Đầu thừa đuôi thẹo

Chúa nhật 18 A





Thầy này nói chi mà lạ. Mình đang nghèo mạt rệp, đói run cả chân tay. Thế mà Thầy phán một câu xanh rờn: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” (Mt 14: 16) Thầy nói chơi hay nói giỡn vậy nhỉ?

Không, Thầy nói thiệt. “Chính anh em hãy cho họ ăn!”

+++


Chúng mình đều biết phần còn lại của câu chuyện. Sau đó, Thầy đã dùng năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ của một cậu bé để nuôi đám đông hơn năm ngàn người đàn ông chưa kể phụ nữ và trẻ em. Phần thức ăn của cậu bé chắc chỉ đủ cho một hai người. Nhưng Thầy đã đáp lại tấm lòng của em bằng tấm lòng của Thiên Chúa. Thầy đã giúp em nuôi hết hằng chục ngàn người.

Nhưng bạn thân mến, điểm mình muốn mời bạn cùng suy niệm sâu hơn là chi tiết xảy ra sau đó. Như bạn biết, khi đám đông đã ăn no nê, người ta thu lại được 12 thúng đầy những mẩu bánh vụn. Ai cũng no chẳng ăn nổi nữa, vậy số bánh vụn còn lại được dùng như thế nào? Bạn nghĩ sao?

Mình có một dự đoán riêng, hy vọng là không trật. Mình sẽ chia sẻ. Nhưng trước hết, cho mình trình bày cơ sơ của dự đoán ấy.

Hẳn bạn còn nhớ câu chuyện của dân Do Thái bị đói trong sa mạc. Thiên Chúa đã làm cho từ trời mưa xuống một loại lương thực gọi là manna để nuôi sống họ. Ai cũng ăn thoải mái nhưng nếu đem tích trữ thì manna sẽ tự động hư thối. (xem sách Xuất Hành chương 16) Thêm nữa, là Kitô hữu, chúng mình đều thuộc lòng lời kinh “Lạy Cha” mà chính Thầy Giêsu đã dạy. Trong kinh này, chỉ thấy có câu “Xin cho chúng con hôm nay lương thực dùng đủ” chứ không có thêm câu “còn bao nhiêu cất vào tủ !”

Đến đây, mình xin nêu ra dự đoán của mình: mười hai thúng bánh vụn ấy, nếu theo tinh thần của Thầy Giêsu, sẽ được đem chia sẻ cho những người khác. Có thể chúng chẳng mấy hấp dẫn đối với người đã no, nhưng chúng có thể rất ý nghĩa đối với kẻ đang đói khát.

Nếu bạn đồng ý với mình thì xin mời bạn tiếp tục suy niệm sâu hơn chút nữa với câu hỏi: Thầy Giêsu có lý hay không khi bảo các học trò nghèo của Thầy cho đám đông ăn?

Bạn thân mến, theo kinh nghiệm cuộc sống, dù có thể khá nghèo nhưng thường thì ta vẫn có điều gì đó để chia sẻ với tha nhân. Hôm nào rảnh rảnh, ta thử ‘tổng vệ sinh’ một vòng, dọn dẹp nhà mình một chút. Biết đâu ta sẽ thấy có những bộ quần áo cả năm chưa mặc một lần, những vật dụng chẳng bao giờ đụng đến, những đồng tiền xu vương vãi đâu đó dưới gầm bàn gầm giường, những món đồ trang sức giá trị nhưng chẳng còn đeo vì đã hết thời trang… Ta tạm gọi những thứ ấy là dư, là “đầu thừa đuôi thẹo”, bạn nhé.

Tuy chỉ là những “đầu thừa đuôi thẹo” không cần thiết cho đời sống hằng ngày của ta, chúng vẫn có giá trị. Chắc hẳn tụi mình không xa lạ với câu chuyện hai cảnh đời trái ngược sau đây trong thời đại chúng ta: Ăn tối xong, nó dồn thức ăn thừa vào bịch nylon rồi bỏ vô thùng rác. No quá! Nó leo lên giường đánh một giấc ngon lành đến sáng. Đêm ấy, bên cạnh tiếng ngáy phì phò của nó, người ta cũng nghe tiếng gì đó xột xoạt. Chắc là chuột. Nhưng, không phải. Đó là âm thanh của một chú bé hành khất đang lục lọi các bao rác. Ngôi sao lung linh trên cao lo lắng dõi theo từng bước chú đi bỗng rạng rỡ hẳn lên khi thấy chú mỉm cười vui mừng tìm được trong bao rác một bịch nylon thức ăn ai đó đã bỏ đi – bữa ăn chính trong ngày của chú.

Ông bà mình vẫn có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no.” Một người bạn của mình thực hành điều ấy bằng cách bỏ các đồng tiền lẻ vào ống heo, cuối năm đập heo ra cho người nghèo. Đơn giản nhưng tuyệt vời! Dĩ nhiên còn vô vàn cách khác nữa.

Hẳn nhiều người chúng ta chẳng khá giả gì cho lắm. Nhưng điều mình đang nói với nhau ở đây là: các “đầu thừa đuôi thẹo” của ta có thể trở thành món quà giá trị cho người khác. Các “đầu thừa đuôi thẹo” ấy không chỉ là vật chất nhưng thực tế còn đa dạng lắm, chẳng hạn: một vài phút ngắn ngủi trong 1440 phút sinh hoạt cá nhân mỗi ngày để hỏi thăm ai đó, một câu nói ấm áp trong cơ man ồn ào của cuộc sống, một nụ cười hiền hoà trong hàng trăm cử điệu giao tiếp, một ánh mắt bao dung trong muôn ngàn cái nhìn, một khoảnh khắc nán lại trong kiên nhẫn để nghe cho hết ý của người khác, một cánh thiệp (hay thư điện tử) nho nhỏ với thông điệp quan tâm, một lời cầu nguyện chân thành vài giây cho ai đó, ….

Bạn thân mến, chúng mình có lý do chính đáng để làm những điều trên vì Thầy Yêu Dấu đã khẳng định thế này: “…ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ là một chén nước lã mà thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu". (Mt 10: 42) và “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25: 40)

Hôm nay, còn nhiều anh chị em đang “đói khát” dưới nhiều dạng khác nhau. Đứng trước những hiện trạng ấy, Thầy Giêsu vẫn ngỏ với tụi mình những lời Thầy đã nói với các môn đệ hôm nào: “Chính các con hãy cho họ ăn.” (Mt 14: 16, Mc 6:37, Lc 9:13)

Giuse Việt, O.Carm.

Our “junks”

Sunday 18 A





The Teacher said something quite strange. I am also poor and hungry. But he still said: “Give them something to eat yourself.” (Mt 14: 16) Is he joking or …kidding?!

No. He is saying it seriously: “Give them some food yourself.”

+++


We all know the rest of the story. The Teacher used the five loaves of bread and the two little fish that belonged to a boy to feed a crowd of more than 5,000 men, not counting women and children yet. The portion of the boy might just be enough for one or two. But The Teacher responded to his generosity with God’s generosity. The Teacher helped him to feed more than ten thousand people, to say the least.

However my dear friend, the point I would like to invite you to meditate upon is the detail. As you know, when the crowd all ate, they picked up the fragments left over - twelve wicker baskets full. Everyone was satisfied. Then what happened to the twelve baskets of fragments? How were they used? How do you think?
I have a guess. Hopefully my guess is not wrong. I will tell you. But first of all, please allow me to present to you some bases for my reasoning.

You may remember the story of the hungry Jews in the desert. God gave them a kind of food called manna. They could eat as much as they needed each day. But manna would automatically become ‘wormy and rotten’ if they kept it more than necessary. (see Exodus 16) Moreover, as Christians, we learn by heart the prayer that Jesus himself taught us, the Our Father. In this prayer, we only read “Give us this day our daily bread”. We don’t read something else like “and we will store up the rest!”

OK, let me present my guess: The twelve baskets of fragments, if used in the spirit of Jesus, would be brought to others who were in need. They might not be attractive to the eyes of the satisfied, but they could be very significant to those who were hungry.

If you agree with me, please continue to go a little further to explore the question: Is Jesus reasonable when telling his poor disciples to feed the crowd?

Dear friend, life experience tells us that we may be poor, but at the same time, we still have something to share with others. Say, when we have some free time, let’s clean our house as if we were going to move to another place. Perhaps we will see some clothes that we haven’t touched for a long time, household accessories that are not used, money coins under beds or chairs, old fashionable but valuable jewels that will never be worn again, … Let’s call them “junks” for the moment.

Although they are “junks” unnecessary for our daily life, they still have some value. Maybe we are not unfamiliar with a popular story between two opposite situations: After dinner, he puts the left over into a plastic bag and throws it in the trash. So full! He climbs to his warm soft bed and falls into a sound sleep. During the night, besides his snoring, one also hears rustling sounds outside. Perhaps some rats! But, no, it’s not rats. It’s the sounds from a homeless boy looking into the trash cans. The shining star from above that has been following him suddenly twinkles with joy when seeing him smiling taking out a plastic bag from the trash – his main meal of the day.

Our (Vietnamese) ancestors had a saying that literally goes: “A piece when hungry is equivalent to a bundle when full.” A friend of mine practises this teaching by putting her change (i.e. money coins) into a ‘piggy bank’. She breaks her piggy bank at her birthday and gives it to the poor. Simple but wonderful! Of course there are many other ways.

We may not be rich. But the point being made here is that our “junks” or unnecessary things can become valuable gifts for someone else. It is still true to say “One man’s trash is another man’s treasure”. Let’s make this following point clear: Our “junks” are not limited to material things but consist of a great diversity; for example, a few minutes among 1,440 minutes of each day to show our care for someone, an encouraging word among the ocean of noise, a gentle smile among hundreds of communication gestures, a sympathetic communication among numerous eye contacts, a moment of patience to fully listen to others’ ideas, a little card (or email) containing a loving message, a sincere prayer that only takes a few seconds for someone,…

Dear friend, we have good reasons to do these things because our Beloved Teacher has affirmed: “…I tell you with certainty, whoever gives even a cup of cold water to one of these little ones because he is a disciple will never lose his reward." (Mt 10: 42) and “I tell you the truth, whatever you did for one of the least of these brothers of mine, you did for me." (Mt 25: 40)

There are still many brothers and sisters of ours who are ‘hungry and thirsty’ under different forms. Seeing all these situations, our Teacher Jesus is saying to us the words he said to the first disciples: “Give them something to eat yourself.” (Mt 14: 16, Mk 6:37, Lk 9:13)


Joseph Viet, O.Carm