Results 1 to 6 of 6

Thread: Lam Phương ( Nhạc Sĩ )

  1. #1
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Lam Phương ( Nhạc Sĩ )

    Nhạc sĩ Lam Phương


    Trong mục này kỳ trước, chương trình về cố nhạc sĩ Trúc Phương, nhà báo Nguyễn Đình Toàn có đề cập đến một tên tuổi khác nữa, người miền Nam, là nhạc sĩ Lam Phương. Theo ông, nếu lời ca của Trúc Phương làm nên cái quyến rũ thì âm hưởng của vọng cổ Nam phần là cái duyên thầm trong nhạc Lam Phương.


    Vào năm 1952, khi chưa mang tên là Lam Phương, cậu học trò Lâm Đình Phùng mới 15 tuổi đang theo học trường Les Lauriers tại Saigon, đã bạo dạn viết nhạc tình - sáng tác đầu tay là bài “Chiều thu ấy”. Qua năm sau, sáng tác thứ hai mang tựa đề “Trăng thanh bình” phát trên làn sóng điện, được nhiều người ưa thích ngay.

    Đến năm 54 thì với “Khúc ca ngày mùa”, có thể nói là Lam Phương đã trở nên “hoàng tử của tân nhạc Việt Nam”. Theo nhà văn Duyên Anh thì Lam Phương chính là người đã phát động phong trào hát và nghe tân nhạc ở miền Nam. Từ trường học, ở những liên hoan mừng Xuân, hay ngày hè tạm biệt, cây lục huyền cầm đã lấn lướt cây ngũ huyền cầm của cổ nhạc.


    Nhà báo Vũ Ánh thì viết về Lam Phương là: Con số 40 năm chưa thể nói hết được con đường mà Lam Phương đã đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam, những đóng góp thể hiện rõ ràng tấm lòng và cái chất lãng mạn đặc thù của người miền Nam. Tới nay, Lam Phương đã có trên hai trăm nhạc bản.

    Cuộc đời khởi đi từ sự nghèo khó - cha bỏ đi theo tiếng gọi của con tim, để lại hai mẹ con cơ cực - lớn lên thì trải qua thời chiến, rồi trôi nổi ra hải ngoại, cộng với niềm chua chát của riêng mình về tình yêu: cái “vốn liếng sống” ấy cùng với những cảnh đời mà Lam Phương ghi nhận chung quanh, là nguồn cảm xúc phong phú cho người nhạc sĩ này sáng tác:

    Hoàn cảnh cùng cực vào một đêm mưa năm 1954, anh nói lên qua bài “Kiếp nghèo”

    “Kiếp nghèo” Thanh Thúy trình bày … (Xin nghe audio clip bên trên)

    Thuở miền Nam an bình, Lam Phương ca ngợi đất nước với các bài như “Trăng thanh bình”, “Khúc ca ngày mùa”, “Chiều tàn”, ... Cuộc di cư năm 1954 gây nên xúc cảm cho anh viết các bản “Chuyến đò vỹ tuyến”, “Nhạc rừng khuya”, “Đoàn người lữ thứ”, “Nắng đẹp miền Nam”

    “Nắng đẹp miền Nam” lời của Hồ Đình Phương, quý vị đang nghe Thanh Tuyền ca … (Xin nghe audio clip bên trên) Lòng thương yêu mẹ, Lam Phương nói lên trong bài “Đèn khuya” viết vào năm 1958, cũng là năm mà anh nhập ngũ, phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến, biệt khu thủ đô. Cảm thông đời lính, Lam Phương viết “Tình anh lính chiến”, “Chiều hành quân”, “Đêm dài chiến tuyến”, “Buồn chi em ơi”, “Biết đến bao giờ”, v.v...

    Hết thời hạn quân dịch năm sau đó, anh tiếp tục sinh hoạt với các ban nhạc đài Saigon, đài Quân Đội. Bản “Bức tâm thư” được dùng làm đài hiệu cho chương trình Gia Binh bắt đầu lúc 6 giờ sáng mỗi ngày trên đài Quân Đội, ở miền Nam hồi đó.

