Results 1 to 5 of 5

Thread: TỒ HUỆ KHẢ (494 - 601)

  1. #1
    Senior Member gioidinhhue's Avatar
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    http://chuavanphat.org/
    Posts
    193

    Default TỒ HUỆ KHẢ (494 - 601)

    [SIZE="<font size="4">4</font>"]TỒ HUỆ KHẢ (494 - 601)a
    Sau khi ngài Huệ Khả được Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) nhận làm đệ tử mà lòng vẫn còn thao thức, tại sao tâm mãi lăng xăng trong lúc ngồi thiền. Một hôm đến trước Tổ, Ngài bạch: “Bạch Hòa thượng, tâm con chẳng an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm.” Tổ Ðạt-ma nhìn thẳng, bảo: “Ðem tâm ra ta an cho.” Ngài sửng sốt quay lại tìm tâm, không thấy bóng dáng, bạch Tổ: “Con tìm tâm không được.” Tổ bảo: “Ta an tâm cho ngươi rồi.” Ngay đây ngài Huệ Khả biết được đường vào.

    Chỗ biết được đường vào của ngài Huệ Khả là một pháp tu mà không có pháp. Bởi vì từ xưa đến nay, tất cả chúng ta đều nhận cái suy nghĩ phân biệt lăng xăng là tâm của mình, ngài Huệ Khả cũng chung một thông lệ ấy. Cho nên ngồi lại tu, muốn cho tâm an mà nó không chịu an, khiến chúng ta rất khổ sở về vấn đề này. Cầu pháp an tâm là điều cấp thiết của người quyết chí tu hành. Ở đây Tổ Ðạt-ma không dạy phương pháp gì, Ngài chỉ bảo “Ðem tâm ra ta an cho”. Câu này là một tiếng sấm dẹp tan mê lầm muôn thuở của ngài Huệ Khả.

    Bình thường chúng ta nhận cái hay suy nghĩ là tâm của mình, chịu sự sai sử lôi kéo của nó. Bất thần chúng ta tìm lại nó thì nó mất tăm mất dạng. Khi nó không còn tăm dạng thì không an là gì? Cho nên Tổ nói “Ta an tâm cho ngươi rồi”. Ngài Huệ Khả sáng ý nhận ra được lẽ này nên biết đường vào. Như vậy, Tổ Ðạt-ma có dạy phương pháp gì an tâm không? Nếu không, tại sao ngài Huệ Khả biết đường vào? Rõ ràng pháp an tâm mà không có pháp, chỉ xoay ánh sáng trí tuệ soi rọi xem cái tâm bất an ấy thế nào thì nó biến mất. Thuật ngữ nhà Thiền gọi là “Hồi quang phản chiếu”. Chúng tôi gọi “Biết vọng không theo”. Chính đây là “Biết được đường vào” của ngài Huệ Khả.

    Tại sao nhà Thiền không chấp nhận cái tâm suy nghĩ so tính ấy? Bởi vì, nếu chấp nhận nó làm tâm mình sẽ mắc phải những lầm lỗi như sau:

    1. Cái tâm suy nghĩ ấy khi có khi không, còn chúng ta thì lúc nào cũng hằng hữu. Nếu chấp nhận nó là mình thì khi không suy nghĩ là không có mình sao?

    2. Bình thường nó suy nghĩ lăng xăng, khi nhìn lại tìm kiếm nó thì mất tăm mất dạng. Nếu nó là thật mình thì lúc nào cũng phải có. Trái lại khi tìm thì mất, chẳng qua nó chỉ là bóng dáng mà thôi. Chấp nhận cái bóng làm mình thì thật là đau khổ cho con người.

    3. Chúng ta ai cũng thừa nhận mình trước sau vẫn là mình, mình là một từ bé đến già. Thế mà, tâm suy nghĩ ấy lại trăm ngàn thứ, có khi nghĩ lành như Hiền Thánh, có nghĩ dữ như cọp sói... thì cái nào là mình?

