Hạnh các Thánh
11/11 – Thánh Martin Tours, Giám mục (316?-397)
Ngài là người chống đối dữ dội mà muốn làm tu sĩ, một tu sĩ trở thánh giám mục, một giám mục chống lại chủ nghĩa ngoại giáo và cầu xin Lòng Chúa Thương Xót cho những người theo tà thuyết. Ngài là một trong các vị thánh nổi tiếng nhất và là một trong số người tử đạo tiên khởi.
Ngài sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo ở một vùng mà nay là Hungary và được giáo dục tại Ý. Là con trai của một cựu chiến bình, ngài bị bắt buộc phải phục vụ trong quân ngũ từ lúc 15 tuổi, dù ngài không muốn. Ngài được rửa tội lúc 18 tuổi và trở thành giáo lý viên. Lúc 23 tuổi, ngài từ chối tiền thưởng quân đội của hoàng đế và nói: “Hạ thần phục vụ ngài với tư cách binh sĩ, bây giờ hãy để hạ thần phục vụ Đức Kitô. Xin nhường phần thưởng cho người khác. Còn thần là binh sĩ của Chúa Kitô”. Ngài trở thành đệ tử của thánh Hilary Poitiers.
Ngài là người trừ quỷ và hăng say chống lại tà thuyết Arian (*). Ngài đi tu, mới đầu sống ở Milan (Ý), sau đó sống ở một đảo nhỏ. Khi thánh Hilary được phục hồi sau thời kỳ lưu đày, thánh Martin Tours trở về Pháp và thành lập Dòng đầu tiên của Pháp gần Poitiers. Ngài ở đây 10 năm, lập nhóm các môn đệ và đi truyền giáo kháp nước.
Dân chúng Tours yêu cầu tấn phong ngài làm giám mục. Ngài bị “lừa” tới thành phố đó và bị đưa vào nhà thờ, và ngài miễn cưỡng để được tấn phong giám mục. Các giám mục nghĩ ngài có bề ngoài luộm thuộm và tóc tai bù xù không xứng đáng với chức vụ.
Cùng với thánh Ambrôsiô, ngài phản đối luật của ĐGM Ithacius bắt những người theo tà thuyết phải chết – có sự can thiệp của hoàng đế trong các vụ như vậy. Ngài thắng thế và cứu sống những người theo tà thuyết Priscillian (*). Với cố gắng của ngài, thánh Martin vẫn bị kết án là đồng lõa, còn GM Priscillian bị hành quyết. Ngài cảm thấy có thể hợp tác với Ithacius trong các lĩnh vực khác, nhưng sau đó lương tâm ngài cắn rứt vì quyết định đó.
Khi hấp hối, các đệ tử xin ngài đừng bỏ họ, và ngài đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu người ta vẫn cần con, con sẽ không từ chối. Xin cho Ý Ngài nên trọn”.
---------------------------
(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.
(*) Priscillianism: Thuyết của Priscillian, thế kỷ IV-V. Priscillian là giám mục dựa vào tư tưởng của mình về thuyết ngộ đạo (Gnosticism) và thuyết Mani (Manichaeism – hệ thống tôn giáo nhị nguyên do tiên tri Manes (khoảng 216–276) sáng lập ở Ba Tư hồi thế kỷ III, dựa trên vụ xung đột nguyên thủy giữa ánh sáng và bóng tối, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ đạo, Phật giáo, Bái hỏa giáo, và các yếu tố ngoại giáo khác. Thuyết này bị chống đối từ phía Hoàng đế La mã, các triết gia tân Platon và các Kitô hữu chính thống). Ông và các đệ tử dạy thuyết thể thức về Tam vị Nhất thể (Modalist doctrine of the Trinity), từ chối thiên tính và nhân tính của Chúa Kitô, cho rằng các thiên thần chỉ là thụ tạo phát xuất từ Thiên Chúa, các linh hồn được kết hợp với cơ thể khi chịu hình phạt vì tội lỗi, hôn nhân là xấu xa, dù tình yêu tự do khả dĩ chấp nhận. Hoàng đế Maximus đã bắt GM Priscillian bị công nghị các giám mục xét xử và thấy GM Priscillian phạm tội làm ma thuật. Dù được thánh Martin Tours xin tha, GM Priscillian và các đệ tử vẫn bị xử tử.
12/11 – Thánh Giosaphat, Giám mục (1580?-1623)
Năm 1967, những tấm hình trên báo chí chụp ĐGH Phaolô VI ôm Đức Athenagoras I, thượng phụ chính thống giáo ở Constantinople, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với việc hàn gắn sự chia rẽ suốt 9 thế kỷ.
Năm 1595, ĐGM Brest-Litovsk của Chính thống giáo (nổi tiếng thời Thế chiến I) ở Belarus và 5 giám mục khác đã muốn đoàn tụ với Rôma. Gioan Kunsevich (Giosaphat là tên dòng) dâng mình cho Chúa và chịu chết cùng một nguyên nhân. Ngài sinh tại vùng mà nay là Ba Lan, làm việc tại Wilno và ảnh hưởng các giáo sĩ có liên quan Liên minh Brest (1596). Ngài trở thành tu sĩ Dòng Basilia, rồi thụ phong linh mục, ngài nổi tiếng về giảng thuyết và sống khổ hạnh.
Ngài được bổ nhiệm giám mục Vitebsk (nay là Nga) khi còn tương đối trẻ, và ngài phải đối mặt với tình huống khó khăn. Đa số các tu sĩ, vì sợ liên quan phụng vụ và tập tục, đã không muốn liên kết với Rôma. Nhờ các công nghị, hướng dẫn giáo lý, cải cách giáo sĩ và gương mẫu cá nhân, ngài thành công trong việc được lòng nhiều phần của Chính thống giáo trong vùng.
Nhưng năm sau, hệ thống chống đối được thành lập, số người chống đối ngài tăng lên và kết án ngài và ngài không được các giám mục Ba Lan ủng hộ.
Ngài vẫn tới Vitebsk, nhưng ngài bị đuổi ra khỏi giáo phận. Một linh mục được sai đến nguyền rủa ngài. Ngài bị đánh đập, bị bắn chết và thi hài ngài bị ném xuống sông. Về sau người ta tìm thấy xác ngài và hiện nay được an táng tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Ngài là vị thánh đầu tiên của Giáo hội Đông phương được Rôma phong thánh.
Cái chết của ngài dấy lên phong trào Công giáo và đoàn kết, nhưng vẫn tiếp tục có nhiều tranh luận. Sau khi phân chia Ba Lan, Nga đã ép buộc những người Ruthenia gia nhập Chính thống giáo Nga.
13/11 – Thánh Frances Xavier Cabrini, Trinh nữ (1850-1917)
Thánh Frances Xavier Cabrini là công dân Mỹ đầu tiên được phong thánh. Bà rất tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa đã cho bà sức mạnh để trở thành phụ nữ can đảm làm công việc của Đức Kitô.
Không được nhận vào dòng, bà làm việc từ thiện tại Cô nhi viện Chúa quan phòng ở Cadogno, Ý. Tháng 9-1877, bà được khấn dòng và nhận tu phục. Khi Đức giám mục đóng cửa Cô nhi viện năm 1880, ngài bổ nhiệm bà Frances làm bề trên Dòng Tiểu muội Truyền giáo Thánh Tâm (Missionary Sisters of the Sacred Heart). Bảy chị em từ cô nhi viện cùng gia nhập với bà. Hồi còn nhỏ ở Ý, bà đã có ý đi truyền giáo ở Trung quốc nhưng bà lại theo sự thúc giục của ĐGH Leo XIII. Bà tới New York với 6 chị em khác và làm việc với hàng ngàn dân Ý nhập cư sống ở vùng đó.
Khi tới New York, bà muốn tìm cô nhi viện ở Mỹ nhưng không có. ĐGM khuyên bà trở về Ý, nhưng bà vẫn quyết định thành lập cô nhi viện, và bà đã thành công.
Suốt 35 năm, bà thành lập 67 cơ sở để chăm sóc người nghèo, người bị bỏ rơi, người thất học và người bệnh. Thấy dân Ý nhập cư có nhiều nhu cầu vì họ mất đức tin, bà mở trường học và mở các lớp dạy người lớn. Hồi nhỏ bà rất sợ nước, chỉ sợ chết đuối, nhưng bà đi khắp Đại Tây Dương hơn 30 lần. Bà qua đời vì bệnh sốt rét ở bệnh viện Columbus tại Chicago.
14/11 – Thánh Gertrude, Trinh nữ (1256?-1302)
Thánh Gertrude là nữ tu Dòng Biển Đức ở Helfta (Saxony), là một trong những nhà thần bí vĩ đại của thế kỷ XIII. Cùng với bạn của bà là thánh Mechtild, bà thực hành tâm linh gọi là “thần bí hôn nhân” (nuptial mysticism), nghĩa là bà thấy mình là hôn thê của Chúa Kitô. Đời sống tâm linh của bà là sự kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu và Thánh Tâm, dẫn bà vào chính sự sống của Chúa Ba Ngôi.
Nhưng đây không là lòng sùng kính cá nhân. Bà sống theo nhịp phụng vụ, nơi bà tìm thấy Chúa Kitô. Trong phụng vụ và Kinh thánh, bà thấy những chủ đề và những hình ảnh làm phong phú lòng sùng kính đó. Không có sự xung đột giữa đời sống cầu nguyện cá nhân và phụng vụ.
15/11 – Thánh Albertô Cả, Giáo hoàng (1206-1280)
Ngài là người Đức, là tu sĩ Dòng Đa Minh hồi thế kỷ XIII, và có ảnh hưởng vị thế của Giáo hội đối với triết học của Aristote (triết gia Hy Lạp nổi tiếng, 384-322 trước CN) đã đưa vào Âu châu bằng sự phát triển Hồi giáo.
Các sinh viên triết biết ngài là thầy của thánh Thomas Aquinas. Thánh Albertô cố gắng hiểu các bài viết của Aristote mà thánh Thomas Aquinas đã phát triển bản tổng phổ của sự khôn ngoan Hy Lạp và thần học Kitô giáo. Nhưng thánh Albertô nhận biết ngài là học giả cần mẫn.
Ngài là can cả trong một gia đình giàu có người Đức danh giá, được học về nghệ thuật tự do. Dù bị gia đình phản đối dữ dội, ngài vẫn vào Dòng Đa Minh.
Ngài đã viết bản tóm lược các kiến thức về khoa học tự nhiên, luận lý học, tu từ học, toán học, thiên văn học, đạo đức học, kinh tế học, chính trị và siêu hình học. Ngài phải mất 20 năm mới hoàn tất bản tóm lược này. Ngài nói: “Ý định của chúng tôi là tạo ra những phần kiến thức dễ hiểu đối với người Latin”.
Ngài đạt được mục đích khi còn đang dạy tại Paris và Cologne. Ngài là giám tỉnh Dòng Đa Minh và được bổ nhiệm làm gmmm GP Regensburg một thời gian. Ngài bảo vệ các dòng hành khất (mendicant orders) và giảng về Thập tự quân ở Đức và Bohemia. Ngài là Tiến sĩ Giáo hội và là thánh bổn mạng của các khoa học gia và triết gia.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org, CatholicCulture.org)