    Lam Phương cũng cộng tác với ban kịch “Sống” của Tuý Hồng, rồi kết hôn với nữ kịch sĩ này vào cuối thập niên 60.

    Đề tài Tình Yêu trải dài qua những nhạc bản như “Duyên kiếp”, “Trăm nhớ ngàn thương”, “Thành phố buồn”, “Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”, “Buồn không em”, “Thu sầu”, “Trên đỉnh đau thương”, v. v...

    Bằng lời ca bình dị nhưng không kém lãng mạn, Lam Phương đã chiếm được lòng mến yêu của đông đảo thính giả.

    Biến cố 30 tháng Tư 1975 xảy tới, Lam Phương qua Mỹ tỵ nạn, sau đó sang Pháp, rồi lại trở qua Mỹ, ở Quận Cam.

    Ra hải ngoại, Lam Phương tiếp tục viết nhạc, nhớ về đất mẹ bên kia bờ Thái Bình Dương qua các bản “Vĩnh biệt Saigon”, “Đường về quê hương”, “Kiếp phiêu bồng”, ... Dòng nhạc Lam Phương chuyển đổi, đối tượng của anh bây giờ mở rộng hơn, các nhạc phẩm ra đời vào thời gian này khá đặc sắc như “Cho em quên tuổi ngọc” được viết cả sang tiếng Pháp và do Bạch Yến trình bày.

    Lam Phương bảo lãnh Túy Hồng sang đoàn tụ nhưng không lâu sau thì cuộc hôn nhân này đổ vỡ. Tâm sự đắng cay của anh hiện rõ nét qua các ca khúc “Tình đau”, “Tình vẫn chưa yên”, “Mưa lệ”, “Cỏ úa”, “Lầm” …

    “Lầm” qua giọng hát Lê Minh …

    Sau những năm dài đau khổ vì tình không trọn vẹn, Lam Phương đã tìm lại được niềm vui sống. Anh tỏ bày hạnh phúc qua “Bài Tango cho em” chan chứa tin yêu. Mọi người đều mừng cho người nhạc sĩ chân thành này, nhưng vào tháng Ba năm 1999 lại nghe tin là anh bị đứt mạch máu não, tê liệt nửa người. Một lần nữa trong đời, anh lại đang phấn đấu với nghịch cảnh.

    Nay, với dấu hiệu bệnh thuyên giảm, Lam Phương mong rồi ra, sẽ được bác sĩ cho phép làm công việc mà anh hằng yêu thích, là viết nhạc trở lại. Trong khi giới yêu nhạc Lam Phương còn phải chờ đợi nhạc phẩm mới của anh, thì có tin là trung tuần tháng tới, họ có thể gặp mặt anh trong một chương trình âm nhạc đặc biệt, tổ chức tại vùng Hoa Thịnh Đốn. Tuy chưa khỏe nhiều nhưng Lam Phương cũng cố gắng tới để gặp gỡ những người thương mến anh.


    Trong âm thanh ca khúc “Như giấc chiêm bao” qua giọng hát Gia Huy, Thy Nga xin kết thúc chương trình buổi nay … chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.

    Thy Nga

  2. #2
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Lam Phương ( Nhạc Sĩ )

    Tác giả: Lam Phương

    Lễ Vu Lan vừa rồi, 123 được tặng một món quà đặc biệt, giữ lấy một mình để "ngắm nghía" cho đã . Hôm nay xin chia sẻ với bà con nha
    Theo 123, Lam Phương là một trong rất ít các nhạc sĩ có sự đa dạng trong sáng tác, từ những bài hát "bình dân" (bolero) cho đến nhạc lính, tình ca, quê hương và những bài có nét sang cả như: Cho em quên tuổi ngọc, Cỏ Úa, Mưa Lệ, etc. Có lẽ 123 không đủ kiến thức và hiểu biết để nói thêm về ông. Xin mời bà con đoc. bài viết dưới đây của anh PhamPhap (aka PPP), người đã tặng món quà đặc biệt này cho 123. Không biết anh có đi rong đầu làng cuối xóm giống 123 để đọc được thread này hay không, 123 vẫn xin cám ơn rất nhiều lòng ưu ái của anh đã dành cho 123.

    ps: bài này 123 đã mạn phép edit một vài chỗ

    *********** Dear......

    Còn 3 ngày nữa mới đến lễ Vu Lan (2/9) nhưng anh muốn gửi email này cho em như là một món quà nhỏ gửi tặng em và mẹ ngày hôm nay vì anh sắp phải đi xa một thời gian sợ đến hôm đó không gửi được.

