Nguyễn Nhất Huy: 'Gi? viết nhạc không thanh thản'
Trong th?i điểm nhạc sĩ trẻ có dấu hiệu chững lại hoặc tạm ngưng để xác định hướng đi sắp tới, Nguyễn Nhất Huy vẫn tiếp tục làm việc, chuẩn bị ra mắt album cá nhân thứ hai. Anh tâm sự, giữa dòng chảy ào ạt của nhạc trẻ, anh vẫn luôn mặn mà với sáng tác mang âm hưởng dân ca.
- Vì lẽ gì, một số nhạc sĩ trẻ như anh lại mặn mà khai thác mảng nhạc dân ca đến vậy?
- Giới trẻ chúng ta có thể nghe rock, hip-hop, say mê các thể loại nhạc trẻ đến từ Âu Mỹ, Hàn Quốc, Hong Kong, Thái Lan, nhưng thực chất, không ai từ chối dòng máu Việt đang chảy trong bản thân. Mà dân ca chính là máu thịt, là tâm hồn, là phần vô hình nhưng không bao gi? mất đi trong mỗi ngư?i Việt, dù già hay trẻ. Có dịp tiếp xúc với ngư?i Việt ở bất kỳ nơi đâu, trong nước hay hải ngoại, tôi nhận thấy ai còn nhận mình là ngư?i Việt, thì h? vẫn nuôi dưỡng tình yêu với dân ca hay dòng nhạc mang âm hưởng dân ca. Chỉ khác nhau ở chỗ tình yêu ấy được bày t? ra mặt hay âm thầm mà thôi. Một trong những nguyên nhân thôi thúc tôi dấn thân vào dòng nhạc này chính là khát v?ng được thay đổi, được làm mới. Nói "tìm v? với nguồn cội dân tộc" thì quá ghê gớm, nhưng thực sự, dân ca vẫn là một kho tàng rất lớn, ẩn chứa nhi?u vốn quý để khai thác. Có chăng là nhạc sĩ có đủ tài và đủ duyên với dân ca hay không.
- ?iểm khác biệt trong sáng tác giữa thế hệ nhạc sĩ lớp trước với các nhạc sĩ trẻ như anh khi khai thác dòng nhạc âm hưởng dân ca là gì?
- Thế hệ nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, Vũ ?ức Sao Biển có những sáng tác mang âm hưởng dân ca sâu đậm, được ngư?i nghe đón nhận và yêu mến. Tới thế hệ chúng tôi, chắc chắn cần tìm ra con đư?ng khác hơn những ngư?i đi trước. Vì công chúng nghe nhạc gi? đây cũng đã khác, nhịp điệu cuộc sống cũng đã thay đổi. Âm nhạc là vấn đ? của tình cảm thì vấn đ? ấy cũng phải tìm ra cách thể hiện mới mẻ và hợp th?i. Nói một cách chính xác, tôi cho rằng thế hệ nhạc sĩ chúng tôi đang viết nhạc trẻ dựa vào n?n tảng dân ca. ?iệu thức, âm hưởng vẫn lấy từ n?n nhạc dân tộc, nhưng tiết tấu, nhịp điệu phải nhanh, khoẻ, hòa âm phải mới mẻ, hiện đại thì mới "bắt tai" ngư?i nghe trẻ.
- Một trong những yếu tố hấp dẫn nhất của dòng nhạc âm hưởng dân ca là ca từ. Sử dụng chuyện kể, tục ngữ ca dao đưa vào ca khúc dòng nhạc này một cách nhuần nhuyễn tài hoa từng là ưu thế của nhạc sĩ lớp trước. Còn anh xử lý ca từ ra sao?
- Trong dòng nhạc tự tình dân tộc, phần ca từ quan tr?ng ngang ngửa phần nhạc. Với nhạc sĩ trẻ, có một số cách viết ca từ. Thứ nhất là mượn ca dao, sự tích để chuyển tải tâm trạng nhân vật đương đại, thí dụ như tôi viết bài Thương nhớ ngư?i dưng dựa trên câu ca dao Ngư?i dưng khác h?…. Thứ nhì là kể lại một câu chuyện, một sự tích nhi?u ngư?i biết, tất nhiên là lồng vào suy tư của nhạc sĩ, hay khắc hoạ một tâm trạng hoàn toàn mới, không vay mượn vốn cổ, như cách của Võ Thiện Thanh. Mỗi cách viết đ?u có thế mạnh riêng.
- Khi dòng world music đang ngày càng có chỗ đứng, tại sao anh không nghĩ đến chuyện đưa nhạc Việt, với chất liệu dân ca riêng biệt, tìm một chỗ đứng ngoài biên giới?
- Theo tôi hiểu, world music là dòng nhạc quốc tế hoá ngôn ngữ âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, đưa nhạc Việt ra ngoài trên diện rộng rất khó. ?ến nay, dù có một số nhạc sĩ trẻ có tham v?ng, vẫn chưa có nhạc sĩ Việt Nam nào làm được đi?u này. Mà tôi nghĩ, cũng chẳng nên mơ xa quá làm gì khi phục vụ cho 80 triệu ngư?i nghe trong nước cũng đã không h? đơn giản. Chỉ sợ mình chưa đủ nội lực truy?n cho ai, đã bị ngư?i ta truy?n ngược cho mình ồ ạt, không biết đư?ng mà chống cự.
- Anh sẽ giải toả ra sao để âm nhạc với anh luôn là nguồn cảm hứng mới mẻ?
- ?úng là bây gi? viết không thanh thản như hồi xưa. Khán giả, đồng nghiệp nghe mình kỹ hơn. Mà tôi cũng không muốn lặp lại lối cũ, dù đó là thành công. Rốt cuộc, để nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác lâu b?n, tôi sẽ viết bằng xúc cảm chân thật. Nhạc tôi là cuộc đ?i tôi. Quê tôi không có nhãn lồng thì tôi chẳng tả cây nhãn vào bài hát làm gì. Không chia tay ngư?i yêu thì cũng chẳng đau đớn than vãn làm chi. Làm được vậy, sẽ không nhàm chán với chính mình, và không có sự nhàm chán khi cầm bút viết ra một ca khúc mới.
(Theo TGPN)