Results 1 to 3 of 3

Thread: Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối

  1. #1
    Senior Member gioidinhhue's Avatar
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    http://chuavanphat.org/
    Posts
    193

    Default Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối

    Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch Về Tánh Thanh Tịnh

    (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối - Four Clear Instructions on Purity)
    Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
    Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Vạn Phật Thánh Thành

    Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối) trong Kinh Lăng Nghiêm là: "Ðoạn dâm, Ðoạn sát, Ðoạn thâu, Ðoạn vọng" (dứt dâm dục, dứt giết chóc, dứt trộm cắp, dứt nói dối). Bốn điều đó tương quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới thâu, tức là ăn cắp, và giới vọng ngữ tức là nói láo. Bởi vì phạm giới dâm thì sát, đạo, vọng, đều đã bao gồm trong đó rồi, cho nên tuy chia làm bốn, nhưng hợp lại mà nói thì là nhất thể! Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh.

    Hòa Thượng Tuyên Hóa

    DẪN NHẬP

    BỐN ÐIỀU RĂN DẠY VỀ TÁNH THANH TỊNH CHÂN THẬT, KHÔNG HƯ DỐI

    (Vạn Phật Thánh Thành ngày 17 tháng 4 năm 1983)





    Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh. Tuy nói rõ như vậy, nhưng có người lại không tin. Không phải chỉ có một số người không tin mà thôi, trong đó, những kẻ không tin lại là những học giả, những vị giáo sư, những kẻ xuất gia không giữ giới luật. Những người đó không có niềm tin nên không có cách gì cải thiện, cũng không cách gì để bài trừ cái gốc tà kiến của họ được; bởi vì những điều hiểu biết sai lầm của họ đã chằng chịt, thâm căn cố đế, làm cho họ mất lòng tin và công nhiên cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo!

    Trong các bộ kinh mà Phật nói ra, Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh hết sức trọng yếu. Dù cho các vị học giả, giáo sư, những kẻ không giữ giới luật, cho đến những kẻ dùng đủ thứ thần thông, hiện ra mười tám phép biến hóa, tới nói với tôi rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả đi nữa, thì tôi cũng không tin được! Tại vì sao? Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm dạy những đạo lý hết sức chân chính, chỉ căn bịnh của chúng sinh hết sức rõ ràng; đó là "vô minh tội nghiệp." Kinh này chính là "đối bịnh cho thuốc," là lời khuyên răn rõ ràng nhất. Song người ta không ai muốn uống thuốc đắng, mặc dù thuốc hay thì quá đắng, khó mà chịu nổi. Nên dù có bậc thầy thuốc giỏi đưa toa thuốc ra thì họ cũng vất đi không dùng, nói rằng thuốc chẳng có hiệu lực gì, rằng thứ thuốc này chỉ để lừa người ta. Như vậy đúng là tự mình lừa mình và lừa người khác, tự mình làm hại mình rồi hại người khác vậy!

    Bởi vậy cho nên những kẻ không hiểu biết cứ chạy theo những người này, nói rằng có những vị học giả danh tiếng như vầy, có những nhà giáo sư nổi tiếng như kia, hoặc có những vị Ðại Pháp Sư có tên tuổi như nọ nói rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả; rồi họ chạy theo những người đó như những kẻ đui đi theo những người mù, cùng nhau kẻ xướng người họa. Người ta nói làm sao thì họ nói theo làm vậy, do đó rốt cuộc tà thuyết đầy dẫy.

    Nếu thật sự đúng như vậy, tức Kinh Lăng Nghiêm là giả, thì các vị trong Phật Giáo không cần phải giữ giới luật làm gì, cũng không cần nghe Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh này làm gì, và cũng không cần biết đến Năm Mươi Thứ Ấm Ma là ra sao, tất cả mọi thứ đều nhất tề vất bỏ hết! Các vị thử nghĩ coi, loại người như vậy thật là ác độc vô cùng; nếu những người như thế mà không bị xuống Ðịa ngục Cắt Lưỡi thì thật là không còn công lý gì nữa!