    Anh mừng cho em là em vẫn còn mẹ và em rất thương và nhớ mẹ. Bông hồng cài áo, dù có ý nghĩa cách mấy cũng không đẹp bằng nỗi hạnh phúc của những người còn mẹ và . . . biết thương mẹ.

    Lẽ ra anh phải mở thread về "Lam Phương" trên Vietsyouth Forum như đã hứa với em từ lâu nhưng vì lối viết dưới đây có nhiều nét personal nên anh gửi email này cho em về nhạc sĩ LP để thay thế vậỵ

    Bài dưới đây anh viết chỉ cho riêng em, chưa hề gửi cho ai và cũng chưa hề post ở trên forum nàọ Em là người đọc đầu tiên (well, if you don't count me). You are welcome to use this in any forum that you are participating in at the moment.

    Anh phải cám ơn anh M., Dương Hồng Thành (là cháu gọi NS Dương Thiệu Tước bằng bác) và nhạc sĩ Phạm Quang Tuấn là 3 người đã gợi ý và cung cấp khá nhiều tài liệu để anh tham khảọ

    OK, so here we go . . .

    =======

    Anh đặc biệt chú ý đến Lam Phương vì 2 nét chính:

    1. Nét nhạc bình dị, chân thành và mộc mạc 2. Lam Phương rất thương mẹ và là người con có hiếu vô cùng.

    Sở dĩ con người của Lam Phương như vậy là bởi tuổi thơ của ông ở miền quê Rạch Giá: nghèo nàn, thiếu thốn nhưng rào rạt yêu thương.

    Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/3/1937 tại Rạch Giá. Ông là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Các em của ông không ai theo con đường âm nhạc hay nghệ thuật gì cả.

    Thời Thế Chiến thứ 2, miền quê miền Nam VN thường bị phi cơ của quân đội Đồng Minh (the Allied Forces) dội bom để đánh Nhật (lúc đó đang chiếm đóng toàn cõi Đông Dương). Nhiều gia đình đã phải lánh nạn, đàn ông đi trước dò đường tìm nơi định cư rồi trở về đón gia đình đi theọ Ba của LP cũng bỏ Rạch Giá lên Saigon tìm đường sinh sống nhưng . . . ông không trở về đón vợ con. Ông ở lại và có nhiều gắn bó với những người đàn bà khác. Kết quả là LP có RẤT NHIỀU em cùng cha khác mẹ.

    Bởi vậy, LP rất thương mẹ. Ông đã dồn hết lòng thương yêu cho người mẹ nghèo nàn, quê mùa đau khổ nhưng thương con vô cùng.

    Và cũng bởi lòng yêu thương người mẹ hiền mà LP đã quyết tâm vượt mọi trở ngại để thành công cho bằng được trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

    Cách đây 3 năm, LP đã tâm sự bằng giọng miền Nam chân chất và nụ cười hiền hòa:

    - Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà ! Má tôi nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn!

    Hình ảnh người mẹ hiền lúc nào cũng phảng phất trong lời ca đơn sơ của ông, nhất là những nhạc phẩm đầu tiên vào giữa thập niên 50.

    Năm 1947, cuộc sống của gia đình ở miền quê Rạch Giá quá khó khăn nên người con trai trưởng đầu còn xanh chỉ mới 10 tuổi đã phải bơ vơ lên Saigon một mình bỏ lại mẹ và các em để kiếm ăn và . . . để giúp gia đình.