    4. Lúc đang suy nghĩ, chúng ta biết mình đang suy nghĩ, lúc không suy nghĩ biết không suy nghĩ. Cái suy nghĩ ấy là đối tượng bị biết của chúng ta. Ðã là đối tượng tức là khách, là cái bên ngoài không phải mình. Nếu cái suy nghĩ là thật mình, lúc không suy nghĩ, ai biết không suy nghĩ? Ðã có cái biết lúc không suy nghĩ thì làm sao nhận cái suy nghĩ làm mình được?

    Cái không phải mình mà lầm nhận là mình, trong kinh Phật gọi là “Nhận giặc làm con”, tai họa không thể lường được. Cho nên bao nhiêu kinh điển, bao nhiêu pháp tu, đức Phật đều dạy xoay quanh cái trục “Chận đứng tâm suy nghĩ lăng xăng này”. Tụng kinh phải nhiếp tâm, niệm Phật phải nhất tâm, tọa thiền phải định... Song đặc biệt là Thiền tông, chư Tổ không dùng phương tiện để đè bẹp, để ngăn chận nó, mà dùng trí biết rõ bản chất không thật của nó thì nó hết tác quái. Chính câu “Ðem tâm ra ta an cho” của Tổ Ðạt-ma đủ thể hiện ý nghĩa này.

    “Biết đường vào” chưa phải là kẻ đến nhà, phải trải thời gian lâu xa, ngài Huệ Khả mới bạch với Tổ Ðạt-ma: “Từ đây trở đi con dứt hết các duyên.” Tổ Ðạt-ma bảo: “Chớ rơi vào đoạn diệt.” Huệ Khả thưa: “Không rơi.” Tổ Ðạt-ma hỏi: “Con làm thế nào?” Huệ Khả thưa: “Con thường biết rõ ràng, nói không thể đến.” Tổ Ðạt-ma dạy: “Ðây là chỗ truyền của chư Phật, chớ nên hoài nghi.” Ðến đây mới thật là người về tới nhà, không còn nghi ngờ gì nữa.

    Khi Tổ Ðạt-ma sắp tịch, hỏi lại chỗ sở ngộ của các đồ đệ, đến lượt Huệ Khả, Ngài chỉ bước ra đảnh lễ ba lạy rồi lui. Tổ Ðạt-ma nói: “Ông được phần tủy của ta.” Ðến chỗ cứu kính không còn ngôn ngữ để trình bày, vì ngôn ngữ là phương tiện tương đối, không thể diễn tả được cái chân thật tuyệt đối. Từ đó ngài Huệ Khả được truyền y bát làm Tổ thứ hai ở Trung Hoa.

    http://www.thuong-chieu.org/uni/Duon...oiTuThien.htma[/SIZE]
    Liên Trì đại sư nói: “Có thể thật sự niệm Phật, buông thân tâm, thế giới xuống, chính là đại bố thí. Chẳng khởi tham, sân, si nữa chính là đại trì giới. Chẳng kể thị phi nhân ngã, chính là đại nhẫn nhục. Chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp chính là đại tinh tấn. Chẳng còn vọng tưởng rong ruổi chính là đại thiền định. Chẳng bị những ngã rẽ khác làm lầm lạc chính là đại trí huệ”.http://hinhdongphatgiao.org/

  2. #2
    Senior Member gioidinhhue's Avatar
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    http://chuavanphat.org/
    Posts
    193

    Default Re: TỒ HUỆ KHẢ (494 - 601)

    DUNG HỢP

    Chúng tôi dung hợp pháp tu của ba vị Tổ trên thành một lối tu cụ thể như sau:

    * Nơi Nhị Tổ, chúng tôi ứng dụng pháp an tâm. Nghĩa là biết rõ tâm suy tưởng lâu nay là hư ảo, không để nó đánh lừa, lôi dẫn chúng ta chạy theo trần cảnh, nên nói “Vọng tưởng không theo”. Mỗi khi nó dấy lên đều biết rõ như vậy. Một khi hành giả nhận diện bản chất hư ảo của chúng thì chúng tự biến mất. Khi tọa thiền cũng như lúc tiếp duyên xúc cảnh đều thấy rõ, không lầm chúng. Ðến bao giờ được như Nhị Tổ nói “Ðoạn hết các duyên mà rõ ràng thường biết, nói không thể đến” là đạt kết quả.