    Vừa rồi tôi có đề cập đến các trẻ em tâm lý biến thái (Autistic children - trẻ em có hành vi kỳ quặc). Những trẻ em này vì đã tạo nghiệp tội đáng phải đọa địa ngục Vô Gián - hủy báng kinh điển Ðại Thừa - nên mới phải nhận lãnh thứ quả báo đáng sợ này. Ðó cũng là vì loài người chúng ta không hiểu đạo lý, lại còn tự cho mình là hay là giỏi, rồi công nhiên tạo ra đủ thứ tội nghiệp, còn trợn tròn mắt mà nói láo. Hành động như vậy thật là mất hết lương tri, lương năng, làm cho bản hữu trí huệ của mình bị hủy diệt; thật đáng thương thay!

    Bởi những kẻ hủy báng kinh điển Ðại Thừa đó đã dùng tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý của họ để tạo ra đủ thứ ác nghiệp, nên khi họ sinh làm người thì thành những kẻ mắc bịnh tâm lý biến thái, trở nên vô tri, vô giác, đến khi thọ ác báo rồi, lại còn cho rằng mình là hay là giỏi lắm!

    Chúng ta không nên dùng cái "thông minh giả" của mình mà hủy báng lời Phật dạy. Nào là những kẻ rất có tiếng tăm, nào là những nhà học giả trứ danh, nào là những vị giáo sư uyên bác, nào là các vị Pháp Sư nổi tiếng, một khi họ nói ra lời hủy báng Phật Pháp thì vô hình trung, lời nói của họ sẽ ảnh hưởng đến trăm ngàn vạn ức, vô lượng, vô biên người khác, khiến cho những người đó đánh mất đi lòng tin chơn chính. Cho nên quý vị thấy, tạo ra tội nghiệp như vậy không phải là tai hại vô cùng sao? Trăm ngàn kiếp về sau, họ sẽ phải đầu thai làm kẻ thọ quả báo, trở thành những người câm! Bởi vì họ làm hại tri kiến của kẻ khác, nói lên những lời khiến kẻ khác hiểu lầm đạo lý, như thế thật là vô cùng nguy hại!

    Quý vị hãy nghĩ coi, vì sao những người đó cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo? Là bởi vì họ không thể theo đúng được Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh: Không dâm dục thì họ không thể làm được, không sát sinh thì họ cũng chẳng làm nổi! Không trộm cắp thì bề mặt có thể nói rằng họ không trộm cắp, nhưng thực sự có rất nhiều học giả, giáo sư thường lấy trộm văn chương của học sinh hay của kẻ khác rồi vá víu lại để làm của mình; nếu đem vật sở hữu của kẻ khác làm của mình thì đó chính là trộm cắp vậy! Nếu một ngày nào mà họ nói những lời lừa dối học sinh thì ngày đó họ đã nói láo rồi! Ðương nhiên không phải tất cả những vị học giả hay giáo sư đều như vậy, song ở trong hàng ngũ những người đạo đức luôn luôn có vô số những kẻ gian dối tác hại.

    Bởi vì không làm theo đúng được Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh đó nên họ sợ hãi, và không thể chấp nhận lý luận trong Kinh được. Nếu họ chấp nhận lý luận của Kinh thì họ không thể tồn tại, và dĩ nhiên họ sẽ mất đi địa vị của họ. Nhưng họ lại không muốn như vậy nên mới làm trái với lương tâm, mới nói rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả. Khi có ý nghĩ như vậy là họ đã phạm tội lớn tày trời:



    "Khoát đạt không,

    Bát nhân quả,

    Mãng mãng đãng đãng,

    Chiêu ương họa."

    Nghĩa là:



    "Phủ nhận mọi thứ,

    Bác bỏ nhân quả,

    Thô suất phóng túng,

    Tự chuốc tai ương."