    LP đến tá túc tại nhà một người dì ở Tân Định. Khi tạm ổn định, mẹ ông dẫn các em lên theọ Cả gia đình dọn về một ngôi nhà mướn tồi tàn, chật hẹp trong một căn hẻm lầy lội tăm tối ở vùng Da Kaọ Những đêm mưa dù không lớn, nước chảy vào nhà, từ trên mái xuống, từ ngõ trước vào và cũng trong một đêm mưa năm 1954 như vậy, LP đã quá tủi thân cho cảnh cơ cực, bi đát của gia đình nên sáng tác bản "Kiếp Nghèo". Lúc đó, LP còn đang học Trung Học. Đây là thời kỳ LP bi quan nhất. Suốt tuổi thanh niên, LP đã sống trong cơ cực nên từ đó tư tưởng bi quan đã hằn sâu trong đầu óc ông. Ta có thể tìm thấy sự bi quan này trong rất nhiều tác phẩm của LP trong thập niên 60, 70 và sau này ở hải ngoạị

    Một nhạc phẩm nữa cũng được LP sáng tác để nói lên cảnh nghèo của gia đình thời còn ở Đa Kao: "Đèn Khuya", sáng tác năm 1958. Cả hai bài KN và DK đều được Thanh Thúy (là ca sĩ ăn khách số 1 của miền Nam lúc đó) trình bày và đều là top ten đầu thập niên 60. Riêng bài KN thì đã bị dân gian sửa lời mà anh chắc là em đã biết (và không chừng có góp phần ).

    (Thật ra, LP là nhạc sĩ tân nhạc có sáng tác bị dân gian sửa lời nhiều nhất trong suốt 68 năm tân nhạc VN (1938 - 2001). 80% sáng tác của ông, nếu không bị Trần văn Trạch, Tùng Lâm, Phi Thoàn và các hề cải lương sửa lời thì cũng bị các anh hùng hè phố, đạp xích lô sửa lờị Lý do: nhạc LP đã đi vào lòng của giới nghèo).

    Sự nghiệp âm nhạc của LP bắt đầu bằng tấm lòng thương mẹ. Lúc mới mười mấy tuổi, mẹ ông thường nói với ông niềm mơ ước nhỏ bé được có một nơi trú ngụ . . . đỡ tồi tàn hơn. Câu nói của mẹ là ngọn lửa nung đúc LP trong thập niên 50 khi LP chập chững bước vào âm nhạc với quyết tâm là ông sẽ nuôi mẹ và các em bằng âm nhạc. (It was very lucky that he did it because in VN then, you simply couldn't).

    (Ngày nay, tuy đã hơn 60 tuổi nhưng mỗi lần nhắc đến mẹ là ông xúc động và bật khóc nức nở. Ông khóc thành tiếng, những giọt nước mắt chảy đầm đìa xuống đôi gò má khiến người nào đối diện cũng phải mủi lòng. Mẹ ông qua đời năm 1979).

    Bởi tính tình chất phác, LP được một thầy "lang băm" tân nhạc thương hại rồi dạy miễn phí căn bản nhạc lý. Tuy nhiên, LP học ông thầy này thì ít nhưng "học lóm" thì nhiềụ Thế mà cho đến nay, LP lúc nào cũng nhắc nhở và nhớ ơn vị thầy tốt bụng này cả.

    Với chút vốn liếng, năm 1952, LP sáng tác nhạc phẩm đầu tay của mình tên "Chiều Thu Ấy" và dĩ nhiên là chẳng ai muốn biết đến. Năm 1954, "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" và "Kiếp Nghèo" mới thực sự tạo tên tuổi cho ông. Từ đó, sự nghiệp của LP chắp cánh.

    Ban đầu, cùng với Hoàng Thi Thơ, LP chuyên sáng tác loại dân ca theo thể điệu mambo của Nam Mỹ. Điều lạ lùng là loại nhạc mới này đi vào mọi tầng lớp quần chúng thật nhanh. Có người độc miệng gọi đó là "dân ca mắm bò". It was the lucky break for LP. Có lẽ trời không muốn phụ lòng kẻ thương mẹ.