    Tuy nhiên vọng tưởng này không phải dễ lắng, dứt cái này khởi cái khác liên miên không dừng. Hành giả phải bền chí theo dõi, soi sáng mãi chúng mới từ từ thưa dần. Nhận vọng tưởng hư ảo làm tâm mình là mê lầm, biết vọng tưởng hư dối không thật là tỉnh giác. Lối tu này là dùng “cái dụng của trí để phá si mê”, chớ không có pháp gì dùng để đè bẹp, nên nói “pháp an tâm mà không có pháp”. Khi hết si mê vọng tưởng lặng thì trí dụng cũng dừng, như trong mười mục chăn trâu, khi trâu mất thì người chăn cũng không còn. Trí dụng hết đối trị, liền hội nhập trí thể.

    * Với Lục Tổ, chúng tôi ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Ðó là câu “Bất ưng trụ sắc sanh tâm...” trong kinh Kim Cang được Ngũ Tổ giảng cho Lục Tổ. Nhưng làm sao căn không dính trần? Ðương nhiên phải dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, thấy các pháp duyên hợp hư dối như huyễn như hóa. Vì thế trong kinh Pháp Bảo Ðàn, sau phẩm Hành Do là đến phẩm Bát-nhã. Nhờ trí tuệ Bát-nhã soi rọi thấy rõ các pháp duyên sanh, không có chủ thể (vô ngã), không cố định (vô thường) nên tâm không nhiễm trước sắc... do đó căn, cảnh không dính mắc nhau. Căn, cảnh không dính mắc nhau là Vô niệm, Vô tướng, Vô trụ, đó là chủ trương của Lục Tổ.

    Lại có một cách khác, nếu hành giả kiến tánh như Lục Tổ, hằng sống với Thể tánh bất sanh bất diệt của mình thì còn gì bận bịu với vọng tưởng hư dối, với sáu trần giả hợp. Ði đứng nằm ngồi không lúc nào rời Tự tánh chính mình. Ðược thế thì ung dung tự tại, nên nói “đói ăn khát uống”.

    * Ðến Sơ tổ Trúc Lâm, trong bài kệ “Câu Có Câu Không”, đoạn thứ tư nói “Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ”, là tinh thần Bát-nhã của Lục Tổ. Các pháp hư giả như nón tuyết, như đôi giày bằng hoa, tạm có rồi tan mất, mới thấy đẹp rồi héo xàu, có gì lâu bền. Nếu chấp giữ nó là người ngu, như kẻ “ôm cây đợi thỏ”. Toàn thể pháp đối đãi đều không thật, do phương tiện bày lập, giống như dây sắn dây bìm, một phen cắt đứt chúng mới là an vui tự tại. Ðấy là tinh thần hai câu kết của bài kệ “Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích”. Vừa dấy niệm là đối đãi, vừa thốt lời là đối đãi, nếu dứt hết đối đãi thì còn niệm nào để khởi, còn lời gì để nói. Ðây là hằng sống thật với thiền.

    Phần sau ở hai câu kệ “Trong nhà có báu thôi tìm kiếm. Ðối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền”, là hình ảnh Lục Tổ thốt lên “Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh!...” Thấu triệt tánh mình như thấy hòn ngọc quí vô giá có sẵn trong nhà, còn gì phải tìm kiếm đâu xa. Thấy tánh mình thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, so với thân vô thường tạm bợ và tâm vọng tưởng hư ảo thì thân tâm này còn có giá trị gì. Trong không chấp thân, không chấp vọng tưởng làm mình, ngoài đối cảnh không còn dính mắc, chính đây là chủ yếu của Thiền tông, cũng là cội nguồn của Phật pháp. Ở đây chúng tôi lấy “Ðối cảnh không tâm” làm tiêu chuẩn tu hành. Không tâm là không tâm vọng tưởng chạy đuổi theo ngoại trần, chớ chẳng phải không tâm là vô tri vô giác như cây gỗ. Không tâm hư ảo sanh diệt mà vẫn có tâm hằng giác hằng tri, bất sanh bất diệt. Ðây là chỗ giải thoát sanh tử của người tu Phật.

