Hôm nay 07:57 AM<BR />

Liệu có nên tiếp tục tồn tại một giải thuởng mà chả còn ai quan tâm?<BR />

Cánh Diều Vàng 2010 đã khép lại và như thường lệ vẫn để lại những dư âm không mấy làm dễ chịu cho khán giả lẫn giới chuyên môn. Gần 10 năm đã trôi qua, Cánh Diều Vàng vẫn chưa thể là một cái tên mà khi đọc lên ai cũng hào hứng. Những cá nhân, tập thể tham gia vào Cánh Diều Vàng từ hào hứng những năm đầu đã chuyển sang hờ hững ở những năm sau.<BR />

Đã đến lúc cần phải đặt ra một câu hỏi cho giải thưởng điện ảnh này: liệu có cần trao một giải thuởng mà chả ai còn quan tâm hay hứng thú đến nó nữa hay không? Nếu dùng theo đúng ý nghĩa của từ “nguy hiểm” (nghĩa là gây tác hại to lớn cho con người, sự vật hoặc sự việc nào đó - từ điển tiếng Việt) thì rõ ràng giải thưởng này đang gây ra một tác hại cực kỳ to lớn cho nền điện ảnh Việt Nam. Kể từ khi ra mắt cho đến nay, Cánh Diều Vàng gần như không có tác dụng tích cực gì cho nghành điện ảnh nước nhà. Thay vào đó lại có tác dụng ngược khi cứ mỗi lần trao giải là mỗi lần cả người trong nghề và khán giả đều buồn cười xen lẫn bực bội . Ở đây, xin mạn phép chỉ đề cập đến thể loại phim nhựa mà khán giả và giới chuyên môn thỉnh thoảng còn quan tâm. Còn những thể loại khác của giải thưởng này, gần như đã từ lâu chả có người nào còn để ý.<BR />

Những "Cánh Diều" không được thừa nhận<BR />

Đa số những giá trị mà Cánh Diều Vàng tôn vinh đều không được thừa nhận. Nếu thử làm một thống kê về những phim đoạt giải Cánh Diều Vàng, nhiều khán giả sẽ phải giật mình về danh sách các bộ phim chưa bao giờ được công chiếu. Một điều mà chỉ có thể xảy ra ở Cánh Diều Vàng. Những Hải quỳ, Đi Trong Giấc Ngủ, Có Một Chuyến Đi, Giải Phóng Sài Gòn, Đường Thư, Cầu Ông Tượng ... đến bây giờ vẫn là một bí ẩn với khán giả lẫn cánh phóng viên. Đặc biệt, “Trò Đùa Của Thiên Lôi” đoạt luôn Cánh Diều Bạc 2003 mà đến mấy năm sau cũng chưa được ra mắt. Vậy thì tôn vinh để làm gì khi mà chẳng ai được biết đến cái mà giải thưởng này tôn vinh có mặt mũi hình hài ra thế nào. Một vài phim được công chiếu sau đó lại càng có kết quả thê thảm hơn khi không nhận được bất kỳ phản ứng nào từ phía khán giả.<BR />

Về phía diễn viên - những nhân vật luôn là trung tâm của khán giả cũng không được giải thưởng này tôn vinh chính xác. Đa số những giải thưởng được trao cho diễn viên đều mang nặng yếu tố từ xuất xứ của phim hoặc diễn viên hơn là vai diễn mà diễn viên đem đến. Trong nhiều năm qua, chưa lần nào mà hạng mục diễn viên không vấp phải sự phản ứng mạnh của khán giả: năm 2006, người hâm mộ được một phen bực bội khi Cánh Diều Vàng được trao cho nữ diễn viên Can Đình Đình (Trung Quốc) trong khi năm đó lại là năm tỏa sáng của Trương Ngọc Ánh với “Áo Lụa Hà Đông” - một phim được đánh giá cao về nghệ thuật và tạo nên cơn sốt với khán giả, năm 2009 Minh Hương đoạt Cánh Diều Vàng với “Đừng Đốt” trong không khí im lặng - không một tiếng vỗ tay từ hàng ghế khán giả, năm 2004 thì lùm xùm chuyện giải thưởng bị lộ trước đêm trao giải, và gần đây nhất, năm 2010 Lan Ngọc đoạt giải ở hạng mục “diễn viên chính xuất sắc nhất” trong sự ngỡ ngàng vì trước đó cả báo chí lẫn khán giả đều đinh ninh rằng với vai diễn đó cô sẽ đoạt giải ở hạng mục “nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất”.<BR />

“Cánh Diều” bay loạn xạ<BR />

Hầu như, tất cả các phim tham gia đều có một vài Cánh Diều để mà đem về làm kỷ niệm. Các đề mục của giải thưởng cũng là một câu chuyện khôi hài, các hạng mục giải thưởng lúc thì có, khi lại không: có lúc sẽ có đầy đủ Cánh Diều Vàng, Cánh Diều Bạc và Cánh Diều Đồng. Nhưng có khi lại chỉ có … Cánh Diều Vàng (2005) và buồn buồn thì Cánh Diều Bạc lại cất cánh ( 2006) … Và dĩ nhiên Cánh Diều Vàng không phải là cao nhất, vẫn có Cánh Diều … Đặc Biệt được trao (2003 với “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”). Rồi lắm khi lại là bằng khen thay cho Cánh Diều Đồng. Và khi bị báo chí “đập” cho tơi tả thì lại “lòi” ra “Phim xuất sắc do báo chí bình chọn” (2005). Khán giả kêu ca càm ràm thì ngay lập tức “đẻ” liền 2 giải “Phim phục vụ người xem nhiều nhất”(2007) và “Phim bán được nhiều vé nhất” (2007). Mới nhất, Cánh Diều Vàng 2010 ở hạng mục phim nhựa lại tiếp tục có đến 3 Cánh Diều Bạc - một điều không tưởng cho một giải thưởng tôn vinh những người làm phim. Vậy thì cuối cùng, với các thể loại diều được trao một cách tùy tiện, thoải mái như thế thì giá trị giải thưởng này nằm ở đâu ? Với cách thức trao giải của Cánh Diều Vàng thì giá trị tôn vinh không được xác định mà thay vào đó chỉ là một sự điểm danh các phim tham gia không hơn không kém.<BR />

Poster phim "Áo Lụa Hà Đông" tại nước ngoàiCánh Diều Vàng 2010 là đỉnh điểm của sự thiếu minh bạch, vô lý khi danh sách đề cử các hạng mục của diễn viên đều không được công khai. Cách sắp xếp “vai chính”, “vai phụ” cũng rối tung cả lên gây thắc mắc lớn cho khán giả và dĩ nhiên là giới làm nghề thì được dịp cười no bụng. Cho nên mới có việc 2 diễn viên phụ Lan Ngọc và Đình Toàn lại đoạt giải “diễn viên chính xuất sắc nhất” . Phải chăng, mặc định cứ phim nào tham gia là đương nhiên diễn viên sẽ nằm trong danh sách đề cử? Khán giả tinh ý chỉ cần nhìn sơ vào danh sách diễn viên có mặt tại lễ trao giải là đủ đoán được kết quả một cách chính xác. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp “có mặt trao giải” mà là năm nào cũng thế. Đêm trao giải vô hình chung đã trở thành đêm tôn vinh theo kiểu “cho hoàn thành thủ tục” chứ chả còn gì là bí mật, hồi hộp như ban tổ chức mong muốn.<BR />

Loay hoay lựa chọn "Cánh Diều" tham dự<BR />

Danh sách phim tham gia tranh giải của từng năm cũng là một câu chuyện bi hài. Quy định một đằng, lại làm một nẻo. Quy định phim được sản xuất trong một năm trước cũng chỉ nhìn cho vui mắt: “Lọ Lem Hè Phố” sản xuất 2004 lại tham gia tranh giải vào năm 2006, Cánh Diều Vàng 2008 thì khiến khán giả bị sốc khi bộ phim “Cú Và Chim Sẻ” đến cận ngày trao giải vẫn chưa có mặt và BTC vẫn còn cân nhắc xem có nên cho tham gia hay không, rồi hay như mới đây nhất là Cánh Diều Vàng 2010 quyết định cho “Giao Lộ Định Mệnh” ra khỏi giải vào những phút chót … Khôi hài nhất là những phim giành được giải thưởng quốc tế thì y như rằng cũng sẽ có mặt trong Cánh Diều Vàng và đoạt những giải quan trọng. Thế nên mới có chuyện, cho đến một hai ngày trước khi trao giải, Cánh Diều Vàng 2010 vẫn cố gắng năn nỉ “Bi! Đừng Sợ!” tham gia nhưng không thành công.<BR />

Nội dung là thế, lễ trao giải trực tiếp cũng chả khá khẩm hơn bao nhiêu. Qua bao lần trao giải, bao nhiêu đạo diễn nhưng buổi lễ trao giải này đều nằm gọn trong những từ quen thuộc: nội dung chán, dông dài, lê thê, MC không nắm kịch bản … Còn nhớ Cánh Diều Vàng 2009 đã khiến nhiều người kinh ngạc khi kế hoạch thay đổi xoành xoạch về nội dung, thời gian và địa điểm tổ chức. Đến tận giờ chót vẫn thay đổi. Cuối cùng, một giải thưởng quốc gia lại phải chui vào trong khách sạn để làm lễ trao giải. Chưa kể đến việc thỉnh thoảng lại gặp vấn đề thay đổi thời gian trao giải với lý do lãng xẹt là … đài truyền hình kín sóng. Rõ ràng, kế hoạch trao giải không phải là một kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng mà hoàn toàn bị động và thiếu khoa học.<BR />

Có nên thôi thả Diều?<BR />

Gần mười năm đã trôi qua mà giải thưởng mang tầm vóc quốc gia này vẫn không có gì thay đổi. Với những yếu kém không thể thay đổi như đã nêu trên, những người có trách nhiệm nên nhìn lại giải thưởng Cánh Diều Vàng một cách khoa học và thực tế hơn.<BR />

Một giải thưởng được ra đời khi trên thị trường có nhiều sản phẩm và cần sự phân cấp rõ ràng để xác định thương hiệu. Và môn nghệ thuật thứ 7 này cũng không phải là ngoại lệ. Ai cũng biết, điện ảnh Việt Nam đang phát triển, khán giả đang bắt đầu quay lại rạp chiếu phim với phim Việt nhưng … chỉ bấy nhiêu thôi thì vẫn chưa đủ yếu tố để làm nên một giải thưởng. Số lượng sản phẩm ra đời ít ỏi hằng năm chưa cần thiết để chúng ta thực hiện việc phân định và tôn vinh các sản phẩm điện ảnh. Cái cần làm hiện giờ là tập trung cho ra mắt các sản phẩm có chất lượng để thuyết phục khán giả chứ không phải là cứ đến hẹn lại lên là lại đau đầu với "đề cử" và "kết quả".<BR />

Trong khi đó, một giải thưởng chính thức và cần phải có tầm vóc cho phim truyền hình thì lại không được ai để ý đến. Thời điểm hiện tại, mỗi năm tính ra cũng có ít nhất là hơn chục phim truyền hình được lên sóng công chiếu rộng rãi và đều nhận được những phản ứng từ khán giả. Và quan trọng là số lượng này luôn được bảo đảm, đủ để chúng ta thực hiện một giải thưởng tôn vinh đúng nghĩa. Vậy mà, đến bây giờ, phim truyền hình vẫn chỉ là một thể loại nhỏ trong các liên hoan phim và lễ trao giải tại Việt Nam. Một sự thật đáng buồn, cái cần tôn tinh thì không làm trong khi cái chả cần thì lại cứ cố “tìm cho ra cái để mà tôn vinh”.<BR />

http://www.chaobuoisang.net/van-hoa/...-trong-nam.htm