    Đây là những bản nhạc thịnh hành của LP theo điệu mambo thời đó: Khúc Ca Ngày Mùa, Trăng Thanh Bình, Nhạc Rừng Khuyạ Những bản nhạc của LP có số bán rất chạy vào cuối thập niên 50 như: CDVT, Đoàn Người Lữ Thứ, Sầu Cố Đô, Lá Thư Miền Trung, Bức Tâm Thư (mà nhiều người tưởng lầm là của P. Duy) and of course the classic "Nắng Đẹp Miền Nam".

    Bài này do Hồ Đình Phương đặt lờị HDP là một thi sĩ gốc người Huế, làm thơ không được nổi tiếng lắm nhưng đặt lời nhạc thì phải nói là tuyệt. Thanh Nam (chồng nữ văn sĩ Tuý Hồng, not Túy Hồng, ca sĩ kiêm kịch sĩ mà sau này là vợ thứ 1 của LP) và HDP là 2 chuyên gia đặt lời thời đó. Họ đặt lời cho Hoàng Trọng (vua Tango), Văn Phụng (vua Blue đen), Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Châu Kỳ, Lam Phương.

    Bài NDMN nhờ ca sĩ Kim Hoàng (từ cải lương nhảy qua tân nhạc) hát lần đầu tiên tại Đại Nhạc Hội mà nổi tiếng như cồn. Sau đó dĩa hát vòng có bài này được bán chạy như tôm tươị Và cũng từ đó, LP thoát khỏi "Kiếp Nghèo". More of it later.

    Năm 1958, LP nhập ngũ. Từ đó, ông xoay qua sáng tác nhạc lính (những bản nhạc nổi tiếng như "Chiều Hành Quân", "Tình Anh Lính Chiến", "Kiếp Tha Hương"). Năm 1959, ông giải ngũ rồi gia nhập ban văn nghệ Bảo An và đoàn Hoa Tình Thương. Sau đó, LP cộng tác với Đài Phát Thanh Quân Đội, Saigon, Biệt Đoàn Văn Nghệ.

    Ngoài việc sáng tác, LP còn cộng tác với những ban nhạc trên các đài phát thanh như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch Sống của kịch sĩ Tuý Hồng. Một chi tiết ít người biết là ông thường trình diễn vào ban đêm tại một Club dành cho sĩ quan Mỹ trên lầu rạp Rex ở Saigon vào cuối thập niên 60 (lúc mới lập gia đình với Túy Hồng).

    Anh xin mở ngoặc để nói sơ về TH một chút. Túy Hồng ban đầu chỉ biết dóng kịch và là một kịch sĩ nổi tiếng của ban thoại kịch Dân Nam và Kim Cương, sau nhờ LP chỉ dẫn nên hát rất nghề. Những bản nổi tiếng của LP như "Chiều Tàn", "Đèn Khuya", "Mộng Ước", "Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi" và nhất là "Phút Cuối" được TH trình bày thật truyền cảm. Giọng TH trong nhưng hơi chát. TH ngân rất điêu luyện. Tiếc là khán giả chỉ mến kịch sĩ TH chứ không mến ca sĩ TH.

    Như đã nói ở trên, cuộc sống vật chất của LP đã sáng sủa hơn rất nhiều một thời gian sau khi nhạc phẩm "Nắng Đẹp Miền Nam" được tung ra và lại càng sáng sủa hơn sau "Tình Anh Lính Chiến" và "Chiều Hành Quân". Đây là 2 nhạc phẩm do chính LP xuất bản và tự phát hành. Số lượng bán 2 nhạc phẩm này phải nói là kỷ lục. Lúc này, ông đã có xe gắn máy (Lambretta) để chạy rồi (và cũng để giao nhạc lẻ cho các sạp bán nhạc rời ở Saigon).

    Cuối thập niên 60 là giai đoạn vàng son nhất của LP. Ông đã bớt bi quan. Trước sự thành công của ông, một số nhà xuất bản xúm nhau lại "đánh hội đồng" tẩy chay không phổ biến những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, khi thấy LP tự xuất bản và phát hành mà vẫn thành công và tên tuổi lại càng đi lên thì sau đó nhiều nhà phát hành lớn đã thương lượng để mua những tác phẩm của ông với giá thật caọ Trong thời gian này, LP đã mua được một căn nhà khang trang trong cư xá Lữ Gia rồi đến năm 1972, ông mua thêm được một căn nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương. Thế là ước mơ của mẹ ông gần 20 năm trước đã được toại nguyện.