    Nhị tổ Huệ Khả sau khi ngộ đạo vẫn được Tổ Ðạt-ma giới thiệu bốn quyển kinh Lăng-già để ấn tâm. Lục tổ Huệ Năng nghe giảng kinh Kim Cang ngộ đạo. Thế là đủ minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Thiền là tâm của Phật, Kinh là miệng của Phật. Ðức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo làm sao tách rời được. Cho nên chúng tôi chủ trương “Thiền, Giáo đồng hành”.

    Ðể thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên, chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu:

    1. Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo.

    2. Ðối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ.

    3. Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.

    4. Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát.

    Ðây là bốn phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu. Tùy theo căn cơ trình độ nhanh chậm, cao thấp của hành giả mà lối ứng dụng có khác. Cũng có thể bốn lối tu này, hành giả linh động ứng dụng theo thứ tự từ pháp thứ nhất đến pháp thứ tư để tu hành cũng tốt. Những nét cô đọng trên là kết thúc bài này của chúng tôi.
    Liên Trì đại sư nói: “Có thể thật sự niệm Phật, buông thân tâm, thế giới xuống, chính là đại bố thí. Chẳng khởi tham, sân, si nữa chính là đại trì giới. Chẳng kể thị phi nhân ngã, chính là đại nhẫn nhục. Chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp chính là đại tinh tấn. Chẳng còn vọng tưởng rong ruổi chính là đại thiền định. Chẳng bị những ngã rẽ khác làm lầm lạc chính là đại trí huệ”.http://hinhdongphatgiao.org/

  3. #3
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: TỒ HUỆ KHẢ (494 - 601)

    Đây là một "CÔNG ÁN" cực hay ! Nếu hành giả nhận biết đặc tính lăng xăng lộn xộn của "đầu óc" hay còn gọi là "VỌNG" ngay tại phút giây hiện tại , vị hành giả này tự ý thức cái vốn sẵn đủ nơi mình tức khắc không bị đồng hoá với đầu óc lộn xộn lăng xăng. Bấy giờ hành giả đặng AN TÂM , chấm dứt cái khổ đau sâu nặng vô lượng kiếp , tương tự như NHỊ TỔ được SƠ TỔ khả ấn , trao truyền y bát ( chú ý cái giây phút này nó chớp nhoáng chỉ trong sat na bất khả tư nghì )

  4. #4
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: TỒ HUỆ KHẢ (494 - 601)