    Trong tương lai họ sẽ thọ lãnh quả báo đọa địa ngục Vô Gián, lúc đó họ có hối lỗi thì không còn kịp nữa!

    http://www.dharmasite.net/KinhLangNg...inhMinhHoi.htm
    Liên Trì đại sư nói: “Có thể thật sự niệm Phật, buông thân tâm, thế giới xuống, chính là đại bố thí. Chẳng khởi tham, sân, si nữa chính là đại trì giới. Chẳng kể thị phi nhân ngã, chính là đại nhẫn nhục. Chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp chính là đại tinh tấn. Chẳng còn vọng tưởng rong ruổi chính là đại thiền định. Chẳng bị những ngã rẽ khác làm lầm lạc chính là đại trí huệ”.http://hinhdongphatgiao.org/

  2. #2
    Senior Member gioidinhhue's Avatar
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    http://chuavanphat.org/
    Posts
    193

    Default Re: Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối

    Giác ngộ -- Nhìn thấu -- Buông xả

    (Giác ngộ -- Nhìn thấy rỗng toang -- buông xuống hết)



    1. Nhìn thấu mới buông xả được.

    Thông thường hai ngày đầu của Phật thất, tâm [của người tham dự] còn chưa an định, công phu không thể nào đắc lực. Ðến ngày thứ bảy vì Phật thất gần kết thúc, trong tâm lại phóng dật, buông lung trở lại nên cũng không thể đắc lực. Do đó niệm Phật trong 7 ngày, thiệt có thể đắc lực là trong ngày thứ năm và thứ sáu, đây là một hiện tượng rất bình thường.

    Nguyên nhân người đời nay niệm Phật không bằng người đời xưa cũng là vì không thể ‘nhìn thấu, buông xả’. Chữ nhìn thấu là trình độ hiểu rõ đối với trạng thái sanh hoạt hiện thực; nếu chúng ta không hiểu rõ, ham mê luyến tiếc thế gian thì đương nhiên sẽ không buông xuống nổi. Cho nên hơn phân nửa những người niệm Phật vãng sanh là người già bảy tám chục tuổi, vì họ nhìn thấy nhiều, từng trải nhiều, biết hết thảy những việc trong thế gian đều là hư ảo không thật, bất luận sinh sống trong cảnh thuận hoặc nghịch, trải qua một thời gian dài thì sẽ chán chường, sinh sống cảm thấy chán ghét, không muốn ở lại thêm nữa, đến lúc này thì buông xuống hết, đây là một yếu tố rất quan trọng. Nếu cảm thấy thế gian này còn rất đẹp đẽ, vẫn còn muốn sống thêm vài năm nữa, thậm chí muốn sống thêm vài chục năm, vài trăm năm nữa, họ buông xả, buông xuống hết không nổi thì công phu làm sao có thể đắc lực cho được! Phật pháp nói đến chuyện giác ngộ tức là giác ngộ việc này.

    Chú thích: Buông xả và nhìn thấu là hai việc bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, nếu bạn có thể buông xả một phần thì bạn sẽ nhìn rõ, nhìn thấu thêm một phần; nếu có thể nhìn thấu một phần thì bạn có thể buông xả thêm một phần. Nói cách khác, Bồ Tát từ lúc sơ phát tâm đến lúc thành Phật đạo đều tức là công phu nhìn thấu, buông xả bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.

    Trong sáu Ba La Mật, Bát nhã Ba La Mật là nhìn thấu, năm thứ còn lại đều là buông xả:

    Bố thí là buông xả tâm tham.

    Trì giới là buông xả ác niệm.

    Nhẫn nhục là buông xả tâm sân nhuế, đố kỵ

    Tinh tấn là buông xả giải đãi, làm biếng.

    Thiền định là buông xả tán loạn.


    Năm thứ này đều là buông xả, Bát nhã tức là minh bạch, rõ ràng. Cho nên sáu Ba La Mật quy nạp lại tức là 4 chữ: ‘nhìn thấu, buông xả’.