    Ngày 30/4/1975, ông rời VN trên tàu Trường Xuân cùng với gần 4,000 người khác và là một trong những người Việt Nam đầu tiên đến định cư ở Mỹ. Sau một thời gian cư ngụ tại California, LP qua Paris sống một thời gian.

    Ra hải ngoại, dòng nhạc LP có rất nhiều thay đổị Trước hết, trong thời gian ở Paris, khung cảnh mới lạ mang tính chất lãng mạn và cổ kính của thành phố đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của ông. Ông cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, có dịp sống thật với chính mình và không bị vướng bận về vấn đề thương mại, sinh kế như khi còn ở VN. Trong thời gian này, nhiều nhạc phẩm đặc sắc ra đời như: Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Cho Em Quên Tuổi Ngọc, v.v... Lời nhạc của LP ở hải ngoại có vẻ bóng bẩy hơn khi còn ở trong nước. Đối tượng của ông bây giờ không còn là giới bình dân nữạ

    Ông bảo lãnh TH sang đoàn tụ. Sau đó không lâu, cuộc hôn nhân giữa LP và TH tan vỡ. Lời nhạc của ông bắt đầu hiện rõ nét chua xót, đắng cay như bài "Tình Vẫn Chưa Yên" chẳng hạn. Sự ngao ngán, thất vọng về cuộc đời, tình người đã khiến LP, một người hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử thật khiêm tốn phải xúc cảm để có những lời nhạc thống thiết, uất ức như trong bài "Lầm".

    Sau sự đổ vỡ này, LP đã sống những chuỗi ngày thật đau khổ. Cũng nhờ đó mà ông đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc sắc mà điển hình là bài "Một Đời Tan Vỡ".

    Sau đó, LP tìm được nguồn an ủi trong một cuộc tình rồi biến thành cuộc hôn nhân mới với người vợ tên Diệu cho đến hôm naỵ LP như tìm lại sức sống mớị Từ đó, những nhạc phẩm như "Từ Ngày Có Em Về", "Tình Đẹp Như Mơ" ra đờị Dòng nhạc LP không những phong phú mà còn tha thiết, sống động hơn như ta có thể tìm thấy trong "Bài Tango Cho Em", "Cỏ Úa", "Một Mình".

    Cuối thập niên 90, LP bị bệnh tiểu đường và có lượng cholesterol caọ Ngày 13/3/1999, do biến chứng của bệnh tiểu đường, ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu và từ đó LP bị liệt. Biến cố này đã đưa LP về lại với nỗi bi quan vốn đã đeo đuổi theo ông từ thuở còn thanh niên.

    Từ đó đến nay, ông được điều trị nhưng tình hình sức khỏe của ông khá bấp bênh. Ông hiện đang được vợ săn sóc tại căn nhà nhỏ xinh xắn của họ ở thành phố Garden Grove, California, giữa lòng Little Saigon.

    Sự nghiệp của LP gồm trên 200 tác phẩm trải dài trong một thời gian gần 50 năm.

    =======

    Rất tiếc là thì giờ eo hẹp, anh chỉ viết được cho em từng đó mặc dầu tài liệu còn nhiềụ Nếu mở được thread thì lại càng vui vì anh em mình có thể hát cho nhau nghe nhưng . . . tiếc thay hoàn cảnh không cho phép, thế sự cũng không còn như thuở yên vui nàọ Cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn em nhỉ!!! Thanks for the great time that we have had together.

    Thôi thì em hãy nhận lấy thư này với ân tình của một người yêu âm nhạc muốn chia xẻ với em, một cô gái trẻ nhưng có óc tìm tòi và có lòng tha thiết với gia tài tân nhạc đồ sộ của VN, những gì anh biết để gọi là món quà mọn nhân mùa Vu Lan và để ghi ơn những người mẹ VN cao đẹp, một đời hy sinh cho chồng, cho con.

  3. #3
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Lam Phương ( Nhạc Sĩ )





    Bấm Vào Nghe Nhạc

    Download

    Vùng Trời Ngày Đó
    Sáng Tác: Lam Phương
    Trình Bày : Thanh Tuyền

    1
    Em biết anh buồn nhiều từ khi xa đời lình
    Phút sau cùng vì bàng hoàng anh bỏ nước ra đi
    Xếp tàn y khi chia ly thêm đau lòng tuổi trẻ
    Trên căm hờn, giọt lệ trào anh giã từ quê hương

    2.
    Em thấy anh nhiều khi lặng im trong phòng vắng
    Nhìn trời cao, nhìn mây trắng phố ngang lưng chừng đèo
    Hồn suy tư dìu anh đến giấc mơ năm nào
    Một bông hoa, trao về đó khi mình có nhau

    DK:
    Một đời dọc ngang tạo chiến công trên mọi miền
    Từng vùng giặc sang, từng chiến khu anh tung hoành
    Tàu anh thét gầm tung gió mây
    Trên lưng chim hoàng vui đó đây

    Rừng già Trường Sơn giặc đến gieo bao muộn phiền
    Vùng trời Trị Thiên, vùng lửa sôi anh hào hùng
    Vụt trong lửa đạn anh ngất ngây
    Bay trong phi đạo anh mới hay

    3.
    Anh thấy chăng tình đời là trăm gian ngàn dối
    Mình thì đây, bạn anh đó chếy quên trong ngục tù
    Còn không gian, còn tổ quốc, chúng ta vẫn còn
    Tìm lại nhau, ta về đó xây lại nước non




  4. #4
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Lam Phương ( Nhạc Sĩ )

    Lam Phương Và Tác Phẩm
    ___________________

    Bài Tango Cho Em
    Bé yêu
    Biển Sầu
    Biển tình
    Biết đến bao giờ
    Bọt biển
    Bức Tâm Thư
    Buồn
    Buồn chi em ơi
    Buồn không em
    Chỉ có em
    Chỉ Còn Là Kỷ Niệm
    Chiều hành quân
    Chiều Hoang
    Chiều hoang vắng
    Chiều Tàn
    Chiều Tây Đô
    Cho em quên tuổi ngọc
    Chờ một ngày
    Chờ người
    Chung Mộng
    Chuyện buồn ngày xuân
    Chuyến Đò Vĩ Tuyến
    Cỏ úa
    Đà Lạt Cô Liêu
    Đánh Mất Đêm Vui
    Đêm Dài Chiến Tuyến
    Đèn khuya
    Đoàn Người Lữ Thứ
    Đừng Để Tôi Biết Em Dối Gian
    Đường Về Quê Hương
    Duyên kiếp
    Em đi rồi
    Giòng Lệ
    Giọt Lệ Sầu
    Giọt Lệ Tình
    Hạnh phúc trong tầm tay
    Khóc Thầm
    Khúc ca ngày mùa
    Kiếp nghèo
    Kiếp Tha Hương
    Kiếp Ve Sầu
    Lá thư miền Trung
    Lầm
    Lạy Trời Con Được Bình Yên
    Lời Yêu Cuối
    Mất
    Mình Mất Nhau Bao Giờ
    Một chuyến bay đêm
    Một Đời Tan Vỡ
    Một Mình
    Một Thời Hoa Mộng
    Mưa lệ
    Mùa thu yêu đương
    Nắng Đẹp Miền Nam
    Ngày Buồn
    Ngày em đi
    Ngày Hạnh Phúc
    Ngày tạm biệt
    Nhạc Rừng Khuya
    Như Giấc Chiêm Bao
    Niềm vui không trọn vẹn
    Nửa đời gian khổ
    Nửa đời yêu em
    Phút cuối
    Rừng khuya
    Rừng Xưa
    Say
    Tạ Ơn Mẹ
    Tàn Thu
    Tan Vỡ
    Thành phố buồn
    Thiên đàng ái ân
    Thu Đến Bao Giờ
    Thu sầu
    Tim vỡ
    Tình Anh Lính Chiến
    Tình bơ vơ
    Tình chết theo mùa Đông
    Tình đau
    Tình đẹp như mơ
    Tình đời
    Tình nghĩa đôi ta
    Tình Như Mây Khói
    Tình vẫn chưa yên
    Tình Yêu Màu Tím
    Trăm nhớ ngàn thương
    Trăng Thanh Bình
    Từ Lúc Em Đi
    Tuyết muộn
    Vùng Trời Ngày Đó
    Xa
    Xin Thời Gian Qua Mau
    Xót Xa
    Yêu Nhau Bốn Mùa
    Yêu Thầm