    M O T T R U O N G H O P C H U N G N G O : ECKHART TOLLE

    Tôi rất ít khi nghĩ về quá khứ và cũng không cảm thấy quá khứ là một cái gì đó quá cần thiết, nên chỉ xin kể ngắn gọn do đâu mà cuốn sách này ra đời và vì sao tôi trở thành một vị thầy tâm linh.
    Đến tận năm 29 tuổi, tôi vẫn luôn luôn sống trong một tâm trạng khắc khoải, khổ đau cùng cực, lúc nào cũng chỉ chực chờ muốn tự hủy hoại bản thân! Khi nhắc lại thời gian này, tôi cảm thấy như mình đang nói về quá khứ của một người nào đó chứ không phải là của chính mình.
    Sau sinh nhật thứ 29, tôi tỉnh giấc vào lúc nửa đêm với cảm giác vô cùng đau khổ và chán nản, nhưng lần này cảm giác ấy trầm trọng hơn bao giờ hết. Sự im lặng về đêm, những bóng dáng lờ mờ của đồ đạc trong căn phòng ảm đạm, tiếng ầm ì nặng nề của con tàu từ xa vọng lại – tôi cảm thấy mọi thứ quanh tôi thật xa lạ và vô nghĩa. Điều này làm cho tôi có một cảm giác chán ghét mãnh liệt: Tôi cảm thấy chán ghét cả thế giới này. Nhưng cái mà tôi chán ghét nhất là sự hiện hữu của chính bản thân tôi trong cuộc đời này. Đã nhiều lần tôi tự hỏi: “Tại sao tôi phải tiếp tục sống với gánh nặng khổ đau này? Tại sao tôi phải tiếp tục chịu đựng sự vật lộn không ngừng này?”. Tôi có thể cảm thấy một ước muốn mãnh liệt là được hoại diệt, được biến mất trên cõi đời. Ước muốn đó càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đến độ còn mạnh hơn cả bản năng sinh tồn ở trong tôi.
    Có một ý nghĩ cứ lặp đi lặp lại mãi trong đầu tôi: “Tôi không thể sống với chính mình thêm được nữa!”. Rồi tôi chợt nhận ra ý nghĩ kỳ lạ này của mình: “Vậy trong tôi có một hay hai con người? Nếu tôi đã không thể sống với chính mình, có nghĩa là phải có hai con người ở trong tôi: tôi và một cái tôi khác mà tôi không thể chịu đựng được nữa”. Rồi tôi thầm nghĩ, có lẽ chỉ có một trong hai là thật.
    Tôi kinh ngạc tột độ trước nhận xét kỳ lạ này của mình đến nỗi những suy tư thường có ở trong tôi hoàn toàn im bặt. Tôi vẫn còn nhận biết mọi chuyện chung quanh thật rõ ràng, nhưng trong tôi không còn một chút ý tưởng hay suy nghĩ gì nữa. Ngay sau đó, tôi cảm thấy như mình đang bị hút vào một vũng xoáy ở bên trong, càng lúc càng mạnh mẽ. Tôi hoảng hốt đến run bắn người lên. Nhưng bỗng nhiên có một tiếng nói như phát ra ở trong tôi rằng: “Không cần phải chống cự gì cả!”. Và tôi có cảm giác rằng mình đang bị cuốn mất vào trong một khoảng không vô đáy. Khoảng trống này rõ ràng không phải là ở bên ngoài, mà ở ngay trong tôi. Đột nhiên, Tôi không còn cảm thấy sợ hãi gì nữa và tôi buông xuôi hết tất cả, để mình rơi tuột vào khoảng không đó. Sau những phút giây này, tôi không thể hồi tưởng lại được những gì đã xảy ra với mình.
    Tiếng chim hót sớm mai ngoài cửa sổ đã đánh thức tôi dậy. Từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ nghe thấy một âm thanh nào kỳ diệu đến thế. Tuy mắt vẫn còn nhắm nhưng tôi đã trông thấy hình ảnh một viên kim cương sáng chói. Nếu một viên kim cương có thể phát ra âm thanh, thì đó chính là âm thanh của tiếng chim hót mà sáng hôm ấy tôi đã được nghe. Khi tôi mở bừng mắt ra, những tia nắng đầu tiên của buổi bình minh đang rọi qua bức màn cửa trước khi đi vào căn phòng tôi. Không một ý nghĩ gợn lên ở trong đầu, nhưng tôi cảm nhận và biết rõ rằng trong đó có một cái gì đó rất sâu sắc và lớn lao hơn những gì tôi đã học, đã biết về ánh sáng mặt trời. Cái nguồn sáng mềm mại đang chiếu rọi qua bức màn cửa đó chính là Tình Yêu. Nước mắt tôi chợt trào ra. Tôi ngồi dậy và đi quanh phòng. Bấy giờ tôi mới ngắm kỹ căn phòng và nhận ra là mình chưa bao giờ thực sự quan sát kỹ mọi vật trước đây. Mọi thứ đều như mới tinh khôi, cứ như vừa mới xuất hiện lần đầu tiên trong đời tôi. Tôi cầm vật này, vật nọ lên xem: Cây bút chì, chai nước không… và cảm thấy rất lạ lùng trước vẻ đẹp và nét tinh khôi của mọi thứ.