    Trích từ “Thái thượng Cảm ứng thiên’, tập 21, 8/6/1999 Trai đường Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba)

    Trong kinh đức Phật dạy chúng ta buông xả là buông xả phiền não, buông xả dục vọng, chứ không phải buông xả công việc làm. Ngược lại còn phải nỗ lực hết lòng làm việc. Nếu cả công việc làm cũng buông xuống thì đức Phật không cần phải giảng kinh thuyết pháp nữa.
    Liên Trì đại sư nói: “Có thể thật sự niệm Phật, buông thân tâm, thế giới xuống, chính là đại bố thí. Chẳng khởi tham, sân, si nữa chính là đại trì giới. Chẳng kể thị phi nhân ngã, chính là đại nhẫn nhục. Chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp chính là đại tinh tấn. Chẳng còn vọng tưởng rong ruổi chính là đại thiền định. Chẳng bị những ngã rẽ khác làm lầm lạc chính là đại trí huệ”.http://hinhdongphatgiao.org/

  3. #3
    Senior Member gioidinhhue's Avatar
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    http://chuavanphat.org/
    Posts
    193

    Default Re: Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối

    2. Hiểu rõ nhân quả không oán hận và hối hận.

    Mọi người đều biết chuyện đời vô thường, biết chuyện trong đời không có gì chẳng là nhân duyên quả báo cả, nhưng hiểu không được chắc thật, không cụ thể. Lúc trước lão cư sĩ Ô Dư Khánh đã kể lại một câu chuyện thật. Vào thời kháng chiến [chống Nhật] bắt đầu, cụ ở Thượng Hải quen một thương gia, ông này làm ăn buôn bán rất thuận lợi, có một người con trai duy nhất, người con này rất nghịch ngợm. Một hôm người con đi học mang theo 10 đồng trong túi, làm rớt tờ giấy 10 đồng này trên đường lộ, lúc đó có một người quen đi ngang nhìn thấy nên lượm lên rồi nói chơi với đứa bé: ‘Em kêu tôi bằng Bác thì tôi trả tiền này cho em’. Ðứa bé này trả lời: ‘Nếu ông kêu tôi bằng Bác thì tôi cho ông thêm 10 đồng nữa’. Nghịch ngợm đến như vậy!

    Một hôm ông thương gia này ăn mừng sinh nhật và mời rất nhiều bạn bè đến nhà dự tiệc. Hôm ấy ông đột nhiên nhìn thấy gương mặt của đứa bé này và vô cùng kinh ngạc, ngay lúc ấy liền tuyên bố với mọi người hiện diện ông sẽ giao toàn bộ tài sản cho đứa bé. Sau này ông giải thích với bạn bè rằng toàn bộ tài sản của ông vốn là của một người Ðức; lúc trước chiến tranh ông làm việc cho người Ðức này, khi ông chủ trở về Ðức nhờ ông quản lý dùm công ty. Một thời gian sau ông chủ này mất ở bên Ðức và không quay trở lại [Thượng Hải] nữa. Hôm ăn sinh nhật ông đột nhiên nhìn thấy gương mặt của đứa bé hiện ra giống hệt như gương mặt của ông chủ người Ðức, từ đó ông mới biết đứa bé này chính là ông chủ lúc trước (người Ðức) trở lại đầu thai nên ông lập tức trả lại toàn bộ tài sản. Nhờ vậy mà quan hệ cha con mới có thể duy trì.

    Ðức Phật nói những người trong nhà như cha con, chồng vợ, anh em đều có quan hệ báo ân, báo oán, đòi nợ, hoặc trả nợ nên mới ở chung một nhà. Ðứa bé này đến là để đòi nợ, nhân duyên quả báo tơ hào chẳng sai. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì thử nghĩ nếu chúng ta có lỗi đối với người, hiếp đáp người, hãm hại người, nếu người này đầu thai đến nhà chúng ta thì trong tương lai nhất định sẽ làm cho nhà tan cửa nát. Thế nên bất cứ ai trong thế gian đều nhất định không có việc bị thiệt thòi, và cũng không có việc chiếm tiện nghi, lợi dụng người khác được.

    Thi ân cho người, giúp đỡ người sẽ nhận được báo đền; hiếp đáp người, dày xéo người, sĩ nhục người, hãm hại người cũng sẽ có báo đền. Nếu sự báo đền này chỉ vừa đúng [không hơn, không kém] thì cũng còn được; nhưng sự báo đền luôn luôn quá đáng, biến thành hận thù oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp không nhường nhịn lẫn nhau, oán hận không bao giờ chấm dứt. Chiến tranh giữa quốc gia này với quốc gia khác cũng như vậy. Tuy dân chúng của hai nước không có oán thù gì với nhau, những người có oán thù chỉ là thiểu số, nhưng nếu họ có quyền lực thì sẽ liên lụy đến rất nhiều người chịu tai họa, tổn hại đến tài sản và sanh mạng của nhiều người, tai hại vô cùng, làm sao có đạo lý không đọa địa ngục cho được? Chúng ta hiểu được đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật, thì mới biết không nên làm việc này.

    Thế nên lục đạo luân hồi chỉ là ân ân oán oán báo đền lẫn nhau mà thôi, chúng ta hiểu được thì sẽ buông xả, biết được thế gian này không vui chút nào. Chư Phật, Bồ Tát nhìn thấy được rõ ràng, chỉ cho chúng ta một con đường quang minh, rộng lớn, đây tức là Ðại thừa Phật pháp, cõi nước chư Phật ở thập phương. Trong pháp Ðại thừa, [các Ngài] lại nói cho chúng ta biết một pháp môn đặc biệt, trong số các cõi nước chư Phật thì cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà là cõi nước thù thắng tốt đẹp nhất. Không những đức Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta, trong bản dịch kinh A Di Ðà của đại sư Cưu Ma La Thập nói đến sáu phương Phật tán thán; bản dịch kinh A Di Ðà của Huyền Trang đại sư nói đến mười phương Phật tán thán. Kinh Vô Lượng Thọ cũng nói đến mười phương Phật tán thán. Hết thảy chư Phật Như Lai đều khuyên chúng ta cầu sanh Tịnh Ðộ Di Ðà. Chư Phật, Bồ Tát không gạt người, chúng ta đừng nên hoài nghi lời nói của chư Phật, Bồ Tát. Từ xưa đến nay kinh điển được trao truyền từ đời này sang đời khác, đích thực là được phiên dịch từ tiếng Phạn ở Ấn Ðộ, có người phiên dịch, có nơi chốn phiên dịch, chứng thật những kinh điển này có thể tin được.

    Cả đời xưa và đời nay những người chiếu theo phương pháp này tu hành được vãng sanh rất nhiều. Chúng ta quan sát kỹ càng điều kiện của họ, nói chung so với chúng ta thì không khác gì mấy, không tốt hơn chúng ta nhiều lắm. Nhưng quan trọng nhất là họ có lòng tin vững chắc, nguyện vọng khẩn thiết, buông xả hết thảy, chắc thật niệm Phật. Họ đã làm được điểm này, trên phương diện này chúng ta còn rất kém, chúng ta phải nỗ lực học tập theo họ.

    Liên Trì đại sư nói: “Có thể thật sự niệm Phật, buông thân tâm, thế giới xuống, chính là đại bố thí. Chẳng khởi tham, sân, si nữa chính là đại trì giới. Chẳng kể thị phi nhân ngã, chính là đại nhẫn nhục. Chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp chính là đại tinh tấn. Chẳng còn vọng tưởng rong ruổi chính là đại thiền định. Chẳng bị những ngã rẽ khác làm lầm lạc chính là đại trí huệ”.http://hinhdongphatgiao.org/

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts