HOÃN NHO SINH BÁO MỘNG



Có một người nước Trịnh tên là Hoãn, anh ta nghiên cứu học thuyết nhà Nho, ba năm đọc sách nên trở thành nhà Nho.

Anh ta để cho em trai mình đi học học thuyết của Mặc tử, thế là trong nhà của họ luôn luôn xuất hiện tình huống cùng nhau biện luận chủ trương của Nho gia và Mặc gia, mà phụ thân của anh ta thì tán thành cách nhìn của em trai anh ta hơn.

Mười năm sau, Hoãn tự sát.

Vào một đêm nọ, ba của anh ta nằm mộng thấy anh ta nói với mình: “Để con trai của ba trở thành người của Mặc tử là con, tại sao ba không đến nhìn trên mộ con cho biết, cây hương bá trồng trên mộ đã ra hoa kết trái rồi đó !”

(Trang tử: Liệt ngự khấu)

Suy tư:

Chết không phải là hết, nhưng là khởi đầu cuộc sống mới với Thiên Chúa, đó là đức tin của người Công Giáo, thân xác dù có trở thành tro bụi, nhưng nấm mồ vẫn luôn là dấu chỉ nơi an nghĩ ngàn thu của người thân, cho nên có người nói: quên đi nấm mồ của tổ tiên ông bà cha mẹ là quên mất nguồn gốc cội nguồn của mình. Suy nghĩ cũng thấy đúng thật.

Có những người chồng (vợ) khi đưa tiển vợ ra nơi phần mộ rồi thì trồng hoa trồng bông, khóc lóc thảm thiết, nhưng chỉ có mỗi năm ra thăm mộ vợ (chồng) một lần hoặc có khi không ra thăm; có những người con khóc lăn khóc lóc khi tiễn đưa bố (mẹ) ra nghĩa địa, xây lăng trồng bông trồng hoa, nhưng phần mộ của bố (mẹ) thì vắng lặng nhang khói, bởi vì chẳng có đứa con nào ra thăm mộ (bố) mẹ) cả...

Nấm mồ nơi nghĩa trang, hủ hài cốt để trong nhà hài cốt nơi nhà thờ (hay để nơi chùa, miếu) đều nói lên sự hiện diện tại thế của người đã qua đời, đừng để người thân yêu đã qua đời hiện về nhắc nhở đi thăm mộ của họ, nhưng đi viếng nghĩa địa hoặc đi viếng hài cốt đều bày tỏ một tâm tình ghi ơn, hiếu thảo của của người sống đối với người đã an nghĩ trong Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.