    Hôm đó tôi đã đi dạo khắp thành phố, và ngạc nhiên trước sự sống mầu nhiệm đang diễn ra trên trái đất, y như là tôi vừa mới mở mắt chào đời. Suốt 5 tháng sau đó, tôi sống trong một trạng thái thanh bình và hạnh phúc sâu sắc, không hề bị gián đoạn. Về sau, mức độ an bình này hình như có giảm đi phần nào, nhưng có thể vì nó đã trở thành một trạng thái rất tự nhiên ở trong tôi. Tôi vẫn sống và, làm việc bình thường, nhưng tôi trực nhận rằng từ đây về sau, dù có làm bất cứ điều gì đi nữa, tôi cũng không thể làm tăng thêm được trạng thái an lạc sâu thẳm mà tôi đang có được.
    Dĩ nhiên, tôi biết rằng có một biến cố hết sức quan trọng đã xảy đến cho tôi, nhưng lúc đó tôi không hiểu đó là chuyện gì. Mãi đến 7 năm sau, khi tôi đã tham cứu thêm nhiều kinh điển và trao đổi với nhiều bậc thầy trong lĩnh vực tâm linh, tôi mới biết đó là “điều mà mọi người đang cố tìm và mong muốn để đạt được”, điều ấy đã thực sự xảy đến cho tôi. Tôi hiểu ra là áp lực cực độ của nỗi khổ cùng tận ở trong tôi đêm đó đã buộc tâm thức của tôi phải thoát ly ra khỏi bản ngã, cái bản ngã bị khống chế bằng những ảo tưởng bất hạnh, và cảm xúc khổ đau, được sáng tạo nên bởi chính trí năng và những suy tưởng mông lung. Đây có lẽ là một sự thoát ly toàn diện khiến cho cái bản ngã giả tạo và sai lầm trong tôi lập tức bị sụp đổ, y như cái nút chặn bỗng nhiên bị mở tung ra trên một trái bóng đang căng phồng hơi. Phần còn lại ở trong tôi chính là bản chất đích thực của tôi: Một trực giác thuần khiết về hiện hữu và đời sống trước khi bị trí năng hay suy tư xen vào. Sau đó tôi học cách đi vào trạng thái không-thời-gian và vô cùng tận này ở trong tôi (điều mà trước đây tôi cứ tưởng đó chỉ là một khoảng không trống rỗng) mà vẫn giữ được cho mình sự sáng suốt, tỉnh táo. Tôi tiếp tục an trú trong trạng thái an lạc và thiêng liêng không thể diễn tả được này, nhưng lần này cường độ của niềm hoan lạc và hạnh phúc ấy còn sâu sắc hơn nhiều lần so với trải nghiệm ban đầu. Suốt gần trọn 2 năm sau đó, tôi thường thích ngồi yên trên những chiếc ghế đá trong công viên với một trạng thái an lạc sâu thẳm không thể diễn tả được. Tôi không còn thiết gì đến thế giới bên ngoài, không cần quan hệ với ai, không màng gì đến danh lợi cuộc đời…
    Bất cứ điều gì vui sướng nhất trên đời đều có thể đến rồi qua đi, duy chỉ có cảm giác an bình sâu thẳm là vĩnh viễn ở lại và không bao giờ rời xa tôi. Có lúc trạng thái này mạnh mẽ đến nỗi người khác cũng có thể cảm nhận được, nhưng có lúc nó lại chìm sâu, lắng vào bên trong, thầm lặng chảy như một giai điệu xa vời.
    Sau đó, nhiều người thỉnh thoảng tìm đến gặp tôi và hỏi: “Tôi muốn có được kinh nghiệm mà ông đang có, ông có thể chỉ cho tôi được không?”. Tôi chỉ trả lời: “Bạn đã sẵn có điều ấy rồi, chỉ là bạn không cảm nhận được trạng thái ấy vì trí năng bạn có quá nhiều sự ồn ào, náo động”. Câu trả lời ấy sau này được triển khai thành quyển sách bạn đang cầm trong tay đây. Trước khi tôi kịp nhận ra, tôi đã có thêm một chức danh mới: Tôi đã trở thành một vị thầy tâm linh

  5. #5
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: TỒ HUỆ KHẢ (494 - 601)

    Hãy tìm đọc tác phẩm : SUC MẠNH CỦA HIỆN TẠI ( The power of now ) tac giả : ECKHART TOLLE

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts