lúc bấy giờ, tất cả những nhạc sỹ tài ba đều đến Vienna – kinh đô âm nhạc. Đây là nơi mà những nhạc sỹ thi thố tài năng của mình. Họ đã thể hiện năng lực của họ. Và Beethoven đã không gặp trở ngại khi ông thể hiện.

Beethoven đã thay đổi phong cách âm nhạc. Ông đã thực hiện điều này bằng cách viết với những xung đột âm nhạc mạnh mẽ. Ông đã diễn nó bằng năng lực và nghị lực. Ở Vienna, hai dương cầm thủ tranh tài trước công chúng phổ biến. Họ được đánh giá về sự sáng tạo và cường độ. Beethoven hầu hết luôn luôn là người chiến thắng.

Đây là mộtdien963 hình về phong cách của ông. Đó là giao hưởng khúc Số Năm (Symphony Number Five). Nó được trình tấu bởi dàn nhạc Philharmonic.

Vào năm 1800, Beethoven đã giới thiệu giao hưởng khúc đầu tiên của mình. Những nhạc sỹ trình diễn bản nhạc này với nhiều nhạc cụ hòa âm trong dàn nhạc. Beethoven đã trở nên một nhạc sỹ được nhiều người biết đến vào thời đại của ông. Ông không còn phải đương đầu với tiền bạc. Nhưng ông đã gặp phải vấn đề quan trọng. Ông mất dần khả năng thính giác.

Một nhạc sỹ không còn khả năng thính giác điều đó nghĩa là gì? Làm thế nào để ông có thể biết trình diễn nó một cách hoàn hảo? Bằng cách nào mà ông có thể viết mà không nghe được âm thanh của nó? Đối với Beethoven âm nhạc là cuộc đời ông. Trong một lá thư gửi cho những người anh của mình ông đã viết:

“Sáu năm trời, em đã chịu hoàn cảnh không thể cứu chữa được. Điều đó đã tạo ra bởi những bác sỹ kém cỏi. Em hy vọng, nó sẽ được cải thiện theo năm tháng. Nhưng cuối cùng, em đã biết rằng việc chữa trị có thể mất nhiều năm hoặc khó có thể. Em không thể nói với mọi người nói lớn hơn, hoặc hét lên, vì em không thể nghe được gì. Làm thế nào em có thể cho phép sự yếu đuối của cảm giác này? Một cảm giác mà em đã sở hữu trước quá trình hoàn thiện vĩ đại này mà em không còn khả năng thực hiện nó.”

Ngay sau đó, ông không thể giấu được hoàn cảnh của mình. Ông coi như mình rút lui khỏi âm nhạc. Nhưng Beethoven đã có một ý chí mãnh liệt. Ông nhất quyết duy trì việc sáng tác âm nhạc. Bạn bé của ông đã ghi chép những gì mà ông đã nói trong một cuốn sách nhỏ. Sau đó ông viết hoặc nói lại. Vài trăm trong số những cuốn sách này vẫn còn. Chúng đã mang đến cho chúngta nhiều thông tin về Beethoven.

Năm 1820, Beethoven tròn năm mươi tuổi. Và ông dường như hoàn toàn điếc. Ông không còn có thể nghe bất cứ điều gì. Ông chỉ có thể cảm nhận sự dao động, chuyển động vật lý của dương cầm. Và ông đá có một chiếc dương cầm đặc biệt chính ông làm ra nó. Nó có mộtmieng61 gỗ nối liền với chiếc đàn. Beethoven cắn vào trên miếng gỗ đó. Bằng cách này ông có thể cảm nhận âm nhạc. Ông tiếp tục viết và chơi đàn. Đó cũng là lúc mà ông viết những bản nhạc tuyệt vời nhất. Và đây là bản nhạc tiêu biểu trong thời gian đó. Đó là giao hưởng khúc Số Chín (Symphony Number nine).

Mặc dù ông không còn nghe được gì, nhưng Beethoven đã trình tấu trước nhất bản giao hưởng này. Ông nghe âm nhạc bằng chính cái đầu của mình. Mọi người lắng nghe đã tìm thấy ở âm nhạc cả hai sự mới lạ cũng như sự rung cảm. Họ đã say mê bản nhạc này. Công chúng đã vô cùng yêu thích nó mà chính họ đã không thể kiềm chế. Họ đứng lên và hoan hô. Nhưng Beethoven đã không nghe được tiếng hoan hô của họ. Ông đang lắng nghe âm nhạc tự tâm tưởng của mình. Một số người bước lên phía ông và xoay quanh ông. Và rồi ông có thể nhìn thấy mọi người vỗ những bàn tay của họ và reo hò cổ vũ.

Beethoven đã thực hiện nhiều điều cho nền âm nhạc cổ điển. Ông tin rằng viết nhạc quan trọng hơn việc trình diễn nó. Ông đã sử dụng những xung đột âm nhạc mà không trông chờ những thay đổi âm nhạc. Một cách truyền thống, âm nhạc có bốn chuyển động. Nhưng Beethoven viết những gì mà ông cần. Nhưng điểm nổi bật nhất đối với sự vĩ đại của Beethoven là bao nhiêu nhạc của ông được những người không nghe nhạc cổ điển biết đến. Chúng ta kết thúc với một bản nhạc nữa mà Beethoven đã viết s
au khi khiếm thính. Đó là Sonata Ánh trăng (Moonlight Sonata) bất hủ.

(Ludwig van Beethoven – Feeling the Music)
Jos. Tú Nạc, NMS