  5. #5
    a n i r t a k NEP's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Location
    Tây Bắc
    Posts
    8,139

    Default Bài Tango Cho Em

    NPE thích nhất là mấy bài nầy:
    Bài Tango Cho Em
    Chiều Tây Đô
    Đêm Dài Chiến Tuyến
    Duyên kiếp
    Lầm
    Như Giấc Chiêm Bao
    Phút cuối
    Tình bơ vơ





    Bài Tango Cho Em - Elvis Phương

    Từ ngày có em về,
    nhà mình toàn ánh trăng thề.

    Giòng nhạc tình đang tắt lâu,
    tuôn trào ngọt ngào như giòng suối.

    Anh yêu phút ban đầu,
    đẹp nghiêng nghiêng dáng em sầu.
    Trong mắt em buồn về mau,
    em ơi có khi nào lần gặp đây cho mai sau.

    Tiếng đàn hòa êm ái,
    nhịp bước em thêm lả lơi.
    Cung điệu buồn chơi vơi,
    đôi tâm hồn riêng thế giới.

    Mình dìu sát đi em
    để nghe làn hơi cháy
    trong tim nồng nàn.
    Tiếc thương chi trời rộng thênh thang,
    Vương vấn để rồi một đời cưu mang.

    (lần 1)
    Giờ mình có nhau rồi,
    đời đẹp vì tiếng em cười.
    Vượt ngàn trùng qua bể khơi,
    dắt dìu cùng về căn nhà mới.

    Ta xây vách chung tình,
    nhiều chông gai có tay mình.
    Xin cảm ơn đời còn nhau,
    xin ghi phút ban đầu bằng bài TANGO cho em.

    (lần 2)
    Giờ mình có nhau rồi,
    đời đẹp vì tiếng em cười
    Vượt ngàn trùng qua bể khơi,
    dắt dìu cùng về căn nhà mới.

    Ta xây vách chung tình,
    nhiều chông gai có tay mình.
    Xin cảm ơn đời còn nhau,
    xin ghi phút ban đầu bằng bài TANGO cho em.

  6. #6
    a n i r t a k NEP's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Location
    Tây Bắc
    Posts
    8,139

    Default Phút Cuối



    Phút Cuối - Anh Khoa

    Chỉ còn gần em một giây phút thôi.
    Một giây nữa thôi là xa nhau rồi.
    Nguời theo cánh chim về vui với đời
    Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi.

    Núi đồi lồng lộng chiều mưa nhớ ai.
    Biển xanh vẫn xanh nguời đi sao đành.
    Để trong giấc mơ hồn anh thẩn thờ.
    Em ơi bao giờ mới đuợc gần nhau

    ĐK:

    Biết chi một đêm tha thiết chi một đêm
    rồi xa nhau ngàn trùng.
    Lệ này cho em hay lệ này cho anh
    khi mộng uớc không thành.

    Ngày buồn còn bao lâu
    hay muôn đời nuối tiếc đêm cuối cùng bên nhau,
    biết em sẽ buồn vì thuyền anh không rời bến,
    biết em sẽ buồn vì mình chẳng có ngày mai.

    Nếu ngày nào tình ta đã phai.
    Ngày vui của em cùng ai trên đời.
    Là hôm tiễn anh về nơi cuối trời.
    Em ơi bao giờ nhớ thương này nguôi.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts