Water Lily by Yumi
KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
TUYÊN HÓA THƯỢNG NHÂN Giảng Thuật
TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh.../TLN5_dICH.doc
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...LN_6_dICH1.doc
AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm
Một phần từ Thủ Lăng Nghiêm cuốn 4 [download mới đọc được sách]:
lấy TÂM SINH DIỆT cầu PHẬT THỪA KHÔNG SINH DIỆT thì KHÔNG BAO GIỜ ĐẠT ĐƯỢC
Kinh văn:
Tuyên dạy A-nan và đại chúng rằng, “Các ông quyết định phát tâm bồ-đề, đối với pháp tam-ma-đề vi diệu của chư Phật Như Lai mà không sanh tâm mệt mỏi, thì trước tiên phải rõ hai nghĩa quyết định lúc ban đầu tự giác phát tâm. Thế nào là hai nghĩa quyết định lúc mới phát tâm?”
Giảng giải:
Tuyên dạy A-nan và đại chúng rằng–Đức Phật đã chỉ dạy cho Phú-lâu-na và A-nan cùng hàng đại Bồ-tát và A-la-hán, Các ông quyết định phát tâm bồ-đề, đối với pháp tam-ma-đề vi diệu của chư Phật Như Lai mà không sanh tâm mệt mỏi. Chữ tam-ma-đề từ tiếng Sanskrit được phiên âm sang tiếng Hán có nhiều dạng, nhưng có chung một nghĩa. ‘Pháp tam-ma-đề vi diệu” là chỉ cho Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Đừng mệt mỏi. Đừng trở nên lười biếng rồi ngủ gục suốt ngày, đến nỗi không bao giờ tu tập công phu cả. Nếu quý vị giữ tinh thần và tự mình tinh tấn hằng ngày, thì quý vị sẽ không còn lười mỏi. Trước tiên phải rõ hai nghĩa quyết định lúc ban đầu tự giác phát tâm. Ông phải biết rõ về việc phát tâm bồ-đề. Có hai nghĩa quyết định. Thế nào là hai nghĩa quyết định lúc mới phát tâm? Ý nghĩa của hai tiến trình nầy là gì? Hiểu được, sẽ giúp cho quý vị nhận ra đạo lý nào là đúng đạo lý nào là sai?”
Kinh văn:
A-nan, nghĩa thứ nhất là, nếu các ông muốn xả bỏ pháp Thanh văn, tu Bồ-tát thừa, thể nhập vào tri kiến Phật, nên phải xét kỹ nhân địa lúc phát tâm và quả địa khi giác ngộ là đồng hay là khác?
Giảng giải:
A-nan, nghĩa thứ nhất là, nếu các ông muốn xả bỏ pháp Thanh văn, nếu hàng Thanh văn Duyên giác các ông muốn xả bỏ pháp Tiểu thừa và pháp Nhị thừa, tu Bồ-tát thừa, thể nhập vào tri kiến Phật, nên phải xét kỹ nhân địa lúc phát tâm và quả địa khi giác ngộ là đồng hay là khác? Ông nên quán sát thật tường tận nguyên nhân lúc mới ban đầu phát tâm bồ-đề. “Quả địa” là cảnh giới của hàng Bồ-tát. Cái nhân lúc mới phát tâm và kết quả lúc được giác ngộ là giống nhau hay khác nhau?
Kinh văn:
A-nan, nếu ở nhân địa, lấy tâm sanh diệt làm nhân chính tu tập, mà cầu Phật thừa không sanh không diệt, thì chuyện ấy không bao giờ có.
Giảng giải:
A-nan, nếu ở nhân địa, lúc ban đầu mà ông phát tâm bồ-đề, lấy tâm sanh diệt, tức là thức thứ sáu, làm nhân chính tu tập, mà cầu Phật thừa không sanh không diệt. Nếu ông cứ đem tâm ý thức phân biệt, đối tượng của sinh diệt, mà làm nền tảng cho việc tu đạo và mong thành tựu quả vị Phật, chứng nhập niết-bàn với bốn đức thường lạc ngã tịnh, thì ông sẽ không bao giờ đạt được. Hoàn toàn không có chuyện đó.